Khái quát tình hình chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 65 - 75)

PHÚC THỌ

4.1.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Phúc Thọ Phúc Thọ

4.1.1.1. Chủ trương, chính sách của địa phương trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Các chủ trương chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được Thành phố, Huyện và chính quyền địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, tác động tích cực đến kinh tế chính trị xã hội của địa phương nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

a. kế hoạch số 05/KH-UBND về việc“ phát triển chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản năm 2013”của ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ ngày 17/01/2013

Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch về việc phát triển chăn nuôi, nhằm định hướng đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Thành lập được ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Có phương án xử lý khi có dịch bệnh xây ra nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị xã hội của huyện.

Kế hoạch nêu rõ trong năm triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh 35 – 40 lớp mỗi lớp từ 40 – 45 học viên. Xây dựng các mô hình điểm phát triển chăn nuôi nhằm kích cầu giúp người chăn nuôi mạnh rạn đầu từ công nghề vào chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn huyện và triển khai các đợt tiêm phòng, tổng vệ sinh phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

b. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND“ Về việc cho phép làm nha tạm, chuồng trại đối với dự án chưa đủ tiêu chí cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thuộc diện tích đã được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp” ngày 03/07/2014 của HĐND huyện Phúc Thọ

Nghị quyết thúc đẩy phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cho phép các hộ chăn nuôi có trang trại trên đất nông nghiệp chưa được công nhận kinh tế trang trại được phép làm nhà tạm để phục vụ chăn nuôi. Đây là một bước tiến đột phá giúp các hộ phát triển trong chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình. Nhờ đó, mà các hộ đã chủ động đầu tư vào chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm ô nhiểm môi trường.

c. Trương trình số: 06 – CTr/KT về “ Phát riển nông nghiệp năm 2014” của UBND huyện giao phòng kinh tế xây dựng và triển khai ngày 16/02/2014.

Qua đó, triển khai xây dựng các mô hình điểm ở các xã nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đạt hiệu quả cao. Trên địa bàn huyện đã thành lập được các chi hội chăn nuôi bò thịt và chăn nuôi lợn, hợp tác xã chăn nuôi, thành viên của các chi hội và hợp tác xã là các hộ dân chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mỗi một chi hội có từ 25 - 40 hội viên. Các chi hội, hợp tác xã đều có ban chỉ đạo hoạt động giúp chi hội đi đúng hướng gắn kết người chăn nuôi tạo thành một khối đoàn kết cùng nhau phát triển. Các chi hội thường xuyên họp tháng một lần nhằm rút kinh nghiệm trao đổi về giá cả thịt trường, chia sẻ các biện pháp điều trị bệnh mới, nhờ đó có thể giúp nhau phát triển trong chăn nuôi.

Từ đó, UBND huyện định hướng phát triển từng loại vật nuôi cho từng địa phương để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xã.

Chăn nuôi bò sữa ở Xuân Phú và Phụng Thượng là hai xã có số lượng bò nhiều nhất có lợi thế có điểm cân sữa ngay tại xã, tổng đàn bò của 2 xã chiếm 56% tổng đàn bò sữa của huyện.

Chăn nuôi bò thịt xã Thượng cốc với tổng đàn 1705 con là một trong những xã có số lượng bò thịt lớn. Xã đã thành lập chi hội phát triển chăn nuôi bò thịt giúp cho phong trào chăn nuôi được nâng lên, quy mô chăn nuôi của các hộ từ 5 đến 20 con trở lên. Đây là một trong những nơi cung cấp thịt bò ra thị trường của huyện và thành phố Hà Nội.

Chăn nuôi lợn tại xã Thọ Lộc chủ yếu là các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với tổng số 39 hộ, quy mô từ 50 đến 200 con. Nhờ có chi hội phát triển chăn nuôi lợn mà các hộ chăn nuôi trao đổi kinh nghiệm giúp nhau trong chăn nuôi nên tổng đàn đã tăng lên đáng kể. Thọ Lộc là xã đầu tiên của huyện đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư với số lượng lớn các hộ tham gia.

d. Quyết định số 189/QĐ-UBND“Về việc ban hành hướng dẫn lập dự án; thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ” ngày 30/01/2015.

Quyết định ra soát các khu quy hoạch phát triển chăn nuôi, hướng dẫn các hộ lập dự án phát triển chăn nuôi. Nhờ có Quyết định mà các hộ đã chủ động làm dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lâu dài. Khi có dự án các hộ yên tâm trong quá trình sản xuất, phát triển chăn nuôi, có thể vay vốn giúp mở rộng sản xuất. Đây là một quyết định mang tính chiến lược trong phát triển chăn nuôi tập trung; Định hướng phát triển các giống cây, con mới mang hiệu quả giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp.

* Về chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Theo (Báo cáo khuyến nông, 2015) hàng năm UBND huyện giao phòng kinh tế phối hợp cùng Trạm thú y tổ chức tập huấn về công tác tiêm phòng và xử lý khi có các loại bệnh như: Lở Mồm Long Móng, bệnh Tai Xanh, bệnh Cúm Gia cầm, bệnh dịch Tả, bệnh Dại và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Năm 2013, tổ chức 36 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 34 lớp với tổng số 1260 người tham dự. Năm 2014, tổ chức 32 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 30 lớp với tổng số 1060 người tham dự. Năm 2015, tổ chức 31 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở là 2 lớp với tổng số 180 lượt người tham dự. Tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi 29 lớp với tổng số 1015 người tham dự.

Trong năm 2015 phòng kinh tế huyện kết hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức tập huấn kết hợp thăm quan mô hình chăn nuôi với thời gian 3 ngày cho 200 hộ chăn nuôi lớn của huyện với nội dung về các chủ trương chính sách của thành phố về hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và các biện pháp phòng trị bệnh trong chăn nuôi tại khách sạn công đoàn huyện Ba Vi – Hà Nội. Qua đợt tập huấn các hộ trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, điều trị các loại bệnh mới; Các hộ đã nắm bắt được

các chủ trương, chính sách về phát triển chăn nuôi của thành phố và huyện. Từ đó, giúp các hộ có định hướng phát triển chăn nuôi hiệu quả bền vững.

* Về phòng chống dịch bệnh và mạng lưới thú y:

Trên địa bàn huyện có trạm thú y, trạm trưởng, trạm phó cùng 10 nhân viên, phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trạm phát triển chăn nuôi số 2 đóng trên địa bàn huyện gồn có 1 trạm trưởng và 4 nhân viên phụ trách phát triển chăn nuôi, chuyển giao các loại con giống mới giúp người chăn nuôi tiếp cận được một cách tốt nhất.

Mạng lưới thú y cơ sở có 23 tưởng ban chăn nuôi thú y ở 23 xã, Thị Trấn đều có trình độ từ cao đẳng trở lên. Tổng số thú y thôn của cả huyện 180 người đều có trình độ từ sơ cấp trở lên. Với hệ thống thú y cơ sở sâu rộng xuống từng thôn xóm việc thực hiện công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm được đảm bảo giúp các hộ chăn nuôi yên tâm đâu tư phát triển chăn nuôi lớn theo hướng công nghiệp.

* Về vay vốn:

Đã tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn theo nhiều nguồn, vay vốn ưu đãi để có cơ hội phát triển chăn nuôi. Vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân, các hộ xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu thực hiện đúng theo thiết kết được trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phê duyệt sẽ được hỗ trợ 100% lại suất vay ngân hàng.

* Xử lý môi trường:

Triển khai các đợt tổng vệ sinh môi trường của UBND thành phố, UBND huyện thực hiện phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường. Hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây bể Biogas để xử lý môi trường trong chăn nuôi. Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã hỗ trợ chế phẩm sinh học giúp hạn chế mùi chất thải trong chăn nuôi.

4.1.1.2. Quy hoạch vùng chăn nuôi trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Chương trình“Phát triển nông nghiệp năm 2014” của UBND huyện giao phòng kinh tế xây dựng và triển khai ngày 16/02/2014.

Phúc Thọ là một huyện nông nghiệp; nông nghiệp là một ngành sản xuất chính, phát triên giống cây trông, vật nuôi là điều cần thiết không thể thiếu. UBND huyện chỉ đạo hướng phát triển chăn nuôi tập chung xa khu dân cư của

các xã trên đại bàn huyện. Qua chương trình xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi; từ các thửa ruộng canh tác kém hiệu quả các hộ đã chủ động dồn điền đổi thửa chuyển đổi mô hình trang trại VAC bước đầu đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả. Ngành nông nghiệp của huyện nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng trong thời gian tới cần khuyến khích phát triển nhiều giống trọng tâm và các giống con cho sản lượng, chất lượng tốt, các con có giá trị kinh tế cao. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, có ký kết hợp đồng tạo cho người chăn nuôi một tác phong chăn nuôi công nghiệp, sản xuất hàng hóa.

*Về chăn nuôi bò thịt:

UBND huyện chủ trương phát chăn nuôi bò thịt định hướng phát triển các loại bò lai Sind, giống bò BBB, giống bò bratman, giống Drougmatte chủ yếu tập trung ở xã Thượng Cốc, Sen Chiểu, Vân Nam, Tam Thuấn, Hiệp Thuận có diện tích bờ đê, bãi bồi, khu chăn thả phù hợp. UBND huyện Phúc Thọ thực hiện trương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó công tác trọng tâm là dồn điền đổi thửa giúp các hộ chăn nuôi có điều kiện đổi đất về một khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Định hướng phát triển chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi từ 10 – 20 con trở lên. Từ đó, làm tăng số lượng các hộ chăn nuôi ở khu tập trung đồng thời tăng tổng đàn.

* Về chăn nuôi bò sữa:

Chủ yếu là chăn nuôi ở Xuân Phú và Phụng Thượng là hai xã có điểm thu gom sữa giúp người chăn nuôi có thể tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương. Xuân Phú là xã vùng bãi rất thuận lợi cho việc phát triển vùng nguyên liệu giúp cung cấp thức ăn; Xuân phú cũng là vùng trọng điểm trong phát triển chăn nuôi bò sữa của thành phố. Đặc biệt là có trạm phát triển chăn nuôi số 2 đóng trên địa bàn huyện là nơi chuyển giao khoa họsc kỹ thuật, hỗ trợ người chăn nuôi. Một số hộ chăn nuôi nhiều đã đầu tư máy thái cỏ, và máy vắt sữa nhằm giảm công lao động, thường xuyên cải tạo đàn bò với các loại giống tốt hơn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, đồng thời trồng các giống cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao thay thế các giống cỏ có chất lượng thấp như SweetJumbo, cỏ Alfafa... Hiện nay, đàn bò sữa của huyện vẫn còn thấp, UBND huyện định hướng chăn nuôi đều là các xã có tiềm năng phát triển trong tương lai.

* Về chăn nuôi lợn siêu nạc:

Xã Thọ Lộc hiện nay đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với diện tích 35ha. Đặc biệt được sự quan tâm của trung tâm phát triển thành phố Hà Nội và trạm phát triển chăn nuôi số 2, các hộ chăn nuôi lợn của xã thành lập chi hội phát triển chăn nuôi giúp nhau phát triển. Chủ trương của huyện định hướng phát triển chăn nuôi các loại giống lợn ngoại siêu nạc (Landrace, Đại Bạch, Yorkshire...).

Các trại chăn nuôi xa khu dân cư tỷ lệ giống lợn có máu ngoại cao hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Các hộ hiện nay chủ yếu không sử dụng phương pháp truyền thống cho sinh sản mà sử dụng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, giúp cải tạo đàn một cách nhanh nhất và chất lượng con con được cải thiện đáng kể. Một số hộ chăn nuôi với số lượng lớn đã mua con giống bố thuần chủng và máy khai thác tinh nhân tạo để tự phục vụ cho chăn nuôi của gia đình.

4.1.1.3. Kết quả phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Phúc Thọ một huyện nông nghệp, chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chính. Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó có tác dụng kích thích trồng trọt phát triển thông qua tận thu sản phẩm phụ làm phân bón, năm 2015 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 62% trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao (thịt, trứng, sữa….vv) cho xã hội. Xu hướng tiêu dùng của xã hội có tính quy luật là khi mà xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi càng tăng, cả về mặt số lượng, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi không những phục vụ nhu cầu sản phẩm tươi của xã hội mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển (da day, dệt may, công nghệ thực phẩm....vv). Việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển ngành nông nghiệp cân đối và bền vững. Thực hiện chương toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới đến năm 2013 Phúc Thọ có 22/23 xã, thị trấn thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa (Thị Trấn Phúc Thọ không nằm trong quy hoạch dồn điền đổi thửa của huyện). Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đặc biệt

là chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn nạc trên địa bàn huyện. Ngành chăn nuôi của huyện đã phát triển nhanh, mạnh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn (Báo cáo tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới, 2014)

* Số lượng đàn và sản lượng

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành đã khôngs chế dịch dịch Tai Xanh xảy ra trên đàn lợn năm 2012 và đến nay chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đạt được kết quả khả quan. Số lượng đàn gia súc của huyện tăng liên tục qua các năm.

Bảng 4.1. Số lượng đàn vật nuôi và sản lượng chăn nuôi trên địa bàn huyện Phúc Thọ (2013 – 2015) TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh % 2014/2013 2015/2014 BQ 1 Tổng đàn bò thịt 6.177 6.902 7.294 111,74 105,68 108,67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 65 - 75)