Giới thiệu khái quát về Thanhtra tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Giới thiệu khái quát về Thanhtra tỉnh Phú Thọ

3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ có Thanh tra tỉnh; thanh tra thành phố Việt Trì; thanh tra Thị xã Phú Thọ; thanh tra các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh; thanh tra các sở, ban, ngành.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy các cơ quan thanh tra của tỉnh Phú Thọ

Chức năng của Thanh tra tỉnh:

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sử chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, tổ chức, và chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Chính Phủ.

Nhiệm vụ quyền hạn:

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau:

(1) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a, Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b, Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nước về các lĩnh vực thuộc phạm vị quản lý nhà nước được giao;

c, Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra huyện, thành phố, thị xã.

(2) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

a, Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b, Dự thảo chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

c, Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Thanh tra tỉnh.

(3) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

(4) Hướng dân, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành, thị; Giám đốc các sở, ban, ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

(5) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành, thị; Thanh tra sở và cán bộ làm công tác thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(6) Về thanh tra;

a. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, việc xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành, thị và Thanh tra sở;

b, Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là sở);

c, Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã hoặc nhiều sở;

d, Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

đ, Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

(7) Về giải quyết khiếu nại, tố cáo;

a, Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

b, Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh:

c, Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ thịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao:

d, Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBNG huyện, thành, thị; Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ, Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

(8) Về phòng, chống tham nhũng:

a, Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống than nhũng của các sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành thị và các đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b, Phối hợp với cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;

c, Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

(9) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(10) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

(11) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

(12) Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, Thực hiệm công tác thông tin,

tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.

(13) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(14) Quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(15) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ bộ máy cơ quan Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2018)

Thanh tra tỉnh Phú Thọ có Chánh Thanh tra, 3 Phó Chánh Thanh tra. Chánh thanh tra tỉnh có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong trách nhiệm của mình. Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.giúp Chánh Thanh tra tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh; giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách các lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chánh Thanh tra tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh gồm: Văn phòng tổng hợp; các phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng giám sát, xử lý sau thanh tra và phòng, chống tham nhũng; Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Luận văn chọn tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu là vì: Trong những năm qua, hoạt động phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, vướng mắc (nhận thức, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện); một số cuộc thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về nội dung, phương pháp nhất là xác định rõ nội dung, quy trình thực hiện, tiêu chí xem xét đánh giá cuộc thanh tra; do đó, việc nghiên cứu nội dung của luận văn góp phần hạn chế, vướng mắc nêu trên, đưa công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh ngày càng có nề nếp, đúng quy định của pháp luật.

Luận văn chọn đối tượng là người lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra; người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng…; đối tượng đa dạng, phù hợp với nội dung nghiên cứu (cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan thanh tra, đối tượng tiến hành thanh tra, đối tượng được thanh tra, đối tượng liên quan đến nội dung thanh tra).

3.2.2. Phương pháp điều tra thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phòng ngừa tham nhũng, công tác thanh tra phòng ngừa tham nhũng qua sách, báo, mạng internet, các tài liệu nghiên cứu của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt nghiệp và luận văn.

Số liệu thứ cấp trong công tác phòng ngừa tham nhũng được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

- Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học,… của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

- Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thu thập Mục đích thu thập

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng ngừa tham nhũng, thanh tra phòng ngừa tham nhũng.

Các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Các thông tin, số liệu liên quan đến công tác phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại

Các viện nghiên cứu, các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ, Trường cán bộ thanh tra.

Các nội dung, vấn đề có liên quan đến phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác phòng ngừa tham nhũng, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ, công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ về việc sử dụng, áp dụng Luật Phòng chống tham nhũng vào thực tế hoạt động thanh tra, việc sử dụng các Luật trên trong quá trình làm việc, khi thực hiện theo các đoàn thanh tra. Những thuận lợi, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật qua các câu hỏi được chuẩn bị dành riêng cho các đối tượng.

Điều tra thực tế, khảo sát thông tin, tài liệu, số liệu liên quan tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện phòng ngừa tham nhũng, các chính sách, quy định

pháp luật, tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và các vấn đề cần điều tra để thực hiện luận văn.

Tiến hành khảo sát đối với 100 đối tượng để khảo sát thông tin, trong đó các đối tượng là lãnh đạo cơ quan, thanh tra viên lâu năm, cán bộ làm công tác phòng ngừa tham nhũng, các cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị đã từng được thanh tra.

- 13 cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 12 cán bộ thuộc các Sở, ban, ngành (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường);

- 15 cán bộ thuộc các huyện, thành, thị (Thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn, huyện Hạ Hòa);

- 30 cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (Trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ);

- 30 cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH MTV cấp nước Phú Thọ, công ty TNHHNN MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ, công ty cổ phần xi măng Phú Thọ);

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

Cán bộ Cán bộ Thanh tra tỉnh Phú Thọ 13

Cán bộ Sở Tài chính 04

Cán bộ Sở Kế hoạch và đầu tư 04

Cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường 04

Cán bộ Thành phố Việt Trì 05

Cán bộ huyện Thanh Sơn 05

Cán bộ huyện Hạ Hòa 05

Đối tượng đã được thanh tra

Cán bộ, nhân viên Trường Đại học Hùng Vương 15 Cán bộ, nhân viên Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ 15 Cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV cấp nước

Phú Thọ

10

Cán bộ, nhân viên Công ty TNHHNN MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

10

Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ 10

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng qua các năm. So sánh kết quả thực tế đã đạt được so với kế hoạch đề ra.

Đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động thanh tra qua các năm nhằm so sánh kết quả đạt được có các ưu, nhược điểm, tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63)