Hoạt động ngoại giao đa phương nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam

Một phần của tài liệu la1 (Trang 117 - 125)

nâng cao vị thế của Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao đa phương, tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực và quốc tế, giúp Việt Nam tranh thủ sự trợ giúp để phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách tư pháp. Mặt khác, Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu sẽ nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới.

Thứ nhất, đối với ASEAN

Tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Với tư cách là thành viên thứ 7, Việt Nam đồng hành cùng các nước ASEAN trên chặng đường phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng và phát triển.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN như Báo cáo đánh giá của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage và giáo sư Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Havard Joseph Nye soạn thảo về châu Á nhận định: “Đông Nam Á sẽ tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là ý nghĩa chiến lược trong vấn đề hàng hải... ASEAN sẽ tiếp tục là trọng tâm trong việc củng cố vị trí của khu vực này và là động lực cho sự liên kết xuyên Á” [9]. Vì vậy, ngay sau khi gia nhập ASEAN, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã sớm phát huy vai trò tích cực của mình trong Hiệp hội với việc tham gia sâu, rộng vào tất cả các lĩnh vực của cơ chế hợp tác ASEAN, từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại cho đến hợp tác chuyên ngành.

Việt Nam đã tham gia tích cực cùng với các nước ASEAN tại những diễn đàn quan trọng của Hiệp hội như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PCM), đối thoại với các nước công nghiệp phát triển v.v.. Mặt khác, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ cùng các nước trong hiệp hội xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3 trục cột: Chính trị - an ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội nhằm củng cố và phát triển nền tảng pháp lý

quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; hạn chế sức ép và tác động từ bên ngoài, góp phần quan trọng cùng các nước ASEAN phát huy tác dụng của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), Hiệp ước về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố ASEAN về Biển Đông,...

Năm 1998, Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ nhất và đã làm tốt vai trò của mình. Sau khi tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (12- 1998) tại Hà Nội thành công rực rỡ, Việt Nam được các nước trong hiệp hội cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đó cũng chính là cơ sở để Việt Nam đảm nhiệm vai trò là chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN khoá 34 một cách xuất sắc và tổ chức thành công Hội nghị AMM-34 tại Hà Nội vào năm 2001 và Việt Nam tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ hai vào năm 2010.

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN ngày càng chuyển biến tích cực. Đây chính là điều kiện tốt để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, tiếp tục thu hút nhiều hơn đầu tư của các nước ASEAN. Kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2016 đạt 41,49 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam [155]. Tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư khu vực ASEAN có 2.431 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 51,83 tỷ USD, chiếm trên 21,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam [27].

Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả hoạt động hợp tác chuyên ngành của ASEAN, có nhiều sáng kiến, đồng thời đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị về hợp tác chuyên ngành được các nước ASEAN đánh giá cao. Hiện nay, Việt Nam tích cực cùng ASEAN ưu tiên thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể và các công cụ bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực như: phát huy giá trị của TAC, SEANWFZ, DOC,... Đẩy mạnh hợp tác nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển… là một ưu tiên cao mà Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy.

Thứ hai, đối với APEC và ASEM

APEC sau hơn hai năm gửi đơn xin gia nhập (6-1996). Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và có trách nhiệm vào các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực như: Chương trình hành động tập thể trong các lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, kinh tế kỹ thuật; Chương trình hành động quốc gia của APEC,... Ngoài những nội dung kinh tế thương mại truyền thống, Việt Nam còn tham gia vào các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh, y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch,... Việt Nam cũng tích cực tham gia vào một số công tác điều hành chung của APEC như tham gia vào các ủy ban chủ chốt (Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban kinh tế, Ủy ban chỉ đạo của các quan chức cấp cao về hợp tác kinh tế kỹ thuật); các tiểu ban quan trọng (đi lại của doanh nhân, y tế và đối phó với tình trạng khẩn cấp, công tác về chống khủng bố,...). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm cho hoạt động của APEC như sáng kiến tăng cường hợp tác nội khối và thành lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ; đóng góp có hiệu quả cho các thành viên APEC ở một số lĩnh vực mà Việt Nam có kinh nghiệm như thủy sản, nông nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh,...

Hiện nay, APEC đã trở thành một diễn đàn khu vực hàng đầu, đóng góp khoảng 60% GDP, 50% thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gồm nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canađa, Ôxtrâylia, Niu Dilân. Do đó, APEC là một diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% vốn FDI, 50% nguồn ODA, 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam [46, tr.243]. Việc tham gia tích cực và có nhiều đóng góp cho APEC giúp Việt Nam thúc đẩy trao đổi thương mại, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ các thành viên của APEC. Đặc biệt, việc Việt Nam hai lần đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006 và năm 2017, là sự khẳng định những đóng góp tích cực của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế đa phương, được các các nước thành viên và bạn bè quốc tế đánh giá cao, góp phần củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á - Âu trên cả ba lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến năm 2004, tháng 10-2004, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội. Hội nghị đánh dấu việc lần đầu tiên ASEM mở rộng thành viên, thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn định hướng cho việc đưa tiến trình hợp tác Á - Âu lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Những năm sau đó, Việt Nam tổ chức thành công các Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin, ngoại giao, giáo dục, lao động; đề xuất 21 sáng kiến và đồng tác giả 24 sáng kiến trên nhiều lĩnh vực hợp tác như: văn hóa, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thay đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế.

Hiện nay, ASEM có 53 thành viên ở hai châu lục Á - Âu, đại diện cho 62% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 68% thương mại toàn cầu [192]. Việc tham gia và có nhiều đóng góp tích cực cho ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp thục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa, giáo dục - đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Đồng thời, tham gia với tư cách là một thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng các nước thành viên khác xây dựng luật chơi chung của Á - Âu vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới; và quan trọng hơn là Việt Nam có điều kiện quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Thứ ba, đối với Liên hợp quốc

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc và từ đó đến nay ngày càng chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức này. Thời kỳ trước năm 1991, do tác động của Chiến tranh Lạnh, nên nhìn chung vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tại Liên hợp quốc nói riêng còn ở mức hạn chế.

Từ năm 1991 đến nay, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên

tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hòa bình, an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế - xã hội, dân số và bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người mà Liên hợp quốc chủ trương. Tại diễn đàn quan trọng nhất hành tinh này, Việt Nam luôn kiên trì chủ trương tăng cường hơn nữa vai trò của Liên hợp quốc, cải cách sâu rộng cơ cấu tổ chức, đảm bảo việc thực thi nghiêm chỉnh Hiến chương. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao. Ngày 16-10-2007, Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 với số phiếu rất cao 183/190, vượt xa quy định một ứng cử viên phải đạt tối thiểu 2/3 số phiếu của các thành viên Liên hợp quốc có mặt và bỏ phiếu theo quy định của điều 18 Hiến chương Liên hợp quốc (125 phiếu) [145, tr.159]. Đặc biệt, tháng 7-2008 và tháng 10-2009, Việt Nam hai lần giữ trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an và đã làm tốt vai trò của mình, tham gia chủ động, xử lý khéo léo các vấn đề phức tạp, đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng với lập trường kiên trì độc lập tự chủ, đóng góp mang tính xây dựng, có nguyên tắc, vừa bảo đảm lợi ích của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời đóng góp vào việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam được Liên hợp quốc tín nhiệm chọn là một trong 8 quốc gia triển khai thí điểm sáng kiến “Một Liên hợp quốc” ở cấp độ quốc gia - một nội dung cải tổ quan trọng của Liên hợp quốc [46, tr.227]. Việt Nam cũng đã tham gia và hoạt động tích cực trong các ủy ban, hội đồng thuộc Liên hợp quốc và được tổ chức này giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực như: củng cố hệ thống luật pháp, toà án, các dự án phòng chống HIV/AIDS, rà phá bom mìn, phát triển kinh tế và xoá bỏ đói nghèo,...

Thứ tư, đối với Phong trào Không liên kết (NAM)

Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia vào Phong trào Không liên kết, coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hóa, bổ sung cho quan hệ song phương, khu vực và quốc tế. Ngay từ Hội nghị

Á - Phi ở Bangdung (Inđônêxia) năm 1955 được xem là tiền thân của NAM, Việt Nam đã tham gia và tích cực thúc đẩy sự đoàn kết giữa các nước mới giành được

độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của NAM.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam tiếp tục coi NAM là diễn đàn quốc tế quan trọng để tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế. Mục đích tham gia vào NAM của Việt Nam là nhằm củng cố đoàn kết, đóng góp ý tưởng cùng các nước nâng cao hiệu quả hoạt động của NAM vì các mục tiêu hòa bình, độc lập và phát triển, xây dựng một trật tự thế giới mới trong đó các quốc gia đều bình đẳng và cùng hợp tác để phát triển, chống lại những biểu hiện bất công, mội hình thức xâm lược, can thiệp, áp đặt, xâm phạm độc lập chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc [46, tr.255]. Thông qua NAM, Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, phát huy mạnh mẽ đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước đối với sự nghiệp đổi mới và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt vấn đề trên Biển Đông.

Hiện nay, với những thành tựu của công cuộc đổi mới, vai trò uy tín quốc tế được nâng lên, Việt Nam chủ trương tham gia và đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của các nước Không liên kết, các nước đang phát triển. Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường tham khảo và phối hợp với các nước chủ chốt trong phong trào, chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cũng như những quan điểm về các vấn đề quốc tế mà hai bên quan tâm, khẳng định kiên trì các mục tiêu cơ bản của phong trào, thúc đẩy đoàn kết của phong trào; đóng góp một cách có lựa chọn đối với các vấn đề chung của phong trào, tránh những vấn đề dễ gây tranh cãi ảnh hưởng tới quan hệ của Việt Nam với các nước lớn.

Thứ năm, đối với WTO, IMF, WB, ADB và NGO

Quan hệ với các thiết chế kinh tế lớn của thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu

Á (ADB),... được Việt Nam thiết lập từ rất sớm và ngày càng được thúc đẩy phát triển chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Các tổ chức này giữ một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, cung cấp các

khoản cho vay chủ chốt và các dịch vụ tư vấn quan trọng đối với cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu la1 (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w