Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Luận văn chọn tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu là vì: Trong những năm qua, hoạt động phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, vướng mắc (nhận thức, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện); một số cuộc thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về nội dung, phương pháp nhất là xác định rõ nội dung, quy trình thực hiện, tiêu chí xem xét đánh giá cuộc thanh tra; do đó, việc nghiên cứu nội dung của luận văn góp phần hạn chế, vướng mắc nêu trên, đưa công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh ngày càng có nề nếp, đúng quy định của pháp luật.

Luận văn chọn đối tượng là người lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra; người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng…; đối tượng đa dạng, phù hợp với nội dung nghiên cứu (cơ quan quản lý nhà nước của cơ quan thanh tra, đối tượng tiến hành thanh tra, đối tượng được thanh tra, đối tượng liên quan đến nội dung thanh tra).

3.2.2. Phương pháp điều tra thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phòng ngừa tham nhũng, công tác thanh tra phòng ngừa tham nhũng qua sách, báo, mạng internet, các tài liệu nghiên cứu của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt nghiệp và luận văn.

Số liệu thứ cấp trong công tác phòng ngừa tham nhũng được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

- Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học,… của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

- Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thu thập Mục đích thu thập

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng ngừa tham nhũng, thanh tra phòng ngừa tham nhũng.

Các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Các thông tin, số liệu liên quan đến công tác phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại

Các viện nghiên cứu, các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ, Trường cán bộ thanh tra.

Các nội dung, vấn đề có liên quan đến phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác phòng ngừa tham nhũng, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ, công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ về việc sử dụng, áp dụng Luật Phòng chống tham nhũng vào thực tế hoạt động thanh tra, việc sử dụng các Luật trên trong quá trình làm việc, khi thực hiện theo các đoàn thanh tra. Những thuận lợi, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật qua các câu hỏi được chuẩn bị dành riêng cho các đối tượng.

Điều tra thực tế, khảo sát thông tin, tài liệu, số liệu liên quan tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện phòng ngừa tham nhũng, các chính sách, quy định

pháp luật, tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và các vấn đề cần điều tra để thực hiện luận văn.

Tiến hành khảo sát đối với 100 đối tượng để khảo sát thông tin, trong đó các đối tượng là lãnh đạo cơ quan, thanh tra viên lâu năm, cán bộ làm công tác phòng ngừa tham nhũng, các cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị đã từng được thanh tra.

- 13 cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 12 cán bộ thuộc các Sở, ban, ngành (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường);

- 15 cán bộ thuộc các huyện, thành, thị (Thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn, huyện Hạ Hòa);

- 30 cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (Trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ);

- 30 cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH MTV cấp nước Phú Thọ, công ty TNHHNN MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ, công ty cổ phần xi măng Phú Thọ);

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

Cán bộ Cán bộ Thanh tra tỉnh Phú Thọ 13

Cán bộ Sở Tài chính 04

Cán bộ Sở Kế hoạch và đầu tư 04

Cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường 04

Cán bộ Thành phố Việt Trì 05

Cán bộ huyện Thanh Sơn 05

Cán bộ huyện Hạ Hòa 05

Đối tượng đã được thanh tra

Cán bộ, nhân viên Trường Đại học Hùng Vương 15 Cán bộ, nhân viên Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ 15 Cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV cấp nước

Phú Thọ

10

Cán bộ, nhân viên Công ty TNHHNN MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ

10

Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ 10

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng qua các năm. So sánh kết quả thực tế đã đạt được so với kế hoạch đề ra.

Đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động thanh tra qua các năm nhằm so sánh kết quả đạt được có các ưu, nhược điểm, tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về công tác phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh tại tỉnh Phú Thọ. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tham nhũng. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá thực trạng hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ.

3.2.3.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Tiến hành tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra phòng, chống tham nhũng tại: Thanh tra Chính phủ (Viện Khoa học thanh tra, Cục chống tham nhũng và Trường Cán bộ thanh tra); Thanh tra tỉnh (lãnh đạo, một số Trưởng phòng hoặc Thanh tra viên có kinh nghiệm); Thanh tra cấp Sở (lãnh đạo hoặc Thanh tra viên có kinh nghiệm); Thanh tra cấp huyện (lãnh đạo, Thanh tra viên có kinh nghiệm).

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng 03 nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng phòng ngừa tham nhũng 03 năm qua ở Thanh tra tỉnh Phú Thọ (tình hình triển khai; kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong 03 năm qua…);

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác phòng ngừa tham nhũng; - Nhóm chỉ tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG CỦA THANH TRA TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.1.1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa tham nhũng Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa tham nhũng

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng là cầu nối quan trọng để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ giao, Đảng ủy, lãnh đạo Thanh tra tỉnh đã quan tâm chú trọng làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và các tầng lớp nhân dân.

Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018, Thanh tra tỉnh đã thành lập Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật do đồng chí Chánh Thanh tra tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Duy trì hoạt động đối với đội ngũ báo cáo viên của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng phòng; kết hợp tốt công tác thanh tra, kiểm tra với việc tuyên truyền, hướng dẫn đối với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Hiện nay, Thanh tra tỉnh có 02 báo cáo viên pháp luật đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tham gia tuyên truyền; phối hợp với Văn phòng Thanh tra, các phòng và đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai các văn bản pháp luật theo hướng dẫn của UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ, Sở tư pháp và các cơ quan liên quan khác.

Các đối tượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng là: chủ tịch UBND các xã, thị trấn, công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức Địa chính - Xây dựng, cán bộ Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn viên thanh niên, Tổ trưởng dân phố, Trưởng khu dân cư và người dân trong khu dân cư.

Bảng 4.1.Tình hình thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềphòng ngừa tham nhũng

của Thanh tra tỉnh giai đoạn 2016-2018

Phân loại 2016 2017 2018 So sánh (%)

17/16 18/17 BQ

Số CB, CC, VC, ND tham

gia lớp tập huấn về PCTN 2.635 2.944 3.469 111,73 117,83 114,78 Số lớp tuyên truyền PCTN 06 07 10 116,67 142,86 129,76 Số đầu sách, tài liệu được

xuất bản, in ấn về PCTN 3.645 3.520 5.319 96,57 151,11 123,84 Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Từ bảng 4.1 cho thấy công tác phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng luôn được lãnh đạo Thanh tra tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện và chú trọng hơn qua mỗi năm. Thông qua công tác tổ chức Hội nghị tập huấn nhiều nội dung pháp luật về phòng ngừa tham nhũng được tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.

Đội ngũ báo cáo viên của Thanh tra tỉnh được củng cố và kiện toàn theo chức năng và nhiệm vụ; công tác thanh tra, kiểm tra luôn gắn với công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

Bảng 4.2. Đánh giá của công dân về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng

Lĩnh vực đánh giá (n=100) Rất tốt Tỷ lệ (%) Tốt Tỷ lệ (%) Bình thường Tỷ lệ (%) Chưa tốt Tỷ lệ (%) Không tốt Tỷ lệ (%) Hội nghị 23 23 55 55 16 16 5 5 1 1 Số người tham dự 24 24 39 39 22 22 11 11 4 4 In tờ rơi 29 29 40 40 18 18 6 6 7 7 Sổ tay bỏ túi 35 35 38 38 12 12 9 9 6 6

Dựa trên bảng số liệu điều tra công dân cho thấy số công dân đánh giá chưa tốt và không tốt tỷ lệ vẫn còn cao, điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền cần phải hoàn thiện hơn nữa, sửa đổi nội dung tuyên truyền, hướmg dẫn và tư vấn cho phù hợp với trình độ của công dân ở mỗi địa phương.

Việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh tuy đã đạt được những kết quả tích cực, xong sự phối hợp tuyên truyền ở một số huyện chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền. Nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của một số báo cáo viên pháp luật còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn.

Hộp 4.1. Khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng tại các huyện

“Công tác tuyên truyền tại các huyện chủ yếu giao cho hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện đảm nhiệm cho nên Thanh tra một số huyện không chủ động được kế hoạch công tác tuyên truyền và kinh phí để tuyên truyền.Kinh phí phân bổ hạn hẹp do vậy chưa mở được nhiều hội nghị tập huấn. Chế độ bồi dưỡng cho báo cáo viên còn thấp dẫn đến chưa động viên, khuyến khích đội ngũ báo cáo viên phát huy tinh thần và trách nhiệm trong công việc.”.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Mạnh Toàn – Cán bộ Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ lúc 10h30 phút ngày 8 tháng 11 năm 2018 tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ.

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng, yêu cầu bắt buộc khi các đoàn thanh tra thực hiện thanh tra phòng ngừa tham nhũng; đánh giá trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là người đứng đầu trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa tham nhũng; xem xét các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã triển khai thực hiện so với quy định; xem xét việc phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa tham nhũng và kết quả các giải pháp đã thực hiện; cần có số liệu cụ thể, rõ ràng để chứng minh việc triển khai. Đồng thời phải xem xét, đánh giá nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian, thời lượng, đối tượng được tuyên truyền và đánh giá hiệu quả, mức độ phù hợp đặc thù tổ chức, hoạt động của từng đơn vị; chất lượng, kết quả đạt được qua việc tuyên truyền; đặc biệt là phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho kết quả của việc tuyên truyền…

Biểu đồ 4.1. Các dạng sai phạm chủ yếu qua thanh tra tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phòng ngừa tham nhũng 2016-2018

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2016-2018)

Qua biểu đồ 4.1 cho thấy: Trong 03 năm (2016 - 2018), Thanh tra tỉnh triển khai 97 cuộc thanh tra phòng ngừa tham nhũng tại 310 đơn vị cơ sở (12 lớp tuyên truyền với 1.592 lượt người; 889 đầu sách hoặc tài liệu tuyên truyền khác), phát hiện có 91/310 đơn vị cơ sở có tồn tại, hạn chế, sai phạm trong công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa tham nhũng như:

Thứ nhất, về việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc

tuyên truyền (15/91 đơn vị cơ sở có sai tồn tại, hạn chế, sai phạm).

- Một số cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chưa đảm bảo, sơ sài thậm chí chưa có kế hoạch tuyên truyền; nội dung sơ sài, chưa cụ thể; chưa gắn trách nhiệm của tổ chức hoặc cá nhân; chưa có nguồn lực để thực hiện…

- Chậm hoặc chưa ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tuyên truyền đối với đơn vị, tổ chức trực thuộc;

- Số liệu, tài liệu chứng minh cho việc xây dựng, triển khai thực hiện chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68)