Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu la1 (Trang 97 - 100)

Cùng với quá trình tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Campuchia, giải tỏa căng thẳng quan hệ với các nước khu vực, đấu tranh với Mỹ và Trung Quốc để đi đến bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

Thứ nhất, về quan hệ song phương, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ với một số nước và vùng lãnh thổ.

Với Nhật Bản, từ cuối thập kỷ 70, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đã đình chỉ tài trợ kinh tế cho Kiệt (3-1993), chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười (4-1995), và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (12-1995). Về phía Nhật Bản, tháng 8-1994, Thủ tướng Murayama cũng sang thăm chính thức Việt Nam. Thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước làm tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Với Hàn Quốc, ngày 9-10-1992, Hàn Quốc lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và hơn một tháng sau Việt Nam lập Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc. Sự kiện

quan trọng đánh dấu bước phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là ngày 22-12- 1992, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tháng 5-1993, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Hàn Quốc, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam tới nước này. Hai bên đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư, về thương mại và hợp tác hàng không,... Đánh giá về quan hệ hai nước trong dịp kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-

1997), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhận xét: “Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao một thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợp tác lại phát triển nhanh như vậy” [18, tr.119]. Sự phát triển nhanh và vững chắc của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc những năm sau đó là minh chứng xác thực cho nhận xét trên.

Với Ốtxtrâylia, tháng 10-1991, Chính phủ Ốtxtrâylia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam và Ốtxtrâylia là nước đầu tiên đã xé hàng rào cấm vận của Mỹ với dự án giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống viễn thông [82, tr.363], chấm dứt thời kỳ băng giá kéo dài trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia suốt thập niên 1980. Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là việc lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Võ Văn Kiệt viếng thăm Ốtxtrâylia (5-1993). Chuyến viếng thăm mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Ốtxtrâylia thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, Hội đồng kinh doanh thương mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên hoạt động có hiệu quả; tại các diễn đàn đa phương, phía Ốtxtrâylia hỗ trợ Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN.

Với Liên bang Nga, ở thời kỳ trước năm 1991, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô được đặt lên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã (12-1991), Liên bang Nga là người kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ quốc tế của Liên Xô [65, tr.153]. Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam từng bước khôi phục, phát triển và đổi mới quan hệ Việt - Nga. Sự kiện Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức Liên bang Nga (6-1994) và hai nước ký

Hiệp ước về Nguyên tắc quan hệ giữa hai nước và ba Hiệp định hợp tác kỹ thuật hai bên, đánh dấu sự khôi phục và phát triển quan hệ hai nước. Từ giữa năm 1994, trên cơ sở Hiệp ước đã ký kết, Liên bang Nga đã có những điều chỉnh quan trọng trong quan hệ với Việt Nam. Quan hệ giữa hai nước cũng theo đó ngày càng phát triển.

Thứ hai, về ngoại giao đa phương, thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, như: Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),... chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề Campuchia. Những hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và một số nước đối với Việt Nam. Từ sau năm 1991, trong hệ thống mới, với chính sách đúng đắn, hoạt động kịp thời, mục tiêu là tạo ngoại lực để đem lại thành công cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, Việt Nam đã có những hoạt động ngoại giao đa phương thiết thực.

Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như: Ngân hàng thế giới - WB (1993), Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (1993), Ngân hàng phát triển châu Á - ADB (1993). Đồng thời, Việt Nam tham gia vào các tổ chức, diễn đàn, hiệp định khu vực như: Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương - PECC (1- 1995), gia nhập ASEAN và tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA (7- 1995). Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia đầy đủ các công ước của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề an ninh phi truyền thống và nhiều công ước hội nghị về môi trường; tham gia Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol-1991), cảnh sát các nước ASEAN (Aseanapol-1995),... Nhờ đó, Việt Nam đã tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam xác định hoạt động đối ngoại là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là mục tiêu tối thượng, nhưng biện pháp thực hiện luôn mềm dẻo, linh hoạt để xử lý các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, gắn bó, thuỷ chung vốn đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc

mình nhằm giành được những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đề cao lợi ích dân tộc, song không thi hành các chính sách dân tộc cực đoan mà đặt nó trong mối quan hệ thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, giữa các yếu tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chính sách đối ngoại đó của Việt Nam đã truyền tải được một cách rõ nét nhất thông điệp hữu nghị, yêu chuộng hòa bình và được cộng đồng quốc tế trân trọng. Nhờ đó, Việt Nam đã khai thông được sự bế tắc trong quan hệ với các nước, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với thế giới. Các nước trên thế giới tăng cường trao đổi thương mại, tiếp tục viện trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế, ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lên án sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam. Chính nhờ sự giúp đỡ quý báu đó mà Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi các kế hoạch khôi phục, phát triển kinh tế, bước đầu ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đập tan mọi âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu la1 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w