hàng thương mại
2.1.4.1. Đa dạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Đa dạng hóa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển theo hướng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Có thể nói các hình thức thanh toán càng đa dạng, ngân hàng càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đầy đủ hơn. Điều đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác số lượng hình thức thanh toán lớn tạo cho ngân hàng có thể đa dạng hoá được rủi ro, tăng khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh. Đây là những điều kiện ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ thanh toán của mình.
Bên cạnh những hình thức thanh toán truyền thống, ngày nay các ngân hàng đã phát triển thêm rất nhiều hình thức thanh toán mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao. Điều quan trọng là các ngân hàng khai thác các hình thức thanh toán đó như thế nào để áp dụng tại ngân hàng mình cho phù hợp nhằm đa dạng hoá các loại hình thanh toán. Các ngân hàng hiện giờ nói chung đều phát triển theo xu hướng trở thành các “bách hoá tài chính” hay “siêu thị ngân hàng” – nơi mà ở đó sẵn sàng cung cấp bất cứ dịch vụ ngân hàng nào mà khách hàng có nhu cầu. Một ngân hàng thương mại có số lượng hình thức thanh toán càng nhiều thì khả năng cạnh tranh càng cao. Bởi ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại theo các tiêu thức: Số lượng danh mục các hình thức thanh toán do ngân hàng cung cấp hoặc chủng loại trong mỗi danh mục thanh toán. Do vậy, đây là một trong những tiêu thức đầu tiên đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
2.1.4.2.Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt
Đây là một tiêu chí phản ánh sự phát triển thanh toán không dung tiền mặt theo chiều sâu. Chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh mức độ thoả mãn của khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Khách hàng mong muốn sử dụng phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu, có tiện ích cao, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện… Dịch vụ đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách
hàng được gọi là dịch vụ có chất lượng cao. Ngân hàng có dịch vụ chất lượng cao sẽ thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Chất lượng của các phương thức thanh toán mà ngân hàng cung cấp có ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động dịch vụ thanh toán. Chất lượng dịch vụ thanh toán có thể được đánh giá qua:
Thái độ phục vụ;
Tính tiện ích của hình thức thanh toán mà ngân hàng cung cấp; Độ chính xác của các hình thức;
Thời gian cung ứng sản phẩm thanh toán cùng loại so với ngân hàng khác;
Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm thanh toán. Số lượng khách hàng quay lại với ngân hàng;
Tần suất của khách hàng quay lại ngân hàng; Mức phí mà khách hàng phải chi trả.
Uy tín của ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mức doanh thu vì khách hàng thường sẽ tìm đến những ngân hàng nào có uy tín để sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đó.
2.1.4.3. Gia tăng số lượng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngày nay, những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng đông, thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng.
Trước kia, khách hàng của các ngân hàng thương mại đặc biệt là ngân hàng thương mại Nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước thì nay khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ cá thể và cả các cá nhân…Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể trở thành khách hàng được ngân hàng cung cấp dịch vụ từ cán bộ công nhân viên chức cho đến học sinh, sinh viên…Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, càng đông thì ngân hàng càng có cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng. Và đây cũng là một tiêu thức để đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng.
Sự tăng trưởng về doanh số hoạt động từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các thời kỳ thể hiện các phương thức thanh toán đã phát triển đến mức độ nào và được ngân hàng quan tâm đẩy mạnh phát triển nó ra sao.
Hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ thanh toán, hoa hồng đại lý hay chênh lệch giá…Dịch vụ thanh toán ngân hàng ngàng càng phát triển khi nguồn thu từ lĩnh vực này ngày càng cao. Trước kia, các ngân hàng thường chỉ quan tâm đến thu nhập từ lãi vay. Mặc dù hiện nay, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập song các ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn đến việc tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ thanh toán. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp mà kết quả của nó phụ thuộc vào số lượng danh mục các phương thức thanh toán mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ TTKDTM, chất lượng dịch vụ TTKDTM, uy tín của ngân hàng …Số lượng các dịch vụ TTKDTM ngân hàng ngày càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng tăng doanh thu.
2.1.4.5. Tăng thu nhập từ thanh toán không dùng tiền mặt cho ngân hàng.
Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM.
Hiện nay, tỷ lệ thu được từ hoạt động TTKDTM của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất thấp. Có thông tin nhận định rằng, tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ đạt khoảng 25%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các ngân hàng thương mại tại các nước phát triển là trên 50% và khu vực Đông Nam Á là 32%. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam cần đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động TTKDTM thông qua việc phát triển các phương thức TTKDTM qua ngân hàng một cách mạnh mẽ hơn.