Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 68)

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: xác định mục tiêu nghiên cứu, tìm cơ sở lý thuyết và một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến tính tuân thủ thuế của DN. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình chấp hành đăng ký, kê khai và nộp thuế thực tế của các DN đang hoạt động tại TP Thủ Dầu Một để xác định thang đo nháp ban đầu, tiếp đến là nghiên cứu sơ bộ, thực hiện thảo luận nhóm (với cỡ mẫu n = 10) để hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi đã xây dựng với cỡ mẫu n = 250. Sau khi thu thập thông tin từ phiếu khảo sát s tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, dựa vào kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tính hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết, kiểm định sự khác biệt.

Bảng 3. 11: Thiết kế nghiên cứu

Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn thử 10 người

2 Chính thức Định lượng

Phỏng vấn chính thức qua bảng câu hỏi.

Xử lý, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS16

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Nghiên cứu khám phá: phỏng vấn thử 10 người Hiệu chỉnh Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức: định lượng (n=250 người) Cronback alpha Kiểm định sự phù hợp của mô hình. Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân

tố Nhân tố phân tích khám

phá EFA

Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ.

- Loại các biến số có trọng số EFA nhỏ.

- Kiểm tra yếu tố trích được. - Kiểm tra phương sai trích được.

Hình 3. 5: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế 3.6.1 Nghiên cứu định tính

Nhằm tăng thêm tính chặt ch của bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thực hiện phỏng vấn thử 10 cá nhân là các cán bộ thuế có kinh nghiệm và đại diện của DN chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về thuế (chủ sở hữu, quản lý, kế toán viên) giúp điều chỉnh mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó, phiếu khảo sát được hoàn chỉnh (xem phụ lục 1) và được gửi đến các DN.

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điều tra để tiến hành khảo sát mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN.

Từ các nhân tố ban đầu đã được trình bày ở bảng 2.3, thang đo nháp đưa ra

gồm 6 yếu tố với 24 biến quan sát (phụ lục 1). Thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng cách thảo luận nhóm với một vài nhân viên nhằm điều chỉnh thang đo và bổ sung thêm các biến quan sát, thành phần thảo luận gồm 10 người theo nội dung đã chuẩn bị trước.

Tham gia thảo luận bao gồm: 5 cán bộ lãnh đạo đội thuế và 5 nhân viên ở 5 đội thuế khác nhau.

Các thông tin thảo luận xoay quanh các vấn đề sau: Xác định xem những người tham gia thảo luận hiểu như thế nào về tính tuân thủ thuế của DNVVN và theo họ, những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DNVVN? Những điều gì chưa được đề cập đến trong bảng câu hỏi? Cần bổ sung những gì trong nội dung của các câu hỏi? (Xem phụ lục 1)

Mục tiêu: đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của DNVVN tại Thành phố Thủ Dầu Một.

Căn cứ vào kết quả của nghiên cứu sơ bộ này tác giả s đưa ra bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu chính thức.

3.6.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đề xuất:

Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về đề tài tuân thủ thuế như nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung (2015), Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Việt (2015). Các nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, đặc biệt các tác giả đã mở rộng nhận thức về những yếu tố khác ngoài kinh tế tác động đến ý thức tuân thủ thuế của người nộp như yếu tố xã hội, tâm lý. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây và bằng nghiên cứu khám phá của mình, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế với 7 nhân tố: bao gồm nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của DN, nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán của DN, nhóm nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của DN, nhóm nhân tố chính sách thuế, nhóm nhân tố quan điểm về chấp hành thuế của DN, nhóm nhân tố xác suất bị kiểm tra thuế của DN. Mô hình nghiên cứu lý thuyết được trình bày ở Hình 3.6 sau đây:

Hình 3. 6: Mô hình nghiên cứu chính thức.

Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:

Bảng 3. 12: Các giả thuyết từ mô hình khảo sát

Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng

H1 Nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của DN có ảnh hưởng

đến sự tuân thủ thuế của DN. +

H2 Nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán của DN có ảnh

hưởng đến tính tuân thủ thuế của DN. +

H3 Nhóm nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của DN có ảnh

hưởng đến tính tuân thủ thuế của DN. +

H4 Nhóm nhân tố chính sách thuế có ảnh hưởng đến tính

tuân thủ thuế của DN. +

H5 Nhóm nhân tố quan điểm về chấp hành thuế của DN tốt

càng tăng mức độ tuân thủ thuế của DN. +

H6

Nhóm nhân tố xác suất bị kiểm tra thuế của DN có ảnh

hưởng đến tính tuân thủ thuế của DN. +

H1: Yếu tố Đặc điểm hoạt động của DN gồm 5 biến:

(1) Quy mô doanh nghiệp;

Nhóm nhân tố Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Nhóm nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán

Nhóm nhân tố Ý thức về nghĩa vụ thuế của DN

Nhóm nhân tố Chính sách thuế

Nhóm nhân tố Xác suất bị kiểm tra thuế của DN

Nhóm nhân tố Quan điểm về chấp hành thuế của DN

Sự tuân thủ thuế của DN

(2) Loại hình sở hữu;

(3) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp;

(4) Hình thức tổ chức quản lý doanh nghiệp;

(5) Hoạt động giao dịch qua ngân hàng.

H2: Yếu tố Đặc điểm hoạt động kế toán gồm 3 biến:

(1) Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp;

(2) Tổ chức hệ thống thông tin kế toán;

(3) Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán.

H3: Yếu tố Ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT gồm 4 biến.

(1) Mức độ hiểu biết về luật thuế, quy trình kế toán thuế;

(2) Nhận thức của NNT về tính công bằng của hệ thống thuế;

(3) Mức độ hài lòng của NNT đối với cơ quan thuế;

(4) Chi phí tuân thủ thuế.

H4: Yếu tố Chính sách thuế gồm 4 biến:

(1) Quy trình thủ tục kê khai thuế;

(2) Luật thuế;

(3) Các hình thức khuyến khích sự tuân thủ thuế;

(4) Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT.

H5: Yếu tố Quan điểm về chấp hành thuế của DN gồm 3 biến:

(1) Mức thuế suất;

(2) Tuân thủ thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp;

(3) Danh tiếng của doanh nghiệp.

H6: Yếu tố xác suất bị kiểm tra thuế của DN gồm 5 biến

(2) Xác suất bị kiểm tra;

(3) Khả năng bị phát hiện;

(4) Thuế là một gánh nặng;

(5) Lợi ích nhận được.

Biến phụ thuộc: Mức tuân thủ thuế gồm 4 biến quan sát

(1) DN của Ông (Bà) luôn thanh toán các khoản thuế;

(2) DN của Ông (Bà) luôn khai báo tất cả các khoản thu nhập chịu thuế;

(3) DN của Ông (Bà) không phát sinh nợ thuế đối với ngân sách nhà nước;

(4) DN của Ông (Bà) không có bất cứ khoản phạt nào liên quan đến thuế.

Tổng cộng thang đo gồm 7 thành phần với 28 biến quan sát. Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

Tính tuân thủ thuế của DNVVN = β0 + β1* Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp + β2 * Đặc điểm hoạt động kế toán + β3* Ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT + β4* Thành phần Chính sách thuế + β5* Quan điểm về chấp hành thuế của doanh nghiệp + β6* xác suất bị kiểm tra thuế của doanh nghiệp.

3.6.3 Mã hóa thang đo

Bảng 3. 13 Thang đo các thành phần và mã hóa thang đo

STT Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp A Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1 DD1 DN của Ông (Bà) hoàn toàn kiểm soát được các chi phí thuế của người lao động.

2 DD2 Chủ DN của Ông (Bà) có toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý DN.

3 DD3 Từ khi thành lập DN đến nay, DN của Ông (Bà)có hệ thống kế toán ổn định.

4 DD4 Tất cả hoạt động kế toán thuế của DN Ông (Bà)được giám sát chặt ch bởi người đại diện pháp luật.

5 DD5 Tất cả các giao dịch thanh toán của doanh nghiệp Ông (Bà) được thực hiện qua ngân hàng.

B Đặc điểm hoạt động kế toán

6 HDKT1 Đánh giá mức độ hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại DN của Ông (Bà)

7 HDKT2 Hệ thống sổ sách kế toán của DN Ông (Bà) được tổ chức rõ ràng, đúng quy định, chuẩn mực kế toán.

8 HDKT3 DN của Ông (Bà) thực hiện hoàn toàn kê khai và nộp thuế qua mạng.

C Ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT

9 YTT1 DN của Ông (Bà) có mức độ hiểu biết về luật thuế, quy trình kế toán thuế .

10 YTT 2 DN của Ông (Bà) hài lòng về sự công bằng của hệ thống thuế hiện nay

11 YTT3 DN của Ông (Bà) hài lòng với sự hỗ trợ của cơ quan thuế. 12 YTT4 Chi phí tuân thủ thuế của DN Ông (Bà) hiện nay là hợp lý.

D Thành phần Chính sách thuế (CST)

13 CST1 DN của Ông (Bà) có thể dễ dàng thực hiện quy trình thủ tục đăng ký, kê khai thuế theo quy định.

14 CST2 Luật thuế hiện nay quá phức tạp để DN của Ông (Bà) hiểu và thực hiện đúng quy định

15 CST3 DN của Ông (Bà) có nhu cầu cần được CQT khuyến khích sự tuân thủ thuế (tuyên dương, khen thưởng).

16 CST4 Cơ quan thuế quản lý thực hiện tốt việc tuyên truyền, hỗ trợ cho DN của Ông (Bà).

E Thành phần Quan điểm về chấp hành thuế của doanh nghiệp (QDDN)

17 QDDN1 DN của Ông (Bà) hài lòng với các mức thuế suất (GTGT, TNDN) hiện nay.

18 QDDN2 DN của Ông (Bà) ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của DN khi chấp hành các thủ tục về thuế.

19 QDDN3 Việc chấp hành thuế s ảnh hưởng đến danh tiếng của DN của Ông (Bà)

F Thành phần xác suất bị kiểm tra thuế của doanh nghiệp (KTT)

20 KTT1 Hiện nay cơ quan thuế quản lý giám sát sự tuân thủ thuế của DN

21 KTT2 Khi DN của Ông (Bà) có dấu hiệu sai phạm, cơ quan thuế s kiểm tra ngay khi phát hiện.

22 KTT3 DN của Ông (Bà) đã từng bị kiểm tra hồ sơ thuế rồi nhưng vẫn khả năng bị kiểm tra hồ sơ thuế trong lần tiếp theo.

23 KTT4 Thuế là một gánh nặng, làm giảm đáng kể thu nhập nhận được của DN của Ông (Bà).

24 KTT5 DN của Ông (Bà) nhận được lợi ích nếu trốn thuế thành công lớn hơn khả năng bị phát hiện và mức phạt cho hành vi trốn thuế đó.

G Mức tuân thủ thuế (TTT)

25 TTT1 Nhìn chung DN của Ông (Bà) luôn thanh toán các khoản thuế. 26 TTT2 Nhìn chung DN của Ông (Bà) luôn khai báo tất cả các khoản thu

nhập chịu thuế.

27 TTT3 Nhìn chung DN của Ông (Bà)không phát sinh nợ thuế đối với ngân sách nhà nước.

28 TTT4 Nhìn chung DN của Ông (Bà) không có bất cứ khoản phạt nào liên quan đến thuế.

3.6.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:

Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN, phiếu khảo sát được thiết kế gồm 3 phần:

Phần I: Các thông tin chung nhằm phân loại DN.

Phần II: Các câu hỏi để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DNVVN.

Phần III: Một số ý kiến khác (nếu có).

Phiếu khảo sát sau khi thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử 10 cá nhân, bao gồm: 7 cán bộ thuế có chuyên môn và 3 đại diện DN lên liên hệ công tác tại CCT để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó, phiếu khảo sát được hoàn chỉnh và được gửi đến các DN.

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần trong thang đo đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm với các lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:

(1) Rất không đồng ý/ rất không hoàn thiện/ rất không am hiểu/rất không hài lòng/ ảnh hưởng rất xấu/ khả năng bị kiểm tra rất thấp/ giảm rất nhiều/ rất không đúng thời gian/ rất không chính xác.

(2) Không đồng ý/ không hoàn thiện/ không am hiểu/ không hài lòng/ không đồng ý/ ảnh hưởng xấu/ khả năng bị kiểm tra thấp/ giảm nhiều/ không đúng thời gian/ không chính xác.

(3) Bình thường/ không ý kiến.

(4) Đồng ý/ hoàn thiện/ am hiểu/ hài lòng/ ảnh hưởng tốt/ khả năng bị kiểm tra cao/ giảm rất ít/ đúng thời gian/ chính xác.

(5) Rất đồng ý/ rất hoàn thiện/ rất am hiểu/ rất hài lòng/ ảnh hưởng rất tốt/ khả năng bị kiểm tra rất cao/ giảm ít/ đúng thời gian/ chính xác.

Nội dung biến quan sát của từng thành phần thang đo được hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Chi cục Thuế Thành phố Thủ Dầu Một và đưa vào bảng hỏi khảo sát (Xem phụ lục 1)

3.7 Nghiên cứu định lượng

3.7.1 Đánh giá độ tin cậy các thang đo

Tiến hành đánh giá độ tin cậy các thang đo để loại bỏ các biến rác, không phù hợp trong nghiên cứu. Việc kiểm tra sử dụng hai chỉ số là: hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation).

-Hệ số Cronbach Alpha: là một phép kiểm định thống kê về mức chặt ch mà

các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau. Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới hoặc đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

-Hệ số tương quan biến tổng: là hệ số cho biết mức độ tương quan giữa các

biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Theo Nunnally (1994) thì hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3.

3.7.2 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để giảm bớt dữ liệu, giúp ta “rút trích” từ các biến quan sát thành phần thành một số biến tổng hợp (gọi là nhân tố hay thành phần) với mục đích làm cho chúng có ý nghĩa hơn mà vẫn chứa đựng được hầu hết các nội dung thông tin của tập biến ban đầu.

Khi tiến hành phân tích nhân tố EFA cần xem xét đến giá trị của KMO, kiểm định Bartlett và phương sai trích.

KMO (Kaiser – Meyer –Olkin) là chỉ tiêu dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu giá trị KMO: 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu KMO <0.5 thì dữ liệu phân tích nhân tố có khả năng là không thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.

Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): Là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Với cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.75 (Hair, Anderson, Tatham và Black; 2008).

Giá trị tổng phương sai trích cho biết các nhân tố được trích giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của các biến quan sát, giá trị yêu cầu phải ≥ 50%.

Cách thức thực hiện: sử dụng phương pháp trích nhân tố là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố là Eigenvalues. Chỉ giữ lại những nhân tố có giá trị Eigenvalues > 1. Tiến hành loại các biến số có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.55 và tổng phương sai trích ≥ 50%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)