Thực trạng công tác thanhtra thực hiện công khai, minh bạch hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phòng ngừa thamnhũng của thanhtra tỉnh trên địa bàn tỉnh

4.1.2. Thực trạng công tác thanhtra thực hiện công khai, minh bạch hoạt động

động của cơ quan, đơn vị, địa phương

4.1.2.1.Thực trạng thanh tra công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước

Từ khi có Luật Ngân sách nhà nước, các hoạt động ngân sách đã từng bước được công khai hóa với các mức độ khác nhau và được triển khai thực hiện; sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành, việc công khai hoạt động tài chính ngân sách được quy định cụ thể tại điều 15, Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính và Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.

Qua các cuộc thanh tra về tài chính, ngân sách cho thấy có một số dạng sai phạm chủ yếu liên quan tới 04 nội dung của Luật Ngân sách, Luật Kế toán, các quy định khác của pháp luật là: Sổ sách kế toán, hạch toán kế toán, chứng từ kế toán, báo biểu kế toán (sổ sách chưa đúng hoặc mở đầy đủ, cập nhật chưa thường xuyên nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để ngoài sổ sách; hạch toán chưa đúng hoặc sai nguồn, thu sai quy định, để tồn đọng một số khoản thu; chứng từ chưa đúng, chưa đầy đủ, chi sai theo quy định; việc lập, báo cáo biểu mẫu kế toán chưa đảm bảo, chưa đúng, chưa đầy đủ, thời gian lập, nộp còn chậm so với quy định; việc lưu giữ hồ sơ kế toán chưa đầy đủ, chưa khoa học…).

Trong 3 năm vừa qua, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra việc công khai, minh bạch trong một số hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương theo kế hoạch đã đề ra. Bảo đảm về thời gian theo kế hoạch, chất lượng các cuộc thanh tra đã được nâng cao, kết luận, kiến nghị đưa ra có tính khả thi, một số cuộc thanh tra đã thực hiện thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể trong 3 năm 2016-2018 như sau:

Bảng 4.3. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước Năm Số cuộc thanh tra Số đơn vị được thanh tra Số đơn vị có vi phạm Kiến nghị sửa đổi Kiến nghị bổ sung Kiến nghị thay thế, hoàn thiện 2016 29 72 39 24 37 13 2017 31 106 52 32 46 18 2018 37 132 66 39 58 17 Tổng 97 310 157 95 141 48

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Từ năm 2016 đến năm 2018, thanh tra tỉnh Phú Thọ triển khai 97 cuộc thanh tra phòng ngừa tham nhũng tại 310 đơn vị (năm 2016: 29 cuộc; năm 2017: 31 cuộc; năm 2018: 37 cuộc). Qua thanh tra, phát hiện 157 đơn vị có vi phạm và ra 284 kiến nghị xử lý (trong đó 95 kiến nghị sửa đổi, 141 kiến nghị bổ sung và 48 kiến nghị thay thế, hoàn thiện).

Biểu đồ 4.2. Thực trạng kiến nghị xử lý trong thanh tra công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước2016-2018

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018) 32% 50% 18% Năm 2016 33% 48% 19% Năm 2017 34% 51% 15% Năm 2018

Kiến nghị sửa đổi Kiến nghị bổ sung

Từ biểu đồ 4.2 ta thấy kiến nghị bổ sung chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2016 là 50%, năm 2017 48% và năm 2018 là 51%. Kiến nghị sửa đổi thì giảm dần qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Còn lại là kiến nghị thay thế, hoàn thiện.

Biểu đồ 4.3. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà nướcnăm 2016-2018

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Qua đó cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này. Cụ thể: - Sổ sách kế toán, chứng từ, bảng biểu, hồ sơ kế toán chưa đầy đủ với từng nội dung quy định; chưa có báo cáo kết quả công khai;

- Thời gian, thời điểm công khai chưa đảm bảo (chậm, chưa đúng thời gian, chưa đúng thời điểm nhất là cấp cơ sở, chủ yếu công khai tại hội nghị tổng kết công tác năm cũ triển khai công tác năm mới hoặc hội nghị giao dự toán năm…);

- Công khai chưa đảm bảo, chưa hết nội dung phải công khai, nhất là đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước;

- Công khai chưa đúng hoặc chưa hết đối tượng phải công khai.

4.1.2.2. Thực trạng thanh tra công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng

Đây là các lĩnh vực sử dụng khối lượng rất lớn ngân sách nhà nước, là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực cần được quan tâm trong

phòng ngừa tham nhũng; là các lĩnh vực phải công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (điều 13, điều 14).

Qua thanh tra công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh cho thấy: Nhiều công trình, dự án đầu tư xây dựng có biểu hiện thất thoát tài sản (tham ô, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn…) diễn ra ở các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư (lập, phê duyệt dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát, tư vấn khác, nghiệm thu, thanh quyết toán, bảo hành, bảo trì công trình, dự án); mặc dù không phải tất cả những sai phạm đều là tham nhũng nhưng một phần không nhỏ là do các hành vi tham nhũng gây nên, dẫn đến chất lượng công trình, dự án khi đưa vào khai thác, sử dụng không đảm bảo (mau hỏng, xuống cấp…), còn một phần thực chất là tham nhũng nhưng do khó khăn về việc chứng minh nên các cơ quan thanh tra, kiểm tra quy về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái.

Bảng 4.4. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng

Năm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 17/16 18/17 BQ

Kiến nghị sửa đổi 12 30,77 23 31,94 31 33,70 191,67 134,78 163,22 Kiến nghị bổ sung 21 53,85 39 54,17 42 45,65 185,71 107,69 146,70 Kiến nghị thay

thế, hoàn thiện 6 15,38 10 13,89 19 20,65 166,67 190,00 178,33

Tổng 39 100 72 100 92 100 184,62 127,78 156,20

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Trong 3 năm, Thanh tra tỉnh đã triển khai 97 cuộc thanh tra phòng ngừa tham nhũng tại 310 đơn vị; phát hiện 102 đơn vị có vi phạm, ra 203 kiến nghị xử lý (trong đó 66 kiến nghị sửa đổi, 102 kiến nghị bổ sung, 35 kiến nghị thay thế, hoàn thiện.

Biểu đồ 4.4. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng

năm 2016-2018

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Qua thanh tra cho thấy một số vi phạm về công khai, minh bạch trong xây dựng cơ bản như sau:

- Công khai, minh bạch chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài chính (chưa đầy đủ, chưa đúng, chưa theo mẫu, chưa đảm bảo thời gian, chưa có báo cáo kết quả công khai).

- Trường hợp pháp luật quy định phải đấu thầu thì nội dung công khai chưa đảm bảo đầy đủ, có sai phạm về kế hoạch đấu thầu, mời thầu sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, danh mục và danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kế quả lựa chọn nhà thầu, thời gian còn chậm so với quy định.

- Một số nội dung thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, nhà thầu, cơ quan quản lý, thông tin về nhà thầu bị cấm tham dự và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu chưa đầy đủ, chưa rõ ràng.

- Vi phạm về công khai báo cáo tổng kết công tác đấu thầu theo quy định. - Còn có hiện tượng “thông thầu” chia nhỏ giá trị gói thầu để tránh việc đấu thầu để thực hiện chỉ thầu.

Một số vi phạm về công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng: - Công khai dự án quy hoạch đầu tư xây dựng, lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng (về hình thức, số lượng người, phương pháp, nội dung lấy ý kiến) chưa đảm bảo theo quy định;

- Có dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách địa phương khi được triển khai thực hiện chưa được công khai đầy đủ theo quy định để nhân dân giám sát;

- Việc công khai, minh bạch trong quá trình triển khai dự án đầu tư (từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến giai đoạn kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng) có giai đoạn chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật.

4.1.2.3. Thực trạng thanh tra công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất

Quản lý, sử dụng đất đai được Đảng, Nhà nước ta xác định là một lĩnh vực “nóng”, nhiều tiêu cực, tham nhũng, khiếu nại, tố cáo phức tạp nhất cả ở phía cơ quan quản lý nhà nước và cả ở phía đối tượng thụ hưởng quyền sử dụng đất.

Vi phạm, tham nhũng về đất đai thường qua qua các dạng chủ yếu như: Cấp đất trái thẩm quyền, thông qua danh nghĩa dự án để kiếm lời, chia lô, bán nền, nhận hối lộ; hợp thức hóa việc lấn chiếm đất trái phép; lợi dụng chức vụ để chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng để tăng giá trị đất; ngoài ra, vi phạm trong lĩnh vực đất đai còn được thể hiện qua việc đền bù, giải phóng mặt bằng, khai khống diện tích; do đó việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất phải được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (điều 21).

Bảng 4.5. Kết quả thanh tra công khai, minh bạch trong trong quản lý, sử dụng đất

Năm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 17/16 18/17 BQ

Kiến nghị sửa đổi 8 53,33 14 70,00 12 52,17 175,00 85,71 130,36 Kiến nghị bổ sung 14 93,33 18 90,00 22 95,65 128,57 122,22 125,40 Kiến nghị thay

thế, hoàn thiện 8 53,33 8 40,00 12 52,17 100,00 150,00 125,00

Tổng 30 200 40 200 46 200 133,33 115,00 124,17

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Trong 3 năm, Thanh tra tỉnh đã triển khai 97 cuộc thanh tra phòng ngừa tham nhũng tại 310 đơn vị; phát hiện 78 đơn vị có vi phạm, ra 116 kiến nghị xử

lý (trong đó 34 kiến nghị sửa đổi, 54 kiến nghị bổ sung, 28 kiến nghị thay thế, hoàn thiện).

Biểu đồ 4.5. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra công khai, minh bạch trong trong quản lý, sử dụng đất

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Qua thanh tra cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này. - Hình thức công khai chưa đầy đủ, chưa đúng, chưa theo mẫu với từng nội dung quy định Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nội dung công khai, minh bạch chưa đầy đủ, chưa hết nội dung, chưa đúng thời gian theo quy định (chưa đầy đủ thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; kế hoạch, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm cả phần điều chỉnh; việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, tái định cư; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Tiến hành khảo sát đối với 59 cán bộ thanh tra, đánh giá về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán bộ thanh tra trên các chỉ tiêu: Năng lực theo dõi đơn vị, đánh giá thông tin về đơn vị; Năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để chọn các đối tượng thanh tra; Năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập, bổ sung kế hoạch thanh tra.

Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán bộ thanh tra

Chỉ tiêu đánh giá Rất tốt (%) Tốt (%) Trung bình (%) Không tốt (%)

Năng lực theo dõi đơn vị, đánh giá thông

tin về đơn vị 5,08 25,42 55,93 13,56

Năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để

chọn các đối tượng thanh tra 6,78 27,12 50,85 15,25 Năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập,

bổ sung kế hoạch thanh tra 3,39 20,39 59,32 16,95 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả khảo sát, đánh giá của cán bộ thanh tra về các nghiệp vụ lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch được cán bộ tự đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực lập kế hoạch thanh tra ở mức không tốt vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao: tỷ lệ cán bộ đánh giá theo dõi đơn vị, đánh giá thông tin về đơn vị chiếm 13,56%; tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để chọn các đối tượng thanh tra ở mức độ không tốt chiếm hơn 15,25%; tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập, bổ sung kế hoạch thanh tra ở mức độ không tốt chiếm 16,95% tổng số cán bộ thanh tra tham gia đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 83)