Phân loại tuân thủ thuế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 27 - 29)

đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian .

Hành vi không tuân thủ thuế:

Nếu NNT không thực hiện một trong các nghĩa vụ: đăng ký thuế; khai thuế kịp thời và nộp các thông tin cần thiết về hồ sơ thuế, báo cáo đầy đủ, chính xác các thông tin (kết hợp lưu giữ hồ sơ); nộp thuế đúng hạn thì có thể coi là NNT không tuân thủ thuế. Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác nhau. Nguyên nhân của sự không tuân thủ thuế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: NNT không hiểu biết về luật thuế, không thực hiện đầy đủ lưu giữ chứng từ kế toán, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị khác nhau, do chính sách thuế phức tạp..., từ đó ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của NNT.

2.2.2 Phân loại tuân thủ thuế: Tuân thủ thuế: Tuân thủ thuế:

Theo Trần Huy Trường (2014), nếu coi sự tuân thủ thuế của DN là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật pháp một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian, thì hành vi tuân thủ thuế của DN có thể được nhìn nhận một cách toàn diện theo mô hình các cấp độ tuân thủ thuế.

Các cấp độ tuân thủ của DN thể hiện mức độ chấp nhận hoặc từ chối nghĩa vụ thuế hay thái độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN. Tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN hiện nay được thể hiện dưới 4 mức độ:

Bảng 2. 2 Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế

Nộp đủ Đúng thời gian Tự nguyện

Từ chối - - -

Miễn cưỡng + - -

Chấp nhận + + -

(1) Nhóm NNT cam kết tuân thủ, đây là những NNT cảm thấy hài lòng với quy trình quản lý thuế, tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ;

(2) Nhóm NNT chấp nhận tuân thủ, gồm những NNT thực hiện theo những yêu cầu quản lý thu thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế;

(3) Nhóm miễn cường tuân thủ, có sự đối đầu với cơ quan thuế;

(4) Nhóm từ chối tuân thủ, gồm những trường hợp hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế.

Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ được thể hiện qua các chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện. Theo đó, cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ, nộp đúng thời gian, tự nguyện. Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian. Cấp độ “miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số nộp đủ, cấp độ “từ chối” được thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém.

Dựa vào mức độ tuân thủ thuế có thể chia thành hai loại là tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát.

Tuân thủ tự nguyện:

Theo James,S.; Alley,C, (1999); “có câu hỏi đặt ra là sự tuân thủ có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu NNT tuân thủ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai, thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so mức phải nộp theo luật định. Vì vậy quan điểm cho rằng CQT quản lý thành công khi gia tăng được sự tuân thủ tự nguyện của NNT mà không cần dùng đến các hình thức kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở hoặc lo sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính”.

Tuân thủ có kiểm soát: theo Nguyễn Thị Hồng Việt (2015), quan điểm truyền

thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Nếu có sự ràng buộc, nhắc nhở hay có chế độ kiểm soát thì NNT mới chấp hành. Tuy nhiên mức độ chấp hành là khác

nhau. Dựa vào phạm vi nghĩa vụ tuân thủ có thể chia thành các khâu: Đăng ký thuế; Kê khai thuế; Nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)