Đổi mới tư duy đối ngoạ

Một phần của tài liệu la1 (Trang 71 - 75)

Tình hình thế giới, khu vực vào những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh chính sách, chiến lược đối ngoại của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối ngoại cho phù hợp. Từ định hướng coi “đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại”, Đảng đã từng bước chuyển sang đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại. Từ chỗ chú trọng nhân tố chính trị - quân sự, sang ưu tiên cho nhân tố kinh tế, giữ vững hòa bình, độc lập và phát triển. Điểm khởi đầu cho sự đổi mới tư duy đối ngoại này được đánh dấu từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng và Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị năm 1988, khi khẳng định mục tiêu cao nhất của Đảng và nhân dân Việt Nam là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây

dựng, phát triển kinh tế. Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khi bàn về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này, một học giả nước ngoài đã nhận xét: “Trong suốt nửa thập kỷ 80, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các chuyển biến lớn trong nhận thức về chính sách đối ngoại... chuyển từ đường lối đối ngoại mang đậm tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia và tư tưởng chính trị thực tế” [174, tr.1].

Vào đầu thập niên 90 thế kỷ XX, thế giới lại có những biến động mới đòi hỏi Việt Nam cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế để có sự chỉ đạo phù hợp về đối ngoại nhằm giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá tình hình thế giới, khu vực và nhiệm vụ cách mạng trong nước, đi đến tuyên bố thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [32, tr.147], mở ra bước đột phá trong quan hệ đối ngoại. Đại hội xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại là: “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi” [32, tr.119]. Như vậy, việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam là nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững hòa bình, ổn định, phục vụ mục tiêu phát triển. Vì vậy, Việt Nam chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước anh em trên bán đảo Đông Dương; phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, tích cực xây dựng khu vực này thành khu vực hòa bình và hợp tác; phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát triển; mở rộng hợp tác cùng có lợi với các nước phát triển.

Để cụ thể hóa chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng chủ trương: “Tiếp tục thực hiện chính sách đối

ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [33, tr.41]. Đại hội nhấn mạnh mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Trên cơ sở quan điểm của Đại hội lần thứ VII và VIII, Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đã bổ sung, phát triển thành: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [34, tr.119]. Sự bổ sung và phát triển mới này vừa thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mong muốn chân thành sẽ là bạn với những ai mong muốn là bạn của Việt Nam, đồng thời biểu thị thái độ trách nhiệm cao của nước ta trong quan hệ quốc tế. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm này khi khẳng định: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [36, tr.112]. Đến Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng nêu rõ: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [38, tr.83-84]. Và tinh thần này tiếp tục được khẳng định, nhấn mạnh tại Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng khi khẳng định: “... là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,... nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [39, tr.35]. Có thể nói, từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy”, “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế là cả một quá trình bổ sung, hoàn thiện đường lối đối ngoại, thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại qua mỗi thời kỳ lịch sử, tiến kịp với sự phát triển của thời đại, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.

Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong tư duy, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam còn thể hiện trong nhận thức mới về hợp tác và đấu tranh, từ quan niệm “địch - ta”, chuyển sang cách nhìn nhận có tính biện chứng về đối tác và đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc trong từng hoàn cảnh cụ thể. Theo đó, những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Và bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đều là đối tượng đấu tranh. Với sự nhìn nhận biện chứng này thì trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của Việt Nam nên cần có biện pháp và hình thức đấu tranh thích hợp; còn trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác. Có thể nói, sự nhạy bén, kịp thời đổi mới tư duy đối ngoại, nhìn nhận mới về “hợp tác và đấu tranh”, “đối tác và đối tượng” của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều hướng đến phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.

Về hội nhập quốc tế, Đảng cũng từng bước nhận thức thực tế hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ “phá thế bao vây, cấm vận” tiến đến “hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới”, và tiếp theo là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” một cách toàn diện. Theo đó, Việt Nam không ngừng phát triển quan hệ với các nước XHCN, các nước bạn bè truyền thống và quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, đổi mới tư duy đối ngoại còn giúp Việt Nam thấy rõ quan hệ giữa các nước lớn với nhau, quan hệ giữa các nước lớn với các nước nhỏ, cũng như quan hệ giữa các nước láng giềng. Đó là những quan hệ chằng chịt, phức tạp đòi hỏi phải có chính sách đối ngoại mềm dẻo, cùng với sự ứng biến khéo léo với tinh thần bảo vệ bằng được độc lập dân tộc, lợi ích quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển.

Trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại là vì độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đối tượng mà Việt Nam có quan hệ. Đồng thời, kiên trì giữ vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất và CNXH,

bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Và được cụ thể hóa bằng bốn nguyên tắc chủ yếu: một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hai là, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi [46, tr.84]. Giữ vững các nguyên tắc đối ngoại cơ bản này trong suốt quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới và công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, nhất là trong đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo với các nước liên quan.

Có thể nói, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có nhiệm vụ khác khau, nhưng mục tiêu cao nhất, xét đến cùng là nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Vì vậy, sự nhanh nhạy và kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong đổi mới tư duy đối ngoại và từng bước hoàn thiện đường lối đối ngoại đổi mới, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, phù hợp với những biến đổi nhanh chóng, liên tục của tình hình thế giới, gắn chặt hơn với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là hết sức cần thiết. Từ đó, Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, tham gia và phát huy tốt vai trò tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như: Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, ARF, ASEM... Nhờ vậy, Việt Nam tận dụng được các nguồn lực của thế giới để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mặt khác, duy trì được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nền độc lập của dân tộc.

Một phần của tài liệu la1 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w