Vai trò phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận vềphòng ngừa thamnhũng của thanhtra tỉnh

2.1.2. Vai trò phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

2.1.2.1. Hình thành và phát triển cơ quan có chức năng phòng ngừa tham nhũng

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Bộ Nội vụ - Thanh tra Chính phủ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã cho thành lập mới phòng chức năng về phòng, chống tham nhũng (Phòng thanh tra phòng, chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra tỉnh) có một số chức năng, nhiệm vụ nhưng trong đó có nhiệm vụ thường trực cho cơ quan Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của địa phương theo yêu cầu.

Như vậy, có thể nói Thanh tra tỉnh là đầu mối được giao cho nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh còn giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ công tác giữa các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, thể hiện qua Quy chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, Quy chế trao đổi thông tin về phòng, chống tham nhũng, Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan Kiểm tra, giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan Kiểm toán nhà nước...(Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng).

2.1.2.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về phòng ngừa tham nhũng

Thanh tra tỉnh thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa tham nhũng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền và các tầng lớp nhân dân. Thanh tra nhà nước cấp tham mưu cho UBND và MTTQ Việt Nam cùng cấp ký quy chế phối hợp trong việc truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giám sát cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ nhằm từng bước phòng ngừa tham nhũng.

Thanh tra tỉnh phối hợp với cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình ở địa phương và các cơ quan tuyên truyền khác trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật (trong đó có nội dung về phòng ngừa tham nhũng); thông qua đó phổ biến rộng rãi chính sách, pháp luật, lên án các vụ việc tham nhũng, tạo dư

luận mạnh mẽ đối với nhận thức của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về công tác phòng ngừa tham nhũng.

2.1.2.3. Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật phòng ngừa tham nhũng

Thanh tra tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng ngừa tham nhũng. Các nội dung về phòng ngừa tham nhũng đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng như việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, việc chức, việc kê khai tài sản, thu nhập, việc chuyển đổi vị trí công tác, việc trả lương qua tài khoản, việc trao đổi thông tin về phòng, chống tham nhũng, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo...

Hình thức đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra cũng được đa dạng hóa như hướng dẫn, đôn đốc bằng văn bản, bằng thành lập tổ công tác, bằng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra trực tiếp, bằng cách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác.

2.1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng

Cùng với việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, Thanh tra tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng. Qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, giúp nhận diện được những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền phê bình, khiển trách, kiểm điểm trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra phòng ngừa tham nhũng, Thanh tra tỉnh kết hợp rà soát, xem xét trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, thực hiện các kết luận, kiến nghị qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...; đồng thời, nắm tình hình về những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, rà soát, phát hiện những sơ hở trong chính sách, pháp luật, các khâu quản lý, từ đó tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền tiến hành các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội nhằm ngăn

chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm và khắc phục những sở hở về chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)