Quy trình thủ tục kê khai thuế: Tính ổn định, minh bạch, rõ ràng của quy trình và thủ tục như các quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế. Sự ổn định và mức độ minh bạch cao s làm giảm chi phí tuân thủ và giảm rủi ro do tham nhũng và sự phiền hà cho DN, từ đó giúp NNT nâng cao sự tuân thủ thuế.
Luật thuế: tính phức tạp của các luật thuế và các đặc điểm không mong muốn khác của CST, ví dụ như cấu trúc thuế suất quá cao hay hệ thống xử phạt các hành vi không tuân thủ, vi phạm pháp luật thuế hoạt động không hiệu quả là những động lực để trốn thuế và tránh thuế. Tổ chức OECD (2004) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các công ty tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế độ thuế rất phức tạp.
B.Kamleitner và ctg (2010) cho rằng sự không tuân thủ thuế của các DN nhỏ còn phát sinh từ sự thiếu hụt kiến thức do sự phức tạp của các báo cáo tài chính cũng như quy định của từng hệ thống thuế riêng biệt. Luật thuế có xu hướng thay đổi thường xuyên, phức tạp hơn và mập mờ hơn. Để tuân thủ thuế đòi hỏi DN phải có kiến thức về thuế và những biện pháp tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc tiếp thu kiến thức về thuế lại rất tốn kém thời gian và tiền bạc, đối với chủ DN nhỏ chi phí tuân thủ lại rất cao trong bối cảnh thu nhập của họ vẫn còn thấp. Như vậy, việc không
tuân thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế. Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế. Kiến thức chung dường như được sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ. Ngược lại, kiến thức cụ thể về thuế có xu hướng dẫn họ đến việc gia tăng tính tuân thủ, bởi vì việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng như biết cách làm thế nào để không vi phạm.
Các hình thức khuyến khích sự tuân thủ thuế:
Theo Kirchker và ctg (2001), sự tuân thủ thuế có thể cải thiện bằng tiền đối với DN. Phần thưởng là sự thay thế cho hình phạt, cung cấp động cơ cho sự tuân thủ thuế dựa trên cơ sở phân tích lợi ích kinh tế của sự tuân thủ thuế và tác động của hiệu ứng thu nhập. Các phần thưởng được đưa đến cho đối tượng do hoàn thành nghĩa vụ thuế, làm thay đổi giá cả tương đối của sự tuân thủ thuế và thúc đẩy sự tuân thủ hơn là sự không tuân thủ. Do vậy, tác động của hiệu ứng thu nhập phải đủ lớn tức là giá trị phần thưởng phải đủ lớn để thúc đẩy sự tuân thủ.
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT:
Theo Chen Loo & Keng Ho (2005), NNT tuân thủ thuế khi tất cả những nghĩa vụ thuế của họ được tính toán một cách chính xác. NNT phải có thẩm quyền hiểu pháp luật về thuế và thủ tục hành chính, đưa ra sự phức tạp, không chắc chắn, mơ hồ của pháp luật về thuế, quy tắc và thủ tục hành chính. NNT nếu không hiểu rõ về luật thuế có khả năng kê khai nộp thuế không đầy đủ, nộp thiếu thuế, gian lận thuế. CQT phải tăng cường nhân lực hỗ trợ NNT hiểu rõ quy định, thủ tục hành chính để giải quyết các vấn đề về thuế một cách chính xác.
Tuyên truyền hỗ trợ là nhân tố tác động rất lớn đến hành vi tâm lý xã hội của DN, nâng cao đạo đức, tinh thần thuế và kiến thức về thuế cho DN từ đó tăng cường sự tuân thủ thuế tự nguyện và đầy đủ. Tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ thuế s giúp DN giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về quy định của luật thuế cũng như quy trình tuân thủ. Những dịch vụ nghèo nàn, khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho chi phí tuân thủ thuế cao, đặc biệt là đối với các DNVVN và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản của trốn thuế.