Nguyên tắc hoạt động phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận vềphòng ngừa thamnhũng của thanhtra tỉnh

2.1.4. Nguyên tắc hoạt động phòng ngừa thamnhũng của Thanhtra tỉnh

Nguyên tắc hoạt động phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra tỉnh là: Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

2.1.4.1. Nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật

Hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng phải tuân thủ đúng những quy định pháp luật, độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép.

Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu căn bản là:

Một là, mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phòng ngừa tham nhũng phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra.

Hai là, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Mặc dù theo Luật Thanh tra năm 2004, nguyên tắc hoạt động thanh tra “... phải tuân theo pháp luật” luôn được tôn trọng và áp dụng, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi có những khi hoạt động thanh tra chịu sự điều chỉnh, tác động bởi những cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của hoạt động thanh tra.

2.1.4.2. Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

Tính chính xác được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ căn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật.

Nguyên tắc khách quan yêu cầu hoạt động thanh tra phải xuất phát từ thực tiễn khách quan mà không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt, mang tính áp đặt. Muốn khách quan trong hoạt động thanh tra, người cán bộ phải có trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và công tâm để có thể độc lập khách quan trong suy nghĩ và hành động.

Nguyên tắc công khai, dân chủ đều được thể hiện rõ nét qua các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra.

Nguyên tắc kịp thời đòi hỏi nhanh chóng tiền hành hoạt động thanh tra khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra theo đúng quy định của pháp luật. Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đều phải thực hiện trong thời hạn được pháp luật quy định.

Đảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với một đội ngũ cán bộ có chất lượng và trách nhiệm nghề nghiệp cao hơn.

2.1.4.3. Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Khi tiến hành hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra và đối tượng có liên quan đến nội dung thanh tra theo quy định của pháp luật.

2.1.4.4. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Đây là nguyên tắc được bổ sung trong Luật Thanh tra 2010. Điều này xuất phát từ thực tiễn vẫn còn tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

Cơ quan thanh tra nhà nước nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để

tránh trùng lặp, tránh hiện tượng có nhiều đoàn kiểm tra liên tiếp trong một năm đến một cơ quan, đơn vị, tổ chức, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra cùng về một nội dung giống nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa tham nhũng của thanh tra tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)