Đặc điểm phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận vềphòng ngừa thamnhũng của thanhtra tỉnh

2.1.3. Đặc điểm phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

2.1.3.1. Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng

Tại Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; trong đó thẩm quyền thanh tra phòng ngừa tham nhũng đã được quy định cho cơ quan Thanh tra tỉnh, cụ thể:

Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng của các Sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.

Tại Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng quy định thẩm quyền thanh tra trách nhiệm cho Thanh tra tỉnh, cụ thể:

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.

Tại Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13/7/2012 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra tỉnh; thẩm quyền xem xét, xác minh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác như sau:

Điều 7. Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh.

1. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là cấp sở); UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh có quyền xem xét, xác minh trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cấp sở, UBND cấp huyện và doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch

UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, như sau:

a. Văn phòng, các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ trực thuộc cấp sở và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của cấp sở;

b. Văn phòng UBND cấp huyện, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện;

c. Văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, đơn vị của doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.

Điều 10. Thẩm quyền xem xét, xác minh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

1. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra, ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được xem xét, xác minh quy định tại khoản 2 các Điều 5, 6, 7 và 9 của Thông tư này, Đoàn thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền xem xét, xác minh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khác để làm rõ các nội dung cần thanh tra.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung cần thanh tra có trách nhiệm làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, với quy định trên có thể thấy Thanh tra tỉnh giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong việc thanh tra phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền thanh tra như trên cũng không có nghĩa rằng cơ quan thanh tra cấp trên không thể tiến hành việc thanh tra phòng ngừa tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức của thanh tra cấp dưới vì cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên nguyên tắc tập trung, thống nhất. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có quyền chỉ đạo cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra việc phòng ngừa tham nhũng của bất cứ cơ quan, đơn vị nào thuộc phạm vi quản lý của mình.

Mặt khác, chủ thể tiến hành thanh tra phòng ngừa tham nhũng không chỉ là các cơ quan thanh tra nhà nước; theo quy định tại Luật Thanh tra thì:... khi xét thấy cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra...; điều đó cho thấy: Cơ quan quản lý nhà nước cũng là chủ thể tiến hành thanh tra phòng ngừa tham nhũng.

2.1.3.2. Đối tượng của thanh tra phòng ngừa tham nhũng

Đối tượng của thanh tra phòng ngừa tham nhũng được giới hạn bao gồm UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ đã có các quy định về việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng trong phạm vi quản lý.

2.1.3.3. Căn cứ tiến hành thanh tra phòng ngừa tham nhũng

Theo quy định hiện nay, thanh tra phòng ngừa tham nhũng được tiến hành khi có một trong những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp phê duyệt;

Thứ hai, theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; Thứ ba, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

Thứ tư, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo về tham nhũng.

Dựa trên sự hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra phòng, chống tham nhũng trong đó có nội dung về ngừa tham nhũng. Chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng mười hai, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phê duyệt, công khai kế hoạch thanh tra phòng ngừa tham nhũng năm sau.

Kế hoạch thanh tra bao gồm: Nội dung các cuộc thanh tra; thời hạn tiến hành các cuộc thanh tra. Kế hoạch này do Thanh tra tỉnh đề xuất (trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ; nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; lực lượng hiện có), có sự thỏa thuận bằng văn bản của Thanh tra Chính phủ (nếu thấy cần thiết). Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định cuối cùng vẫn là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Ý kiến thỏa thuận của Thanh tra Chính phủ chỉ là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan thanh tra nhà nước có thể tiến hành thanh tra đột xuất để xem xét, đánh giá trách nhiệm

thực hiện phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước cùng cấp. Tuy nhiên, thủ tục để tiến hành thanh tra cũng phải tuân thủ quy định về thanh tra đột xuất của pháp luật về thanh tra.

Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra đột xuất việc thực hiện phòng ngừa tham nhũng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý mà không cần có kế hoạch thanh tra được phê duyệt hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của thủ trưởng cơ quan quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)