Sự phát triển kinh tế của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa thamnhũng của thanhtra

4.2.2. Sự phát triển kinh tế của địa phương

Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với yếu tố kinh tế xã hội, bởi tham nhũng chính là sự trục lợi cá nhân về lợi ích, trong đó lợi ích vật chất là trọng tâm. Chính vì vậy, yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới phòng ngừa tham nhũng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2017 tăng 7,75% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 8,34% so với năm 2017. Trong phát triển công nghiệp, lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành đã chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất; xây dựng Quy chế phối hợp về quản lý cụm công nghiệp, phân công và gắn trách nhiệm vụ thể cho các sở, ngành, địa phương trong phối hợp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn; tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ. Cụ thể:

Biểu đồ 4.9. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Sự tác động của yếu tố kinh tế đối với phòng ngừa tham nhũng thể hiện trên các góc độ sau đây:

Thứ nhất, khi yếu tố kinh tế không đảm bảo cho cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ không đủ khả năng để duy trì sự liêm chính của một bộ phận, nhất là trong điều kiện họ có thể "cải thiện" cuộc sống của mình thông qua việc thực thi công vụ của họ. Điều đó có nghĩa, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức là một trong những lý do có thể dẫn tới tình trạng tham nhũng. Vì vậy, nếu nhà nước có sự đảm bảo về mặt kinh tế, đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì họ sẽ không phải tính toán, tìm cách trục lợi cá nhân trong quá trình thực thi công vụ của mình.

Thứ hai, lĩnh vực kinh tế, xã hội là nơi mà khả năng tham nhũng dễ nảy sinh nhất, vì vậy, các quy định pháp luật về quản lý kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thực hiện pháp luật phòng ngừa tham nhũng. Một cơ chế kinh tế minh bạch, công khai, đảm bảo sự khách quan, công bằng thì sẽ là một môi trường lành mạnh để nguy cơ tham nhũng khó có thể xảy ra. Ngược lại, nếu pháp luật, chính sách kinh tế không chặt chẽ, nhiều kẽ hở thì sẽ là mảnh đất dung dưỡng các hành vi tham nhũng. Chính vì thế, để góp phần thực hiện phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả thì các chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế phải tiên lượng được mọi tình huống có thể trao cơ hội trục lợi cho các cá nhân, tổ chức liên quan, từ đó hạn chế một cách tối đa khả năng và môi trường sản sinh tham nhũng.

Thứ ba, kinh tế, xã hội cũng là yếu tố có khả năng kích thích việc thực hiện phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. Các chủ thể tham gia công cuộc phòng ngừa

tham nhũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí phải gánh chịu những rủi ro, hiểm nguy cho cuộc sống của bản thân mình, bởi chống tham nhũng là chống lại những đối tượng có sức mạnh quyền lực nhất định. Vì thế, nếu nhà nước quan tâm đến lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) của những người tham gia phòng ngừa tham nhũng thì sẽ khuyến khích, động viên họ sẵn sàng cùng với các cơ quan chức năng vạch mặt và trừng trị các hành vi tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)