Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 100 - 106)

Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chăn nuôi. Đặc biệt là trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC), khối lượng sản phẩn lớn nên việc tiêu thụ sản phẩm lại càng quan trọng. Việt Nam đã ra nhập TPP, các sản phẩm nhập vào với thuế bằng không nên việc cạnh tranh và tiêu tiêu thụ sản phẩm từ khó khăn nay lại càng khó hơn.

Khó khăn trong việc tiêu thu sản phẩm là người chăn nuôi Việt Nam vẫn còn chăn nuôi kiểu chạy theo thị trường, giá cao thì đua nhau nuôi dẫn đến cung vượt quá cầu nên giá cả giảm xuống làm thua lỗ. Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với số lượng hàng hóa lớn nhưng vẫn còn mang hình bóng, tư duy của chăn nuôi nhỏ lẻ. Đa số các hộ chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò thịt trước khi nuôi không có hợp đồng bán sản phẩm mà giá bán sản phẩm do thị trường và thương lái quyết định nên đầu ra bấp bênh. Khi sản phẩm đã đến lúc xuất do không có hợp đồng nên thường bị thương lái thu mua ép giá nếu không bán sẽ không để được, để lại không có lãi nên các hộ phải chịu thiệt. Các hộ chăn nuôi bò thịt và lợn thịt với hình thức mua bán tự do, đây là phương thức mua bán linh hoạt, tuy nhiên nó tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và người chăn nuôi thường bị thương lái ép giá khi số lượng sản phẩm lớn. Việc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước lúc chăn nuôi sẽ tạo ra rằng buộc giũa hai bên, cùng nhau thỏa thuận với mức giá bán hợp lý sẽ là yếu tố thúc đẩy chăn nuôi tập trung quy mô lớn phát triển.

Đối với sản phẩm của chăn nuôi bò sữa, số lượng bò sữa của Phúc Thọ vẫn còn ít nên sản phẩm tiêu thụ đều được 2 điểm thu gom sữa đóng trên địa bàn huyện ký hợp đồng thu gom và cung cấp cho công ty sữa quốc tế nên việc tiêu thu được đảm bảo.

Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm, chăn nuôi với số lượng lớn giá thành sản phẩm giảm, có khả năng cung cấp với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo có uy tín, có sức cạnh tranh trên thị trường. Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư các hộ chăn nuôi liên kết thành lập chi hội phát triển chăn nuôi, giúp nhau nắm bắt giá cả thị trường trao đổi kinh nghiệm nên ít bị ép giá. Từ đây, huyện cần có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi đàn bò sữa, giúp nông dân làm giàu từ chăn nuôi.

4.2.7. Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ

4.2.7.1. Thuận lợi

Thứ nhất: Phúc Thọ là huyện nông nghiệp nằm ở ngoại thành Hà Nội, địa hình được chia làm 2 vùng. Vùng đất trong đồng bao gồm 12 xã, vùng đất ngoài đồng bao gồm 11 xã. Huyện đã hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa, giúp phân chia các loại đất vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi. Các khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) đều có đường đi thuận tiện và 100% có điện lưới. Đây là điều kiện cơ bản để các hộ chăn nuôi trong KDC có thể chuyển ra ngoài KDC.

Thứ hai: Phúc Thọ là huyện nằm ở phía tây thành phố, cách trung tâm thủ đô khoảng 30km theo đường quốc lộ 32, tiếp giáp với thị xã Sơn Tây, đi các tỉnh. Với địa lý thuận lợi và giao thông thuận tiện cách thủ đô Hà Nội vừa đủ để phát triển chăn nuôi mà không ảnh hưởng đến thủ đô, thuận tiện trong việc mang các sản phẩm nông nghiệp đi tiêu thụ, đặc biệt là sản phẩm tươi sống vào trung tâm với thời gian ngắn, đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Mặt khác trên địa bàn thành phố lại có trung tâm giống gia súc Hà Nội, công ty giống CP cung cấp

nguồn giống tốt đảm bảo cho bà con chăn nuôi. Thứ ba: Được các cấp, các ngành quan tâm chính sách hỗ trợ thúc đẩy

phát triển chăn nuôi. Huyện đã xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi bò thịt BBB tại xã Thượng cốc, nghiệm thu mô hình đạt kết quả đạt cao về chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế. Năm 2014 được Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội

triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại xã Thọ Lộc đạt kết quả tốt. Năm 2015 liên kết 6 bên giữa Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Phòng kinh tế huyện, trạm thú y huyện, UBND xã Thọ Lộc, Công ty cám sinh học, người chăn nuôi – giết mổ. Thực hiện mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học, được UBND huyện hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán sản phẩm nông nghiệp sạch của huyện, bán thịt lợn sinh học và rau an toàn. Đây là một bức đột phát của huyện trong chỉ đạo phát triển chăn nuôi, tạo ra sản phẩm sạch mang tính chất nhân văn cho xã hội.

Thứ tư: Trên địa bàn huyện có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng ngân hàng chính sách xã hội nằm ở trung tâm của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tiếp cận được nguồn vốn. Huyện giáp danh với thị xã Sơn Tây có khả năng giao lưu, trao đổi và có nhiều ngân hàng lớn đóng trên địa bàn, khi có nhu cầu về vốn người chăn nuôi cũng rất thuận tiện. Khi có vốn người chăn nuôi có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập đàn mới, cải tạo giống mua, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, mua thức ăn...

Thứ năm:Trên địa bàn huyện có 2 trạm đó là trạm thú y huyện và trạm phát triển chăn nuôi số 2. Trạm thú y có thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Trạm phát triển chăn nuôi số 2 thực hiện công tác phát triển chăn nuôi, cải tạo đàn giống đưa các con giống mới vào chăn nuôi đạt hiệu quả năng xuất cao. Cả hai trạm kết hợp cùng phòng kinh tế tổ chức tập huấn về công tác chăn nuôi cho các hộ hàng năm đều đạt kết quả tốt.

4.2.7.2. Khó khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Qua điều tra khảo sát ta thấy các hộ chăn nuôi chưa chuyển sang chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) là: Thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi kém, khó tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật chăn nuôi hạn chế... Tuy nhiên, nguyên nhân chính đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt là thiếu vốn đầu tư do chi phí đầu tư ban đầu theo hướng tập trung xa KDC lớn; tiếp theo do kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, chăn nuôi bò đặc biệt là bò sữa yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc, thức ăn tương đối cao, nên đầu tư với quy mô lớn người chăn nuôi rất dễ gặp rủi ro; ngoài ra, không có lao động cũng gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi khi thực hiện chăn nuôi tập trung xa KDC, đòi hỏi phải có lao động thường xuyên chăm sóc, bảo vệ tài sản các hộ không thể tận dụng lao động gia đình như chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt, nguyên nhân lớn nhất do cơ sở hạ tầng ra khu chăn nuôi kém,

chưa được đầu tư nên hạn chế người dân trong sản xuất; khó tiêu thụ sản phẩm, chăn nuôi lợn với quy mô lớn nên thị trường đầu ra không ổn định là vấn đề đáng lo ngại, khi giá cả thay đổi cũng ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả chăn nuôi của người nông dân, do đó người dân chưa đầu tư chăn nuôi theo quy mô lớn, sử dụng không hiệu quả công suất thiết kế của chuồng nuôi; bên cạnh đó, thiếu vốn đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân chưa đầu tư mạnh trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Bảng 4.16. Lý do các hộ chăn nuôi chưa chuyển ra chăn nuôi tập trung xa KDC

ĐVT: %

TT Chi tiêu* Lợn Bò thịt Bò sữa

1 Thiếu vốn đầu tư 70 80 75

2 Khó tiêu thụ sản phẩm 85 50 55

3 Cơ sở hạ tầng ra khu chăn nuôi kém 75 45 65

4 Sợ dịch bệnh 80 60 70

5 Kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế 60 75 60

6 Không có lao động 65 70 75

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính toán của tác giả (2016)

* Ghi chú: Câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời

Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ địa phương về khó khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Theo tôi khó khăn lớn nhất mà các hộ chăn nuôi đang gặp phải là vấn đề vốn đầu tư, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đòi hỏi các hộ phải có vốn lớn để đầu tư xây dựng chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, điện, đường đi lại, các công trình phụ trợ…..Trình độ quản lý, kiến thức chăn nuôi còn hạn chế, ít lao động không có lao động trẻ. Diễn biến thời tiết phức tạp dẫn tới dịch bệnh có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào, giá thức ăn không ổn định, đầu ra bấp bệnh, thương lái ép giá, đấy là một trong những khó khăn làm chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển chậm.

Bảng 4.17. Phân tích SWOT đối với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Điểm mạnh (S) - Có đất đai, lao động - Gần thị trường lớn - Có hệ thống mạng lưới thú ý tốt Điểm Yếu (W)

- Vốn, đất đai nhỏ, đường đi chưa được bê tông hóa - Trình độ chuyên môn, khả năng tìm kiếm thị trường kém

- Quy mô chăn nuôi nhỏ

Cơ hội (O)

- Sự qua tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành - Nhu cầu số lượng sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng ngày càng cao

S - O

- Đẩy mạnh mở rộng quy mô chăn nuôi

W - O

- Vay vốn đầu tư sản xuất - Quy hoạch khu CNTT xa khu dân cư

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn

- Tăng quy mô chăn nuôi

Thách thức (T)

- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao - Dịch bệnh diễn biến phức tạp

S – T

- Nâng cao chất lượng sản phẩm - Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới thú y để hạn chế và kiểm soát dịch bệnh W – T

- Tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi, cán bộ thú y cơ sở

- Đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi xa khu dân cư

* Điểm mạnh

Phúc Thọ là huyện nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đất đai được chia làm 2 vùng chính đó là vùng trong đồng bao gồm 12 xã và vùng ngoài đồng bao gồm 11 xã, là huyện nông nghiệp nên rất thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi. Đặc biệt là huyện đã thực hiện xong trương trình dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi ra ngoài khu dân cư (KDC) tại các vùng đã quy hoạch làm trang trại VAC.

Qua nhiều năm, chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC, các hộ chăn nuôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Phúc Thọ là đầu mối nhiều tuyến giao thông quan trọng đi các tỉnh, có tuyến quốc lộ 32 đi thẳng xuống trung tâm Thành phố Hà Nội một thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn đặc biệt là sản phẩm từ chăn nuôi. Đây là điều kiện tốt cho huyện Phúc Thọ phát triển chăn nuôi tập trung xa KDC.

* Điểm yếu

Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) cần một lượng vốn lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, đầu tư con giống, thức ăn đảm bảo chất lượng, thuốc thú y...Thực tế các hộ chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu có kinh tế ở mức trung bình, khá nên không có khả năng về vốn đầu tư cho trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi nên chăn nuôi tập trung xa KDC các hộ sẽ gặp khó khăn về vốn đầu tư.

Chăn nuôi tập trung xa KDC có quy mô lớn nếu có dịch bệnh xảy ra hậu quả sẽ khôn lường có thể làm cho hộ phá sản, đòi hỏi người chăn nuôi phải có đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật để hạn chế dịch bệnh có thể xảy ra. Thực tế hiện nay, số lượng lao động tham gia chăn nuôi chủ yếu là tận dụng người trong gia đình

Thị trường tiêu thụ giá cả lên xuống không ổn định, sản phẩm bán ra chủ yếu là cho thương lái và thường bị ép giá.

* Cơ hội

Được sự quan tâm của Nhà Nước, các cấp chính quyền trong việc hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dâ cư (KDC) cụ thể: Về đất đai, Nhà nước khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Miễn thuế sản xuất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho nông dân. Thông qua Phòng kinh tế, Trạm thú y, Trạm phát triển chăn nuôi số 2 chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến quy trình chăn nuôi, các biện pháp phòng và điều trị bệnh.

Nhu cầu sản phẩm từ chăn nuôi như: Thịt, sữa, trứng, cá... của người tiêu dùng ngày càng cao, không những trong nước mà cả trên thế giới cũng tăng, nhất là ở những nước phát triển, những nước công nghiệp.

* Thách thức

Việc đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng dẫn tới đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, đất đai đang trong quá trình quy hoạch lại, không ổn định sản xuất.

Đa số lao động trẻ đi học và làm việc tại thành phố, số còn lại không đi học thì đi làm công nhân nên lao động trong chăn nuôi chủ yếu là người trung tuổi và người già. Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập TPP nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày cào cao, giá thành phải cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 100 - 106)