Đối với nhân tố Quan điểm về chấp hành thuế của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 116 - 117)

Bảng 5. 7: Trung bình các biến của yếu tố “Quan điểm về chấp hành thuế của DN”

Ký hiệu biến Mô tả Giá trị trung bình

QDDN1 Mức thuế suất 3.81

QDDN2 Tuân thủ thuế là nghĩa vụ và quyền lợi

của DN 3.82

QDDN3 Danh tiếng của DN 3.8

NNT 3.81

Đây là yếu tố ít ảnh hưởng nhất trong 6 yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của DNVVN ( = 0.127), tuy nhiên đây là yếu tố được NNT đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 3.81. Trong đó, biến quan sát “Tuân thủ thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của DN” được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất (điểm trung bình 3.82). Điều này cho thấy DN có xu hướng cho rằng sự tuân thủ thuế cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, khi NNT nhận thức được việc tuân thủ thuế là quyền và nghĩa vụ của NNT, phù hợp với việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức QLT được CQT xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT.

Bên cạnh đó, mức thuế suất là nhân tố được đánh giá có tác động đến sự tuân thuế của DN. Theo kết quả khảo sát, DN cho rằng thuế suất càng cao có xu hướng tuân thủ thuế càng giảm. Trong thực tế, phần lớn các DN đều mong muốn hạ mức thuế suất TNDN xuống tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp tích cực sản xuất, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Nếu thuế suất vẫn ở mức cao s nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình đóng thuế, gây thất thu cho NSNN. Còn với những DN làm ăn đàng hoàng thì lại bị giảm sức cạnh tranh.

Mức thuế:

Đối với thuế GTGT: sửa đổi theo hướng chỉ còn 01 mức thuế suất (không kể mức

thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế đặc thù của quốc gia.

Đối với thuế thu nhập DN: điều chỉnh giảm mức thuế suất chung để thu hút đầu tư

tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Tăng cường tuân thủ tự nguyện:

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hệ thống QLT nào cũng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu thuế không phải là mục tiêu chính của QLT.

Để đạt được mục tiêu này, CQT cần nâng cao nhận thức của NNT, tuyên truyền cho họ hiểu rằng nếu không tuân thủ thì s bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Đồng thời, CQT cũng cần tích cực nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, tuyên truyền, cung cấp thông tin và hỗ trợ NNT nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của cộng đồng DN và xã hội trong việc tự nguyện tuân thủ các nghĩa vụ thuế, đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)