Thực trạng thực hiện kỹ thuật trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)

4.1.5.1. Tình hình sử dụng giống của các hộ

Giống là điều kiện để đạt hiệu quả đầu tư chăn nuôi, là tiền đề để nâng cao năng suất chăn nuôi, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư luôn coi giống là yếu tố sống còn. Việc chăn nuôi đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn con giống của các hộ chăn nuôi, mỗi loại con giống khác nhau có chu kỳ sinh truởng, chế độ dinh dưỡng khác nhau dẫn tới hiệu quả trong chăn nuôi của các hộ chăn nuôi cũng khác nhau, mỗi loại giống khác nhau được nghiên cứu quy hoạch cho từng vùng chăn nuôi, giúp phát triển hết các lợi thế của loài trong chăn nuôi, cung cấp giống đủ và đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển của chăn nuôi.

* Tình hình sử dụng giống của các hộ chăn nuôi bò thịt

Qua điều tra khảo sát cho thấy, hiện nay các đơn vị chăn nuôi bò thịt tập trung trên địa bàn huyện Phúc Thọ đang sử dụng các giống bò như bò BBB, bò lai sind một số giống bò khác như bò Vàng, bò bratman… mỗi giống bò có sự sinh trưởng và chất lượng thịt khác nhau. Các giống bò khác nhau có sự sinh trưởng, phát triển, tiêu hao thức ăn và chất lượng sản phẩm khác nhau. Theo ý kiến của cán bộ trạm phát triển chăn nuôi Phúc Thọ (Trạm phát triển chăn nuôi số 2) cùng các đồng chí thú y cơ sở và chủ hộ chăn nuôi được điều tra, giống bò BBB là giống bò sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ tiêu hao thức ăn thấp, chất lượng lượng thịt ngon tuy nhiên tỷ lệ hộ chăn nuôi giống bò này vẫn thấp mới đạt 20% huyện đang có chủ trương khuyến khích chăn nuôi giống bò BBB (Blanc Blue Belge) là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều giống bò của Bỉ với bò Shorthorn, BBB là giống bò thịt đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội (hệ thống cơ đôi), ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm

ngon, hiệu quả kinh tế cao, bò BBB rất hiền lành, trọng lượng sơ sinh bình quân 44kg/con, một năm tuổi đạt trọng lượng 480 – 500 kg/con. Trọng lượng trưởng thành: Bò đực từ 1.100 – 1.250kg/con có trường hợp đạt 1.400 kg/con. Bò cái chửa lứa đầu nặng 700 – 750 kg/con, bò cái cơ bản (trưởng thành) nặng 850 -900 kg/con. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 32 tháng, thời gian mang thai 280 ngày, tỷ lệ đẻ hàng năm 80%, khoảng cách lứa đẻ 14 tháng. Hệ số sử dụng thức ăn cao: 5,5 -7kg. Tỷ lệ thịt tinh/thịt xẻ đạt: 78%.

Nguyên nhân chủ yếu hiện nay, tỷ lệ hộ sử dụng giống bò siêu thịt BBB của huyện còn thấp là do giá bê BBB là giống mới và có giá khá cao so với các giống bê khác do đó nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn chưa có đủ nguồn vốn để đầu tư. Cụ thể: Một số bê F1 BBB sinh ra sau 01 tháng đã được các thương lái thu mua trả giá rất cao, khoảng 8 triệu đồng/bê. Đắt hơn so với bê lai khác khoảng 2,5 - 3,0 triệu đồng/con. Với bê F1 BBB 4 tháng tuổi (bê F1 BBB vừa cai sữa), trọng lượng khoảng 140 - 150 kg/con với từ 17 - 20 triệu đồng/con, cao hơn 8 - 10 triệu đồng/con so với bê lai khác cùng tháng tuổi. Bê 18 tháng tuổi, trọng lượng bình quân từ 450 - 480 kg/con. Đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh nhất khoảng 31 - 32 kg/con/tháng, các thương lái trên thị trường đang trả giá từ 36 - 38 triệu đồng/ con, đắt hơn so với 1 con bò thịt giống khác cùng tháng tuổi khoảng 14 - 16 triệu đồng/con.

Từ đó, muốn nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt tập trung xa khu dân cư, khuyến khích phát triển chăn nuôi, từ thành phố đến huyện cần tạo điều kiện về vay vốn với lãi xuất thấp, thủ tục nhanh gọn để các hộ đầu tư mua các giống siêu thịt chăn nuôi.

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2015)

* Tình hình sử dụng giống của các hộ chăn nuôi lợn tập trung xã khu dân cư

Chăn nuôi lợn ở trên địa bàn gồm chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái sinh sản, trong đó chăn nuôi lợn thịt là chủ yếu, các giống lợn hiện nay các đơn vị chăn nuôi sử dụng phổ biến gồm giống lợn ngoại và giống lợn lai. Tỷ lệ lợn ngoại chiếm 74,22%, tỷ lệ lợn lai chiếm tỷ lệ cao 25,78%. Các giống lợn ngoại đang được nuôi trên địa bàn huyện gồm các giống Landrat, Yorshine… Việt Nam đã ra nhập TPP (Trans - Pacific strategic economic - Partneship Agreement) hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, từ đó các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không bị đánh thuế, chất lượng tốt người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn cả về chủng loại và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu đòi hỏi người chăn nuôi cần phải lựa chọn đưa các giống tiên tiến vào sản xuất và các giống lợn ngoại tăng trưởng nhanh, thời gian chăn nuôi ngắn, tỷ lệ nạc cao có thể đáp ứng được yêu cầu trên.

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2015)

Biểu đồ 4.4. Cơ cấu giống lợn của các hộ điều tra

Chất lượng của con giống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, nguồn cung cấp giống lại có ảnh hưởng đến chất lượng của con giống. Con giống được mua từ các cơ sở sản xuất giống lớn có uy tín được chứng nhận được tiêm phòng, chăm sóc đúng kỹ thuật có chất lượng tốt, tăng trọng và phát triển tốt, ít bị dịch bênh, tuy nhiên chi phí cao. Ngược lại con giống mua ngoài có giá rẻ và

không biết rõ về nguồn gốc, quy trình chăm sóc, tiêm phòng. Qua điều tra khảo sát cho thấy, hiện nay các hộ chăn nuôi đã phần nào chủ động được nguồn giống phục vụ cho chăn nuôi (tỷ lệ đơn vị chăn nuôi tự túc con giống chiếm 65,45%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng con giống mua ngoài còn cao chiếm 34,55%. Thói quen mua con giống bên ngoài thị trường không rõ nguồn gốc tuy giá cả thấp hơn nhưng sẽ dẫn tới nguy cơ bị lây truyền dịch bệnh. Chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô lớn, mức độ đầu tư thâm canh cao, nếu dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc chăn nuôi của chủ hộ, ảnh hưởng gián tiếp tới sự thúc đẩy phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) của toàn huyện. Do đó, để thức đẩy chăn nuôi tập trung xa KDC, cần tuyên truyền, hỗ trợ cho người chăn nuôi để các hộ chủ động được nguồn giống hoặc phát triển cơ sở chăn nuôi con giống để các hộ mua dễ dàng mua con giống đảm bảo con giống sạch không mang mầm bệnh và giảm chi phí giống.

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2015)

Biểu đồ 4.5. Nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra

* Tình hình sử dụng giống trong chăn nuôi bò sữa của hộ

Chương trình cải tạo đàn bò (còn gọi chương trình Sind hóa đàn bò) của nhà nước và của thành phố Hà Nội, đến nay chất lượng đàn bò sữa của huyện tương đối cao. Tỷ lệ hộ sử dụng giống bò lai F2, F3 chiếm gần 76,19%, tỷ lệ hộ sử dụng con lai F1 chỉ chiếm 23,81%. Con lai F1 được lai từ con cái nền lai sind với con đực giống sữa Holsein Friesian (bò sữa Hà Lan) ký hiệu là HF, F2 được lai từ con lai F1 với con đực giống HF , F3 được lai từ con lai F2 với con bò đực

Hà Lan HF. Tư đánh giá của cán bộ chăn nuôi và cán bộ thú y, con lai F1 có kỹ thuật nuôi dễ , tuy nhiên năng suất sữa hấp, phù hợp cho những hộ mới bắt đầu chăn nuôi. Hiệu quả mà con giống F1 mang lại không cao nên sắp tới huyện sẽ giảm dần số lượng bò sữa F1. Chỉ để lại con lai F2, F3 có năng suất và chất lượng sữa cao, tuy nhiên đòi hỏi về kỹ thuật cao hơn, phù hợp với các hộ có điều kiện kinh tế và có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2015)

Biểu đồ 4.6. Cơ cấu giống bò sữa của các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

4.1.5.2. Tình hình sử dụng thức ăn trong các hộ điều tra

Trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt, thức ăn gồm thức ăn thô và thức ăn tinh. Thức ăn thô gồm thức ăn thô xanh (cỏ, rơm, rạ, cây ngô sau thu hoạch bắp…). Trên địa bàn huyện hiện nay thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi hiện nay, chưa nhiều do diện tích trồng cỏ tập trung còn hạn chế. Số liệu điều tra cho thấy, các hộ chăn nuôi bò thịt và bò sữa đã phần nào chủ động được nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò, điều này được thể hiện ở việc các hộ đã dành đất nông nghiệp để trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của các hộ hiện nay còn ít bình quân 1,5 -2 sào nên lượng cỏ chưa đủ phục vụ chăn nuôi, các hộ chăn nuôi phải đi cắt thêm ngoài tự nhiên. Vì vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò tập trung, chính quyền địa phương cần quy hoạch dành quỹ đất phát triển trồng cỏ, tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, giới thiệu các giống có tốt cho nhân dân để chủ động nguồn thức ăn.

Để nâng cao chất lượng các loại thức ăn trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt được ướp, ủ và phối trộn thêm các chất khoảng bổ xung. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số hộ ủ rơm bằng men làm thức ăn cho bò nhưng số lượng còn ít, cần tuyên truyền tập huấn kỹ thuật giúp các hộ có thể tự làm được thức ăn như vậy sẽ giúp giảm chi phí trong chăn nuôi.

Bảng 4.6. Tình hình cung ứng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò tập trung

Chỉ tiêu Bò thịt Bò sữa SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Số hộ điều tra 15 100,00 15 100,00 - Hộ có khu trồng 8 53,33 12 80,00 - Có khu trồng cỏ và cắt ngoài tự nhiên 7 46,67 3 20,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2016)

Thức ăn chăn nuôi lợn: Qua khảo sát điều tra, cho thấy, hiện nay 100% số hộ chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn. Nguồn cung cấp thức ăn cho các hộ chăn nuôi lợn chỉ có 2,86% số hộ chăn nuôi mua trực tiếp thức ăn từ công ty thức ăn và 97,14% số hộ chăn nuôi lợn mua thức ăn công nghiệp từ các đại lý cấp 1. Một trong những khó khăn dẫn tới tỷ lệ hộ chăn nuôi không ký được hợp đồng trực tiếp với các công ty cung cấp thức ăn mà phải thông qua các đại lý cấp 1 là do các hộ chăn nuôi không có vốn (không có tiền mặt để thanh toán luôn và đặt cọc cho các công ty).

4.1.5.3. Tình hình thực hiện công tác vệ sinh, thú y

Trong công tác tiêm phòng , xử lý khi gia súc bị bệnh trong chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn có sự khác nhau. Trong khi 100% các hộ chăn nuôi bò sữa và bò thịt thường xuyên tiến hành tiêm phòng vacxin cho vật nuôi thì chỉ có 68,57% số hộ chăn nuôi lợn tiến hành tiêm phòng thường xuyên. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, công tác tiêm phòng ít được quan tâm hơn, chủ yếu các trang trại chăn nuôi lớn, khả năng lây nhiễm và tổn thất cao mới thực hiện tiêm phòng thường xuyên, đầy đủ cho vật nuôi.

Đối với đàn bò thịt và bò sữa công tác tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia súc hàng năm, đồng thời do số lượng vật nuôi ít, giá trị lớn nên người chăn nuôi chủ động hơn trong công tác phòng bệnh.

Bảng 4.7. Tình hình thực hiện công tác thú y Chỉ tiêu ĐVT Bò thịt Bò sữa Lợn thịt SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tổng số hộ điều tra hộ 15 100 15 100 35 100 2. Tỷ lệ sử dụng vacxin phòng bệnh - Ít hộ - - - - 11 31, 43 -Thường xuyên hộ 15 100 15 100 24 68,57 - Không hộ - - - - - - 3. Ứng xử khi gia súc bị bệnh - Tự chữa hộ - - - - 29 82,86 - Mời bác sĩ thú y hộ 15 100 15 100 - - - Kết hợp cả hai hộ - - - - 6 17,14 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả, (2016)

Việc chăm sóc, xử lý khi gia súc bị bệnh nhận được sự quan tâm lớn từ thành phố đến chính quyền địa phương, huyện Phúc Thọ có trạm phát triển chăn nuôi số 2 trực thuộc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội và trạm thú y huyện cùng kết hợp. Tại mỗi xã , Thị Trấn đều có 1 cán bộ thú y có trình độ từ cao đẳng trở lên... mỗi khi gia súc bị bệnh, các hộ chăn nuôi có thể mời cán bộ kỹ thuật hỗ trợ và cũng có thể tự chữa. Trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt, 100% các hộ mời cán bộ kỹ thuật khi phát hiện bệnh. Đối với chăn nuôi lợn thịt, phần lớn các hộ tự chữa bệnh cho lợn, chỉ khoảng 17% hộ kết hợp tự chữa và mời cán bộ kỹ thuật.

Một số loại dịch bệnh phổ biến hiện nay trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa như tụ huyết trùng, LMLM các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng bệnh cho đàn bò. Các loại dịch bệnh trong chăn nuôi lợn như dịch tả, tai xanh, LMLM, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng….. trong đó, người chăn nuôi tiến

lệ 100%, tỷ lệ tiêm phòng với bệnh LMLM đạt 57,14% riêng đối với bệnh Tụ Huyết Trùng và Đóng Dấu lợn hầu như không tiêm.

Như vậy, công tác phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi tập trung xa KDC hiện nay đã được quan tâm từ việc xây dựng mạng lưới cán bộ thú y cơ sở đủ trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề....nhưng trong quá trình thực hiện, các hộ chăn nuôi mới chỉ tập trung trong phòng trừ và xử lý dịch bệnh đối với chăn nuôi bò thịt, bò sữa do được hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật cũng như thuốc, vacxin, chăn nuôi lợn ít được quan hơn do giá trị trên đầu con của lợn nhỏ hơn so với bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)