Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanhtra với cơ quan Kiểm toán Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa thamnhũng của thanhtra

4.2.6. Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanhtra với cơ quan Kiểm toán Nhà

toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác

Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Nhà nước vẫn còn có những cách hiểu khác nhau, thậm chí chưa được phân định rõ ràng, rành mạch ranh giới về thẩm quyền giữa hai cơ quan. Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán gần nghĩa với

chức năng của thanh tra; thanh tra phòng ngừa tham nhũng có những nội dung trùng lặp với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (Thanh tra công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước gần với chức năng kiểm toán tài chính,…), do đó, sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng với kiểm toán là khó tránh khỏi.

Tiến hành khảo sát đối với 40 cán bộ, công chức ngành thanh tra về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán Nhà nước về các chỉ tiêu: Mức độ phối hợp giữa cơ quan thanh tra các cấp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước; việc chia sẻ thông tin trong hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán; việc sử dụng chung kết quả thanh tra, kiểm toán là căn cứ xem xét, đánh giá đơn vị được thanh tra, kiểm toán với các mức độ đánh giá là tốt và không tốt.

Bảng 4.17. Đánh giá về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan Kiểm toán nhà nước

Chỉ tiêu Tốt

(%)

Không tốt (%)

Mức độ phối hợp giữa cơ quan thanh tra các cấp với

cơ quan Kiểm toán Nhà nước 12,2 87,5

Việc chia sẻ thông tin trong hoạt động thanh tra và

hoạt động kiểm toán 17,5 82,5

Việc sử dụng chung kết quả thanh tra, kiểm toán là căn

cứ xem xét, đánh giá đơn vị được thanh tra, kiểm toán 30 70 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Tổng hợp kết quả đánh giá cho thấy:

+ Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về mức độ phối hợp giữa cơ quan thanh tra các cấp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước:12,2% cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt tức; ở mức độ không tốt là 87,5%.

+ Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về việc chia sẻ thông tin trong hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán có: 17,5% trong tổng số cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt; 82,5% đánh giá ở mức độ không tốt.

+ Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về việc sử dụng chung kết quả thanh tra, kiểm toán là căn cứ xem xét, đánh giá đơn vị được thanh tra,

kiểm toán: có 30% trong tổng số cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt; 70% đánh giá ở mức độ không tốt.

Hiện nay mới chỉ có Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước mà chưa có cơ chế phối hợp công tác giữa Thanh tra tỉnh, sở, ngành, địa phương với Kiểm toán Nhà nước các cấp. Theo quy định hiện hành chưa có đầy đủ quy định về xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.Kế hoạch của Kiểm toán Nhà nước không nêu chi tiết về đối tượng, nội dung, thời gian được kiểm toán (Trong kế hoạch kiểm toán không ghi chi tiết danh sách gồm những sở, ban, ngành, công trình, dự án... nào). Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch thanh tra phòng ngừa tham nhũng không xác định được cụ thể các đơn vị sẽ được kiểm toán cũng như thời gian kiểm toán nên vẫn đưa vào kế hoạch thanh tra, dẫn đến chồng chéo về đối tượng, thời gian, nội dung thanh tra với kiểm toán nhà nước.

Thanh tra tỉnh còn gặp khó khăn trong việc phối hợp với Kiểm toán Nhà nước khi xây dựng kế hoạch thanh tra. Kiểm toán Nhà nước không gửi hoặc nếu gửi thì gửi kế hoạch kiểm toán về Thanh tra các ngành, địa phương sau thời điểm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, nên thanh tra tỉnh không có đủ cơ sở để xử lý chồng chéo với kế hoạch kiểm toán khi xây dựng kế hoạch thanh tra các năm.

Hoạt động về phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của rất nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và cần thiết phải phối hợp lại; việc phối hợp này được thể hiện trong nhiều giai đoạn từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra.

Hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng có liên quan đến rất nhiều các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc của UBND cấp tỉnh, các cơ quan thuộc UBND cấp huyện và một số các cơ quan chức năng khác.

Phỏng vấn 100 người (trong đó 40 cán bộ làm công tác thanh tra phòng ngừa tham nhũng và 60 cán bộ là đối tượng được thanh tra. Qua bảng cho thấy sự phối hợp giữa Thanh tra tỉnh và các đơn vị khác chưa được đánh giá cao, mức độ bình thường và chưa tốt vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 4.18. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan với Thanh tra tỉnh Đơn vị Rất tốt Tốt Khá tốt thường Bình Chưa tốt Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) UBND tỉnh Phú Thọ 11 11 37 37 28 28 21 21 3 3 Kiểm toán các cấp 4 4 16 16 21 21 48 48 11 11 Sở, ban, ngành trong tỉnh 7 7 32 32 42 42 17 17 2 2 UBND các huyện, thành, thị 2 2 26 26 35 35 31 31 6 6

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Nếu không có sự phối hợp hoặc sự phối hợp không nhịp nhàng, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương khi đó việc thực hiện phòng ngừa tham nhũng và các chủ thể tiến hành thanh tra sẽ bị tác động một cách tiêu cực do sự hạn chế trong việc kết nối, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG CỦA THANH TRA TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)