Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh phòng ngừa thamnhũng của thanhtra tỉnh trên
4.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác phòng ngừa thamnhũng của Thanh
4.3.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng
- Căn cứ đưa ra giải pháp: Qua thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng ngừa tham nhũng vẫn còn chưa thực sự hiệu quả; Kinh phí dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các hình thức tuyên truyền đơn điệu và thiếu sự thu hút nên hiệu
quả tuyên truyền chưa cao; Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc;Cán bộ Báo cáo viên tuy có kiến thức về pháp luật nhưng còn có hạn chế nhất định về kinh nghiệm, khả năng thuyết trình nên công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa đạt hiệu quả cao; Nguồn nhân lực thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục được kiện toàn, tuy nhiên chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Đơn vị thực hiện: UBND tỉnh Phú Thọ (Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh), Thanh tra tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung giải pháp:
Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cần nhận thức đầy đủ, quan tâm hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Hội đồng nhân dân (HĐND), các cơ quan: Thanh tra, Uỷ ban Kiểm tra, Tư pháp, Công an, Tòa án, Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng ngừa tham nhũng, coi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục.
Phát huy vai trò đầu mối của các thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện. Kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng và phát huy mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đảm bảo thực chất, hiệu quả.
UBND tỉnh cần chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh và các đơn vị trực thuộc; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, nhất là các văn bản mới ban hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, cần gắn công tác công tác tuyên truyền, phổ biến phòng ngừa tham nhũng với việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”,
“Quy chế giám sát cộng đồng” và một số cuộc vận động lớn trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đối với công tác phòng ngừa tham nhũng. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật được người dân quan tâm hoặc cần định hướng dư luận thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Về nội dung, khi xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng phải lựa chọn nội dung theo quy định của pháp luật, đồng thời tính đến đặc điểm vùng, miền, đối tượng cho phù hợp. Do chủ thể của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, vì vậy, đối với những đối tượng này cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về những điều cấm của pháp luật, về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; về các hậu quả pháp lý khi có hành vi tham nhũng, tiêu cực... Còn đối với người dân, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng cần cung cấp để đối tượng này hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong việc giám sát, đấu tranh phòng ngừa tham nhũng. Cần xây dựng được trong lòng người dân thái độ đúng đắn với hành vi tham nhũng, phòng ngừa tham nhũng, từ đó sẵn sàng tham gia cùng với các cơ quan chức năng trong việc giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng... Đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ tuyên truyền thì việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức rõ ràng, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu để họ nhận thức đúng, đủ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, cần hình thành trong tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia phòng, chống tham nhũng và người đứng đầu hệ thống tri thức pháp lý chắc chắn, kỹ năng nghiệp vụ chặt chẽ, bản lĩnh chính trị vững vàng để họ luôn sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh đầy cam go này.
Về hình thức tuyên truyền, Thanh tra tỉnh vẫn sử dụng các hình thức đa dạng như: Các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền thanh - truyền hình, Báo Phú Thọ), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phát tờ rơi, tuyên truyền trong các hội nghị... nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Thực tế cho thấy, một vụ việc tham nhũng xảy ra trên địa phương luôn tạo được sự quan tâm của dư luận, vì vậy, việc thông báo cụ thể về vụ việc tham nhũng cũng như công khai kết quả giải
quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ góp phần tạo nên luồng dư luận rộng rãi trong nhân dân. Từ đặc điểm này cho thấy, bên cạnh sử dụng hợp lý các hình thức trên, cần chú trọng hình thức tuyên truyền pháp luật phòng ngừa tham nhũng thông qua hình thức thông báo về xử lý tham nhũng qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ngoài ra, hầu hết các đối tượng liên quan đến tham nhũng đều có sự gắn kết chặt chẽ với gia đình, làng xóm. Vì vậy, việc thông báo công khai về xử lý tham nhũng không chỉ tác động đến người vi phạm mà còn tác động đến gia đình, dòng họ, làng xóm, các tổ chức đoàn thể nơi họ hoặc người thân của họ đang sinh hoạt. Từ đó, những người có ý định tham nhũng sẽ có sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động, tránh tình trạng rơi vào vòng lao lý, ảnh hưởng đến truyền thống gia đình, dòng họ.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh cần đồng thời đa dạng các hình thức, phương thức phát hành tài liệu; Tăng thời lượng, nâng cao chất lượng thông tin về pháp luật phòng ngừa tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; công khai minh bạch các chính sách mới giúp mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời, tạo sự đồng thuận, ủng hộ đối với các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là giải đáp pháp luật về phòng ngừa tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh.
Thanh tra tỉnh và Thanh tra các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh cần phải chủ động bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện đầy đủ theo nhiệm vụ đề ra.
Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, có chế độ ưu đãi đối với người làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng cũng cần chú ý mặt trái của vấn đề, nghĩa là cần tránh việc gây ra dư luận không tốt, hoặc làm cho người dân hoang mang, mất niềm tin vào Đảng bộ, chính quyền. Điều quan trọng là thông qua công tác này, các cơ quan chức năng phải góp phần tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân đối với công cuộc đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, từ đó mỗi người đều tích cực tham gia vào việc thực hiện pháp luật phòng ngừa tham nhũng trên phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng ngừa tham nhũng theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật. Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật về phòng ngừa tham nhũng. Khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý.
Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật phòng ngừa tham nhũng. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Đồng thời, qua hoạt động này, sẽ giúp cho nhân dân nâng cao ý thức pháp luật. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được về giá trị xã hội và pháp luật. Có thể nói, thái độ chấp hành hay không chấp hành của người dân đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật. Mặt khác cũng thấy rằng con người chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn đối với pháp luật.
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử; tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thông tin pháp luật phù hợp tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức làm công tác thông tin tạo thành mạng lưới thông tin pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương thực hiện việc tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin pháp luật.
Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hoà giải ở cơ sở.Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hoà giải ở cơ sở có mối quan hệ mật thiết trong việc xây dựng ý thức pháp luật, tăng cường sự hiểu biết pháp luật, khuyến khích thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong nhân dân. Đồng thời, khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện giải thích, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từng vụ việc cụ thể đang trợ giúp, tư vấn cho đối tượng, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4.3.2.2. Nghiên cứu, lựa chọn nội dung thanh tra phòng ngừa tham nhũng cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương
- Căn cứ đưa ra giải pháp: Qua 03 năm theo dõi, tổng hợp việc triển khai các cuộc thanh tra phòng ngừa tham nhũng cho thấy: Việc triển khai thanh tra còn dàn trải, nội dung chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, kết luận thanh tra chưa phản ánh, đánh giá đúng, chính xác tình hình thực tế ở cơ sở đồng thời kiến nghị các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng không được phù hợp.
- Đơn vị thực hiện: Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Thanh tra các Sở, ban, ngành, huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung giải pháp:
Căn cứ Điều 12 – Điều 25 Thông tư số 02/2012/TT-TTCP, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương: Người ra quyết định thanh tra có thể yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tất cả các nội dung quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng hoặc lựa chọn một số nội dung để thanh tra trách nhiệm cho phù hợp vừa đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý lại vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng lại phù hợp với điều kiện thực tế.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội với 13 huyện, thành, thị có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau vì vậy việc lựa chọn nội dung thanh tra phòng ngừa tham nhũng cũng không thể giống nhau hoàn toàn.
Thành phố Việt Trì, trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, nhiều đơn vị hành chính và mật độ dân cư cao thì nên tập trung vào tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, đồng thời tăng cường thanh tra việc công khai, minh bạch trong một số hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời nhấn mạnh thanh tra kê khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Việc công khai, minh bạch trong một số hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung làm rõ 04 nội dung công khai, minh bạch sau:
Công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước
- Hình thức công khai, minh bạch;
- Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung; - Nội dung công khai, minh bạch cần xem xét:
+ Đối với các đơn vị dự toán ngân sách: các căn cứ, nguyên tắc phân bổ; số liệu dự toán và quyết toán;
+ Đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí: nguồn thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân được huy động và hiệu quả sử dụng; số liệu dự toán chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi hội nghị;
+ Đối với tổ chức được Nhà nước hỗ trợ ngân sách: số liệu dự toán, quyết toán; công khai cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền Nhà nước hỗ trợ;
+ Đối với quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước: quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ; kế hoạch tài chính hằng năm; quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Hình thức công khai, minh bạch;
- Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung. - Nội dung công khai, minh bạch cần xem xét:
+ Trong mua sắm công: kinh phí, kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; danh