Nội dung phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 25 - 32)

2.1.6.1. Chủ trương chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, khuyến nông, hỗ trợ tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc khử trùng, liên kết, thị trường…của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu rộng đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, trong đó có sự phát chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi ngày càng cao và ổn định.

Các chủ trương, chính sách sẽ tác động trực tiếp tới ngành chăn nuôi nói chung và sự phát triển chăn nuôi chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách đất đai phù hợp sẽ đảm bảo cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi từ đó góp phần ổn định sản xuất và đời sống, tạo đà thúc đẩy chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển. Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người người chăn nuôi cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ người chăn nuôi khi người chăn nuôi gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, cần có vốn để ổn định sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như khuyến nông, liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách hỗ trợ người chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo tiền đề phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường tiêu thụ.

2.1.6.2. Quy hoạch và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là một hướng đi đúng trong thời điểm kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước tham ra đàm phán và ký kết hiệp đinh TPP, ra nhập TPP giúp giao lưu kinh tế, xuất nhập khẩu các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp với thuế xuất bằng không. Từ đó việc định hướng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cần có các giải pháp, định hướng phù hợp để tránh gây thất bại trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển

kinh tế - xã hội của từng vùng và phù hợp với quy hoạch chung phát triển ngành chăn nuôi; quy hoạch cần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (trang trại VAC) theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cụ thể. Trong quy hoạch chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cần chú ý quy hoạch về cơ sở hạ tầng điện, đường giao thông đảm bảo để việc vận chuyển thức ăn, sản phẩm trong chăn nuôi giúp chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển theo hướng hàng hóa. Chú ý đảm bảo đến công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh. Chăn nuôi tập trung với quy mô, số lượng đầu gia súc lớn việc đảm bảo vệ sinh môi trường là một yếu tố vô cùng quan trọng cần định hướng cho các hộ xây dựng hệ thống sử lý nước thải hợp vệ sinh phù hợp với công suất, có quy hoạch khu sử lý gia súc bị bệnh. Quản lý dịch bệnh cần tuyên truyền nêu cao ý thức giúp người chăn nuôi hiểu rõ việc tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc định kỳ để không cho mầm bệnh phát triển và lây lan tránh ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi của cả vùng. Muốn phát triển chăn nuôi xa khu dân cư được hiệu quả, bền vững thì không thể thiếu được yếu tố quy hoạch.

2.1.6.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi tập trung

Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như (chuồng trại, kho chứa, hầm Bioga, hệ thống điện, đường giao thông, nguồn nước tưới…) Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi tập trung cần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và đạt chuẩn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình đầu tư xây dựng để có thể áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện đại.

2.1.6.4. Quản lý kỹ thuật trong các khâu sản xuất

a. Giống

Phát triển chăn nuôi tập trung cần phát triển các giống theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển các giống thích nghi với điều kiện tự nhiện của từng vùng đạt năng suất chất lượng sản phẩm cao như các giống bò siêu thịt, bò

b. Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh

Phát triển chăn nuôi tập trung thì quy mô chăn nuôi sẽ lớn và có nguy cơ xảy ra dịch bệnh như vậy thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôi của hộ chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của huyện nói chung. Do đó, để phát triển chăn nuôi tập trung thì một trong những nội dung quan trong cần phải thực hiện là làm tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn vật nuôi, giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y tiêm phòng cho đàn vật nuôi và vệ sinh thú y.

c. Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Phát triển chăn nuôi tập trung cần phát triển các giống cho năng suất chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường... Ngoài ra, việc phát triển chăn nuôi tập trung với số lượng gia súc lớn do đó công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh là yêu cầu cần thiết để hạn chế rủi ro do dịch bệnh xảy ra. Để góp phần đưa các giống mới cho chất lượng, năng suất, sản phẩm sau khi đi tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phổ biến những kỹ thuật, kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh…đến người chăn nuôi thì cần phải phát triển hệ thống khuyến nông, tăng cường tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi nắm bắt và áp dụng vào sản xuất.

d. Xử lý môi trường trong khu chăn nuôi tập trung

Việc đưa chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư ra ngoài khu chăn nuôi tập trung là một trong những chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay. Giúp cải thiện môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Công tác tuyên truyên về hiệu quả của việc xây dựng hệt thống xử lý chất thải được rộng rãi giúp người chăn nuôi nhận biết hiệu quả và lợi ịch tích cực của nó. Hiện nay 100% các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đều có bể Biogas giúp xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo ra sản phẩm khí sinh học phục vụ cho chăn nuôi. Nhờ có hệ thống xử lý chất thải bằng bể Biogas mà phần lớn chất thải trong chăn nuôi được xử lý hợp vệ sịnh đảm bảo môi trường.

2.1.6.5. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, để phát triển chăn nuôi tập trung bền vững thì yêu cầu đặt ra là thị trường tiêu thụ, giá cả cần phải được quan

tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình chăn nuôi. Giá cả đầu ra ổn định nhằm giúp cho phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển bền vững và ổn định kinh tế - xã hội địa phương.

2.1.6.6. Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất

Trong phát triển chăn nuôi tập trung thì đi đôi với phát triển về quy mô chăn nuôi cần mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi cần phải được nâng lên. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi được nâng lên thể hiện qua việc tăng giá trị sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập tăng lên.

2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

2.1.7.1. Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung

Để phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc các hộ chăn nuôi phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn giúp tạo đà thúc đẩy định hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc chuyển chăn nuôi phân tán trong KDC ra chăn nuôi tập trung ngoài KDC, chủ yếu là các chính sách như: Chính sách đất đai (dồn điền đổi thửa) quy hoạch sử dụng đất, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ con giống, chính sách về ưu đãi đầu tư, giải quyết việc làm, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến... Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Đồng thời, các chính sách này cũng có tác động mạnh mẽ thúc đẩy tới sự ra quyết định của các chủ hộ trong việc đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư, đồng thời cũng định hướng sản xuất kinh doanh của hộ, giúp quy hoạch vùng chăn nuôi của địa phương hoàn thiện hơn...…

2.1.7.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhanh hay chậm của các trang trại chăn nuôi. Để giúp cho phát triển nhanh quy mô các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thì việc phát triển cơ sở hạ tầng là không thể thiếu. Quy mô về đất đai ảnh hưởng đến định hướng phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại cần có đầy đủ đất đai để xây dựng chuồng trại, cùng đường giao thông đi lại thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi lớn. Đất đai cũng có mối liên quan mật thiết đến phát triển nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Hệ thống điện cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong chăn nuôi, điện phục vụ thắp sáng - bảo vệ tài sản, làm mát điều hòa không khí trong chuồng nuôi, bơm nước... Hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng là một vấn đề đáng quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người chăn nuôi và khu vực xung quanh, quản lý không tốt chất thải trong chăn nuôi thì đây là một nguồn lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi. Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải bằng bể Bioga vẫn là biện pháp tối ưu nó phục vụ việc đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm, có thể dùng chạy máy phát điện….

2.1.7.3. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi

Một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi đó là việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật chăn nuôi. Đây là yếu tố giúp phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Việc tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, chế độ ăn uống…nhằm đạt năng suất cao là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi. Việc ứng dụng đồng bộ, hiệu quả các yếu tố kỹ thuật này một cách tối ưu sẽ làm tăng năng suất, giảm chi phí và đem lại lợi nhuận cao hơn trong chăn nuôi.

2.1.7.4.Giống – thức ăn

Trong chăn nuôi giống là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng, trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong chăn nuôi, giống phải chọn lọc theo mục đích sản xuất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng, từng địa phương. Để nâng cao chất lượng giống trong chăn nuôi, một mặt cần cải tạo đàn giống hiện có theo hướng nâng

cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tiến hành lai tạo để tạo ra giống mới phù hợp có chất lượng tốt hơn và năng suất vượt trội, sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội nhằm tạo ra các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Vì vậy, trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý giống vật nuôi để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống; cần có kế hoạch cụ thể cho quá trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả.

Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Chất lượng con giống tốt và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và sự cảm nhiễm dịch bệnh. Ứng với mỗi giai đoạn, lứa tuổi, yêu cầu công tác chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau. Các giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng có tính kế thừa, để chăn nuôi giai đoạn sau hiệu quả thì chăn nuôi ở các giai đoạn trước cần thực hiện tốt.

2.1.7.5. Vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo các yếu tố đầu vào. Trong chăn nuôi người dân cần lượng vốn khá lớn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống và mua các loại thức ăn cho chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp sản xuất hàng hóa, quy mô lớn thì nhu cầu về vốn đang là một bài toán khó đối với các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ mới chăn nuôi. Việc đảm bảo được vốn đầu tư sản xuất sẽ quyết định đến quy mô trang trại và phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

2.1.7.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi. Thị trường là yếu tố định hướng tiết các hoạt động sản xuất các sản phẩm chăn nuôi. Người chăn nuôi cần dựa vào và phân tích tín hiệu thị trường (giá đầu vào và giá đầu ra, lợi nhuận...), quan hệ cầu, cung để đưa ra các quyết định của mình. Việc đưa ra quyết định một cách đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần giúp cho sản xuất chăn nuôi được ổn định bền vững. Các nhân tố thị trường bao gồm: Thị trường đầu ra (sản phẩm, số lượng, giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 25 - 32)