Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 61)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là phương pháp được sử dụng trong đánh giá, sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. Qua đó, đánh giá các nội dung liên quan đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư từ cơ chế chính sách, công tác quản lý, quy hoạch, dịch vụ, con giống, kỹ thuật cho đến tiêu thụ sản phẩm…

3.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin của chủ các cơ sở chăn nuôi, cùng các hộ thảo luận các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc gặp phải trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, những nguyên nhân mà các hộ chưa áp dụng phương thức chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

Đề tài lựa chọn 3 xã Phụng Thượng, Thượng Cốc, Thọ Lộc trong vùng nghiên cứu. Đây là các xã phát triển mạnh về chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn thịt xa khu dân cư đại diện cho các xã trong huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.3.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thôn tin đã được công bố trên sách báo, tập chí, các loại báo cáo, trên các trang web...Thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ, thông tin tình hình chăn nuôi chung của huyện và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện trong thời gian 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Các thông tin được thu thập từ báo cáo kinh tế xã hội của huyện, báo cáo chăn nuôi của huyện trong thời gian 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015.

+ Thông tin chính về tình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.

+ Tình hình Phát triển chăn nuôi trong khu dân cư và ngoài khu dân cư của huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.

3.2.3.2. Thông tin sơ cấp

- Đối tượng và phương pháp điều tra khảo sát

+ Khảo sát các hộ chăn nuôi ở 3 xã trong vùng nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đây là các xã phát triển về chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt mạnh nhất huyện có tiềm năng phát triển bền vững trong chăn nuôi tập trung. Mỗi xã điều tra 2 nhóm hộ; nhóm hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư và nhóm hộ chăn nuôi trong khu dân cư, sử dụng phương pháp phóng vấn bằng phiếu điều tra thông tin liên quan đến phát triển chăn nuôi và một số yếu tố khác...

Xã Thọ Lộc điều tra hộ chăn nuôi lợn: Điều tra với số lượng 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư và 35 hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

Xã Phụng Thượng điều tra hộ chăn nuôi bò sữa: Điều tra với số lượng 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư và 15 hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

Xã Thượng Cốc điều tra hộ chăn nuôi bò thịt: Điều tra 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư và 15 hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

+ Phỏng vấn KIP: Phỏng vấn hộ chăn nuôi, Phỏng vấn cán bộ quản lý (cán bộ phòng kinh tế), phỏng vấn cán bộ địa phương.

+ Nội dung điều tra khảo sát:

+ Các thông tin chung về hộ: Hình thức chăn nuôi, Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, hình thức chăn nuôi, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và trong chăn nuôi, nguồn thu nhập.

+ Nguồn lực của hộ: Đất đai, tài sản, vốn, tư liệu sản xuất, kiến thức chăn nuôi. + Tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi của hộ; Hệ thống canh tác, phần trăm các ngành; tình hình đầu tư cho chăn nuôi, diện tích chăn nuôi, số lượng đàn gia súc, việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung của các hộ. + Các ý kiến đề xuất của hộ.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin sau khi thu thập từ các phiếu điều tra được nhập vào máy tính và sử dụng công cụ Excel để xử lý số liệu.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Thống kê so sánh: Dùng để so sánh kết quả, hiệu quả, chi phí trong chăn nuôi giữa nhóm hộ chăn nuôi chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt nhỏ lẻ trong khu dân cư và các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

- Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, tuyệt đối, số bình quân để phân tích mức độ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của các nhóm hộ và các loài vật nuôi khác nhau.

- Phương pháp SWOT: Khái niệm ma trận SWOT lần đầu tiên được xây dựng tại trường Kinh doanh Havard Mỹ vào năm 1965, là từ viết tắt của bốn chữ cái đầu tiên của bốn từ: S là Strength (Điểm mạnh), W là Weakness (Điểm yếu), O là Opportunity (Cơ hội) và T là Threat (Nguy cơ). Có thể định nghĩa ma trận SWOT như sau: “Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào, khi phải đối đầu với những nguy cơ và tận dụng được những cơ hội”.

Phương pháp này giúp ta có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp cho sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

- Strengths - Các điểm mạnh (S):Đây là những điểm mạnh để phát triển

chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của các hộ, những yếu tố nội tại của hộ có tác động thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi của hộ phát triển.

- Weaknesses - Các điểm yếu (W): Đây là những điểm còn chưa hoàn

thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém bên trong kìm hãm sự triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của hộ và của địa phương như vốn, kỹ thuật...

- Opportunities - Các cơ hội(O):Đây là các yếu tố bên ngoài là những cơ

hội, yếu tố bên ngoài có lợi hoặc sẽ đem lại lợi ích có tác động thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của hộ phát triển như: Chủ trương chính sách, nhu cầu thị trường…

- Threats - Các mối nguy (thách thức) (T): Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài kìm hãm sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đối với các hộ có thể phải đối mặt như quá trình đô thị hóa dẫn tới diện tích đất bị thu hẹp, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm….

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực của hộ

- Tuổi bình quân của chủ hộ - Số nhân khẩu

- Trình độ văn hóa của chủ hộ - Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi

- Diện tích đất đai và chuồng trại - Số lượng vốn, tỷ lệ các nguồn vốn của hộ - Số lượng và giá trị các loại tài sản phụ vụ chăn nuôi của hộ

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu mô tả tình hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của hộ

- Tổng chi phí đầu tư - Cơ cấu giống - Số lượng các loại gia súc

- Giá các yếu tố đầu vào

- Sản lượng bán, giá bán sản phẩm - Giá thành sản phẩm

- Tổng doanh thu - Thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi - Các vấn đề phát sinh

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG CỦA HUYỆN PHÚC THỌ PHÚC THỌ

4.1.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Phúc Thọ Phúc Thọ

4.1.1.1. Chủ trương, chính sách của địa phương trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Các chủ trương chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được Thành phố, Huyện và chính quyền địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, tác động tích cực đến kinh tế chính trị xã hội của địa phương nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

a. kế hoạch số 05/KH-UBND về việc“ phát triển chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản năm 2013”của ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ ngày 17/01/2013

Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch về việc phát triển chăn nuôi, nhằm định hướng đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Thành lập được ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Có phương án xử lý khi có dịch bệnh xây ra nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị xã hội của huyện.

Kế hoạch nêu rõ trong năm triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh 35 – 40 lớp mỗi lớp từ 40 – 45 học viên. Xây dựng các mô hình điểm phát triển chăn nuôi nhằm kích cầu giúp người chăn nuôi mạnh rạn đầu từ công nghề vào chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn huyện và triển khai các đợt tiêm phòng, tổng vệ sinh phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

b. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND“ Về việc cho phép làm nha tạm, chuồng trại đối với dự án chưa đủ tiêu chí cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thuộc diện tích đã được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp” ngày 03/07/2014 của HĐND huyện Phúc Thọ

Nghị quyết thúc đẩy phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cho phép các hộ chăn nuôi có trang trại trên đất nông nghiệp chưa được công nhận kinh tế trang trại được phép làm nhà tạm để phục vụ chăn nuôi. Đây là một bước tiến đột phá giúp các hộ phát triển trong chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình. Nhờ đó, mà các hộ đã chủ động đầu tư vào chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm ô nhiểm môi trường.

c. Trương trình số: 06 – CTr/KT về “ Phát riển nông nghiệp năm 2014” của UBND huyện giao phòng kinh tế xây dựng và triển khai ngày 16/02/2014.

Qua đó, triển khai xây dựng các mô hình điểm ở các xã nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đạt hiệu quả cao. Trên địa bàn huyện đã thành lập được các chi hội chăn nuôi bò thịt và chăn nuôi lợn, hợp tác xã chăn nuôi, thành viên của các chi hội và hợp tác xã là các hộ dân chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mỗi một chi hội có từ 25 - 40 hội viên. Các chi hội, hợp tác xã đều có ban chỉ đạo hoạt động giúp chi hội đi đúng hướng gắn kết người chăn nuôi tạo thành một khối đoàn kết cùng nhau phát triển. Các chi hội thường xuyên họp tháng một lần nhằm rút kinh nghiệm trao đổi về giá cả thịt trường, chia sẻ các biện pháp điều trị bệnh mới, nhờ đó có thể giúp nhau phát triển trong chăn nuôi.

Từ đó, UBND huyện định hướng phát triển từng loại vật nuôi cho từng địa phương để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xã.

Chăn nuôi bò sữa ở Xuân Phú và Phụng Thượng là hai xã có số lượng bò nhiều nhất có lợi thế có điểm cân sữa ngay tại xã, tổng đàn bò của 2 xã chiếm 56% tổng đàn bò sữa của huyện.

Chăn nuôi bò thịt xã Thượng cốc với tổng đàn 1705 con là một trong những xã có số lượng bò thịt lớn. Xã đã thành lập chi hội phát triển chăn nuôi bò thịt giúp cho phong trào chăn nuôi được nâng lên, quy mô chăn nuôi của các hộ từ 5 đến 20 con trở lên. Đây là một trong những nơi cung cấp thịt bò ra thị trường của huyện và thành phố Hà Nội.

Chăn nuôi lợn tại xã Thọ Lộc chủ yếu là các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với tổng số 39 hộ, quy mô từ 50 đến 200 con. Nhờ có chi hội phát triển chăn nuôi lợn mà các hộ chăn nuôi trao đổi kinh nghiệm giúp nhau trong chăn nuôi nên tổng đàn đã tăng lên đáng kể. Thọ Lộc là xã đầu tiên của huyện đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư với số lượng lớn các hộ tham gia.

d. Quyết định số 189/QĐ-UBND“Về việc ban hành hướng dẫn lập dự án; thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ” ngày 30/01/2015.

Quyết định ra soát các khu quy hoạch phát triển chăn nuôi, hướng dẫn các hộ lập dự án phát triển chăn nuôi. Nhờ có Quyết định mà các hộ đã chủ động làm dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lâu dài. Khi có dự án các hộ yên tâm trong quá trình sản xuất, phát triển chăn nuôi, có thể vay vốn giúp mở rộng sản xuất. Đây là một quyết định mang tính chiến lược trong phát triển chăn nuôi tập trung; Định hướng phát triển các giống cây, con mới mang hiệu quả giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp.

* Về chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Theo (Báo cáo khuyến nông, 2015) hàng năm UBND huyện giao phòng kinh tế phối hợp cùng Trạm thú y tổ chức tập huấn về công tác tiêm phòng và xử lý khi có các loại bệnh như: Lở Mồm Long Móng, bệnh Tai Xanh, bệnh Cúm Gia cầm, bệnh dịch Tả, bệnh Dại và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Năm 2013, tổ chức 36 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 34 lớp với tổng số 1260 người tham dự. Năm 2014, tổ chức 32 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 30 lớp với tổng số 1060 người tham dự. Năm 2015, tổ chức 31 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 29 lớp với tổng số 1015 người tham dự.

Trong năm 2015 phòng kinh tế huyện kết hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức tập huấn kết hợp thăm quan mô hình chăn nuôi với thời gian 3 ngày cho 200 hộ chăn nuôi lớn của huyện với nội dung về các chủ trương chính sách của thành phố về hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và các biện pháp phòng trị bệnh trong chăn nuôi tại khách sạn công đoàn huyện Ba Vi – Hà Nội. Qua đợt tập huấn các hộ trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, điều trị các loại bệnh mới; Các hộ đã nắm bắt được

các chủ trương, chính sách về phát triển chăn nuôi của thành phố và huyện. Từ đó, giúp các hộ có định hướng phát triển chăn nuôi hiệu quả bền vững.

* Về phòng chống dịch bệnh và mạng lưới thú y:

Trên địa bàn huyện có trạm thú y, trạm trưởng, trạm phó cùng 10 nhân viên, phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trạm phát triển chăn nuôi số 2 đóng trên địa bàn huyện gồn có 1 trạm trưởng và 4 nhân viên phụ trách phát triển chăn nuôi, chuyển giao các loại con giống mới giúp người chăn nuôi tiếp cận được một cách tốt nhất.

Mạng lưới thú y cơ sở có 23 tưởng ban chăn nuôi thú y ở 23 xã, Thị Trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 61)