Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 63 - 64)

- Thống kê so sánh: Dùng để so sánh kết quả, hiệu quả, chi phí trong chăn nuôi giữa nhóm hộ chăn nuôi chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt nhỏ lẻ trong khu dân cư và các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

- Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, tuyệt đối, số bình quân để phân tích mức độ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của các nhóm hộ và các loài vật nuôi khác nhau.

- Phương pháp SWOT: Khái niệm ma trận SWOT lần đầu tiên được xây dựng tại trường Kinh doanh Havard Mỹ vào năm 1965, là từ viết tắt của bốn chữ cái đầu tiên của bốn từ: S là Strength (Điểm mạnh), W là Weakness (Điểm yếu), O là Opportunity (Cơ hội) và T là Threat (Nguy cơ). Có thể định nghĩa ma trận SWOT như sau: “Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào, khi phải đối đầu với những nguy cơ và tận dụng được những cơ hội”.

Phương pháp này giúp ta có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp cho sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

- Strengths - Các điểm mạnh (S):Đây là những điểm mạnh để phát triển

chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của các hộ, những yếu tố nội tại của hộ có tác động thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi của hộ phát triển.

- Weaknesses - Các điểm yếu (W): Đây là những điểm còn chưa hoàn

thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém bên trong kìm hãm sự triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của hộ và của địa phương như vốn, kỹ thuật...

- Opportunities - Các cơ hội(O):Đây là các yếu tố bên ngoài là những cơ

hội, yếu tố bên ngoài có lợi hoặc sẽ đem lại lợi ích có tác động thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của hộ phát triển như: Chủ trương chính sách, nhu cầu thị trường…

- Threats - Các mối nguy (thách thức) (T): Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài kìm hãm sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đối với các hộ có thể phải đối mặt như quá trình đô thị hóa dẫn tới diện tích đất bị thu hẹp, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 63 - 64)