Lý thuyết về tuân thủ thuế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 26)

2.2.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế:

Theo Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991), tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án. Trong khi theo Hamm (1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là NNT nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án.

Theo Marti (2000), tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp để xác định. Đơn giản chỉ cần hiểu rằng tuân thủ thuế liên quan đến việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật một cách tự nguyện và đầy đủ.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), tuân thủ là việc chấp hành nghĩa vụ của NNT theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.

Tuân thủ pháp luật thuế của NNT thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT. Khi tuân thủ pháp luật thuế của NNT được nâng cao, rõ ràng, chính sách pháp luật thuế đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mong muốn. Suy cho cùng, tính đúng đắn hay tiên tiến của chính sách thuế, tính hiệu quả của công tác quản lý thuế thể hiện rất rõ ở thực trạng chấp hành pháp luật thuế và của NNT.

Tại một số nước, quan niệm về tuân thủ của NNT căn cứ theo nghĩa vụ của NNT: tuân thủ trong việc đăng ký thuế; tuân thủ trong việc nộp hồ sơ khai thuế; tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác; tuân thủ trong việc

nộp thuế. Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là không tuân thủ và mức độ tuân thủ là không giống nhau.

Nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) đã đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế như là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian .

Hành vi không tuân thủ thuế:

Nếu NNT không thực hiện một trong các nghĩa vụ: đăng ký thuế; khai thuế kịp thời và nộp các thông tin cần thiết về hồ sơ thuế, báo cáo đầy đủ, chính xác các thông tin (kết hợp lưu giữ hồ sơ); nộp thuế đúng hạn thì có thể coi là NNT không tuân thủ thuế. Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác nhau. Nguyên nhân của sự không tuân thủ thuế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: NNT không hiểu biết về luật thuế, không thực hiện đầy đủ lưu giữ chứng từ kế toán, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị khác nhau, do chính sách thuế phức tạp..., từ đó ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của NNT.

2.2.2 Phân loại tuân thủ thuế: Tuân thủ thuế: Tuân thủ thuế:

Theo Trần Huy Trường (2014), nếu coi sự tuân thủ thuế của DN là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật pháp một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian, thì hành vi tuân thủ thuế của DN có thể được nhìn nhận một cách toàn diện theo mô hình các cấp độ tuân thủ thuế.

Các cấp độ tuân thủ của DN thể hiện mức độ chấp nhận hoặc từ chối nghĩa vụ thuế hay thái độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN. Tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN hiện nay được thể hiện dưới 4 mức độ:

Bảng 2. 2 Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế

Nộp đủ Đúng thời gian Tự nguyện

Từ chối - - -

Miễn cưỡng + - -

Chấp nhận + + -

(1) Nhóm NNT cam kết tuân thủ, đây là những NNT cảm thấy hài lòng với quy trình quản lý thuế, tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ;

(2) Nhóm NNT chấp nhận tuân thủ, gồm những NNT thực hiện theo những yêu cầu quản lý thu thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế;

(3) Nhóm miễn cường tuân thủ, có sự đối đầu với cơ quan thuế;

(4) Nhóm từ chối tuân thủ, gồm những trường hợp hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế.

Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ được thể hiện qua các chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện. Theo đó, cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ, nộp đúng thời gian, tự nguyện. Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian. Cấp độ “miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số nộp đủ, cấp độ “từ chối” được thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém.

Dựa vào mức độ tuân thủ thuế có thể chia thành hai loại là tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát.

Tuân thủ tự nguyện:

Theo James,S.; Alley,C, (1999); “có câu hỏi đặt ra là sự tuân thủ có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu NNT tuân thủ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai, thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so mức phải nộp theo luật định. Vì vậy quan điểm cho rằng CQT quản lý thành công khi gia tăng được sự tuân thủ tự nguyện của NNT mà không cần dùng đến các hình thức kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở hoặc lo sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính”.

Tuân thủ có kiểm soát: theo Nguyễn Thị Hồng Việt (2015), quan điểm truyền

thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Nếu có sự ràng buộc, nhắc nhở hay có chế độ kiểm soát thì NNT mới chấp hành. Tuy nhiên mức độ chấp hành là khác

nhau. Dựa vào phạm vi nghĩa vụ tuân thủ có thể chia thành các khâu: Đăng ký thuế; Kê khai thuế; Nộp thuế.

2.3 Nội dung quản lý tuân thủ thuế của Doanh nghiệp:

Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 12 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định :

“Điều 7. Nghĩa vụ của NNT

1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại NH thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định”

2.3.1 Tuân thủ về đăng ký, kê khai thuế:

NNT sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở kế hoạch đầu tư phải liên hệ với CQT để nhận thông báo mục lục ngân sách đối với trường hợp cấp lần đầu, xác nhận thông tin của NNT. Việc đăng ký, kê khai thuế được quy định tại điều 22 và điều 27 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

2.3.2 Tuân thủ về kê khai thuế:

Hiện nay, tại CCT Tp.TDM bắt buộc 100% NNT phải thực hiện kê khai thuế qua mạng (không nộp trực tiếp tại CQT). NNT có trách nhiệm phải kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực các chỉ tiêu trên tờ khai và gửi tờ khai qua mạng đúng hạn. Việc kê khai thuế được thực hiện theo quy định tại điều 30, 32 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

2.3.3 Tuân thủ về kiểm tra thuế: bao gồm kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan QLT.

- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan QLT được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT và hình thức kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT.

- Nghĩa vụ của NNT trong kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan QLT;

b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;

d) Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.

2.3.4 Tuân thủ về nộp thuế:

NNT nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế đã kê khai bằng cách chuyển khoản hoặc

thông qua dịch vụ nộp thuế điện tử đã được CQT triển khai thông qua chương trình kê khai thuế qua mạng. Tuân thủ về nộp thuế theo quy định tại điều 42 Luật QLT số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế:

Hình 2. 1: Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Trong cơ chế tự khai tự nộp thuế, NNT phải hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, tự kê khai, tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho CQT trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần sự xác nhận trực tiếp của CQT. Trên cơ sở số thuế đã kê khai, NNT chủ động nộp tiền thuế vào NSNN. Đồng thời, NNT được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng dẫn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho họ tự giác tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế theo quy định.

Theo Võ Đức Chín (2011), sự tuân thủ thuế của NNT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Hành vi tuân thủ thuế của NNT không phải là một yếu tố độc lập, bất biến mà nó chịu tác động của nhiều yếu tố như đặc điểm hoạt động của DN, đặc điểm hoạt động kế toán, chính sách thuế... CQT cần xác định rõ những những yếu tố tác động đến sự tuân thủ, mối quan hệ giữa các yếu tố này cũng như sự tác động kết hợp giữa chúng đến sự tuân thủ của DN nhằm tìm ra biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Sự phức tạp của những yếu tố tác động đến sự tuân

Nhiệm vụ CQT, các tổ chức cung cấp dịch vụ thuế Hỗ trợ, hướng dẫn NNT

NTT lưu giữ sổ sách kế toán NNT tính thuế

NNT lập tờ khai thuế NNT nộp tờ khai đúng hạn NNT nộp thuế theo mức tự tính

Kiểm tra đơn giản

Thanh tra thuế đối với một số trường hợp chọn lọc Nhiệm vụ của NNT Nhiệm vụ của CQT

thủ thuế và mối quan hệ giữa những yếu tố này đòi hỏi CQT phải thực hiện cam kết thực hiện lâu dài các chiến lược tăng cường tuân thủ thuế .

2.4.1 Nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN:

Quy mô DN:

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), DN có thể được phân thành 3 nhóm theo tiêu chí về quy mô (quy mô có thể được phân loại theo doanh thu, theo số lao động, theo tài sản, theo tổng giá trị sản xuất). Mỗi nhóm DN theo quy mô có đặc điểm riêng về hành vi tuân thủ thuế.

- Nhóm DN lớn: là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN, đây là nhóm tuân thủ thuế tốt do có bộ máy kế toán hoàn chỉnh, thời gian hoạt động dài, nắm bắt các kiến thức thuế tốt và tuân thủ theo yêu cầu của CQT quản lý. Tuy nhiên, nếu DN này có tinh thần thuế yếu thì thường sử dụng các phương pháp tinh vi để tối thiểu hóa thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế.

- Nhóm DN quy mô vừa và nhỏ: là nhóm hạn chế trong việc lưu giữ các SSKT. Để tiết kiệm chi phí, các DNVVN thường thuê nhân viên kế toán kiêm các vị trí khác nhau dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, chồng chéo. Các DNVVN có hoạt động kinh doanh đơn giản, với đặc trưng là vốn ít, số thu NSNN trên một đơn vị DN thấp. Việc tổ chức bộ máy và quản trị DN đơn giản, việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng ở mức độ hạn chế dẫn đến ảnh hưởng hành vi tuân thủ thuế.

Loại hình sở hữu:

Bản chất và phạm vi tuân thủ thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác nhau. Ví dụ giữa DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu, giữa DN tư nhân và DN nhà nước.

Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro trong tuân thủ thuế của DN. Kinh nghiệm qua công tác quản lý thu thuế cho thấy các DN có hình thức sở hữu tư nhân thì có rủi ro về tuân thủ thuế cao hơn các loại hình công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay công ty nhà nước.

Thời gian hoạt động của DN:

Có mối liên hệ rất rõ về mức độ tuân thủ giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau. Các DN mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh thường thiếu kiến thức về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy họ thường là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ dự tính. Các DN có thời gian hoạt động lâu năm thường đã có thương hiệu, có hệ thống kế toán ổn định, hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Vì vậy nếu tinh thần thuế tốt, họ là những đối tượng sẵn sàng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Nhưng khi tinh thần thuế yếu, các DN này cũng thường sử dụng những hình thức tinh vi phức tạp và thường tránh thuế hơn là trốn thuế.

Hình thức tổ chức quản lý DN:

Quản lý trực tuyến, phân quyền hẹp : Đây là kiểu cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó quyền điều hành do chủ DN nắm giữ, mô hình này dễ xảy ra việc không tuân thủ thuế đầy đủ nếu chủ DN không có trình độ và ý thức tuân thủ thuế.

Quản lý phân quyền có sự kiểm soát lẫn nhau, việc không tuân thủ thuế một cách có hệ thống ít xảy ra, mỗi khâu có sự phân công và chịu trách nhiệm với công việc được phân công một cách rõ ràng nên việc tuân thủ thuế tương đối tốt.

Hoạt động giao dịch qua ngân hàng:

Hiện nay các DNVVN vẫn sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch là chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)