Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện phúc thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 50)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Phúc Thọ là huyện ngoại thành nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 30 km theo đường Quốc lộ 32, diện tích đất tự nhiên là 11.719,27 ha. Phía Bắc giáp sông Hồng là ranh giới của huyện, giáp với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp với huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, phía Nam giáp với huyện Thạch Thất và huyện Hoài Đức, phía Tây giáp với Thị xã Sơn Tây (Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững vùng đất bãi huyện Phúc Thọ đến năm 2020, 2009).

Theo (Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phúc Thọ đến năm 2020, 2011) Huyện Phúc Thọ có vị trí tiếp giáp với Thị xã Sơn Tây, đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, đô thị...lớn phía Tây của thành phố Hà Nội; cách khu du lịch Đồng Mô và Làng Văn hóa các dân tộc 20 km. Đặc biệt có tuyến Quốc lộ 32 chạy qua địa bàn với chiều dài 16 km đã được đầu tư nâng cấp, tỉnh lộ 421 đi huyện Quốc Oai và tỉnh lộ 419 đi khu công nghiệp cao Hòa Lạc,...Với vị trí địa lý như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thuận lợi phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hóa với các huyện khác của Thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác trong vùng đồng bằng bắc bộ nói chung. Phúc Thọ là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao chênh lệch không đáng kể, độ cao phổ biển từ 8 - 9,5 m so với mực nước biển, địa hình của huyện thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ của huyện có thể chia làm hai vùng như sau:

Vùng đất trong đồng bao gồm 12 xã, thị trấn: Thị Trấn Phúc Thọ, xã Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng, Tam Hiệp với diện tích tự nhiên 6.502,32 ha, chiếm 55,48% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Vùng đất ven sông bao gồm 11 xã: Vân Hà, Vân Phúc, Vân Nam. Xuân Phú, Phương Độ, Cẩm Đình, Thượng Cốc, Hát Môn, Thanh Đa, Tam Thuấn, Hiệp Thuận với tổng diện tích tự nhiên 5.216,95 ha, chiếm 44,52% diện tích tự

Phần lớn diện tích đất canh tác của huyện Phúc Thọ là bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất chăn nuôi các loại gia súc như: lợn, gà, vịt, trâu, bò....

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Theo (Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phúc Thọ đến năm 2020, 2011) Phúc Thọ mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô. Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa hanh khô có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 160c. Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18mm. Số ngày nắng trong mùa khô cũng có xu hướng giảm. Đồng thời đới gió mùa đông bắc của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới thường gây ra áp thấp nhiệt đới.

Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam mang theo hơi nước, nhưng cung có khi là giông bão với sức gió có thể đạt tới 128 – 144 km/h. Lượng mưa được tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão. Bão đến thường kéo theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,3oc, nhiệt độ cao nhất (tháng 7) là 28,8oc, tháng thấp nhất là (tháng riêng) là 15,9oc, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận là 41oc, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,5oc

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.839 mm, tập trung vào tháng 6-9, chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 335,2mm, thấp nhất vào tháng 12 là 17,8mm.

Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác.

Gió có 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh về mùa đông, gió Đông Nam về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4, 5 và 6 có khi xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm Phúc Thọ phải hứng chịu lốc và gió bão nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã có những chuyển biến tích cực, đất đai từng bước được sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và trở thành nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm đi trước một bước. Huyện đã hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010; Tất cả các xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất phục vụ trực tiếp cho công tác giao đất nông nghiệp, đất dãn dân, đất xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn.

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục, hàng năm UBND huyện đã giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Tình hình thực hiện kế hoạch nhìn chung đạt thấp. Một số dự án chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đẩy mạnh và thực hiện ở quy mô ngày càng lớn hơn. Ban GPMB huyện Phúc Thọ phối hợp cùng các ban ngành, UBND xã, thị trấn trên địa bàn Huyện thực hiện công tác GPMB để bàn giao mặt bằng cho các chủ dự án và bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng

3.1.1.4. Hiện trạng và biến động đất đai

a. Hiện trạng sử dụng đất

Huyện Phúc Thọ gồm 22 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên của huyện là 11.719,27 ha, dân số 169.139 người với 39.786 hộ và trên 166 tổ chức, cơ quan, đơn vị sử dụng đất tại huyện (Chi cục thống kê Phúc Thọ, 2014). Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Phúc Thọ được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất của huyện phúc Thọ năm 2014

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 11719,27 100 1 Đất nông nghiệp 6491,53 55,39 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6010,52 51,29 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5841,36 49,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 169,16 1,44

1.2 Đất lâm nghiệp - -

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 408,51 3,49

1.4 Đất làm muối - -

1.5 Đất nông nghiệp khác 72,50 0,62 2 Đất phi nông nghiệp 4702,47 40,13

2.1 Đất ở 1494,42 12,75

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1435,56 12,25 2.1.2 Đất ở tại đô thị 58,86 0,50 2.2 Đất chuyên dùng 2001,35 17,08 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 24,86 0,21 2.2.2 Đất quốc phòng 2,21 0,02 2.2.3 Đất an ninh 1,03 0,01 2.2.4 Đất sản xuất, KDPNN 320,23 2,73 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1653,02 14,11 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,41 0,28 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 100,28 0,86 2.5 Đất sông suối và MNCD 984,73 8,40 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 89,28 0,76 3 Đất chưa sử dụng 525,27 4,48 Nguồn: Tài nguyên và môi trường huyện Phúc Thọ (2015)

Qua biểu số liệu trên ta có thể thấy, Huyện Phúc Thọ có diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên. Trong khi đó, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích.

Bảng 3.2. Quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2014

Đơn vị tính: ha Xã Loại đất Nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất PNN khác Đất chưa sử dụng TT.Phúc thọ 218,26 59,94 92,42 13,81 1,8 Vân Hà 83,31 27,41 13,78 115,9 289,8 Vân Phúc 174,28 102,94 40,24 197,73 1,45 Vân Nam 188,43 120,97 39,64 101,24 182,81 Xuân Phú 283,45 50,15 72,79 68,8 19,24 Phương Độ 50,28 17,9 16,97 80,98 75,26 Sen chiểu 301,86 98,02 77,26 67,68 5,75 Cẩm Đình 91,48 29,37 52,68 141,3 111,83 Võng Xuyên 442,75 112,18 108,13 73,03 1,01 Thọ Lộc 239,16 60,31 53,54 16,88 0,75 Long Xuyên 478,55 63,63 90,46 34,57 - Thượng Cốc 132,63 26,57 75,54 69,75 7,33 Hát Môn 256,2 116,48 48,56 12,35 - Tích Giang 404,26 95,44 82,59 43,35 15,57 Thanh Đa 300,97 51,04 53,15 20,13 0,02 Trạch Mỹ Lộc 362,99 74,47 70,99 18,96 3,25 Phúc Hòa 283,72 40,22 78,06 4,53 3,96 Ngọc Tảo 399,53 52,32 143,55 185,8 1,29 Phụng Thượng 415,27 70,75 116,67 13,3 - Tam Thuấn 264,79 49,07 97,97 44,93 22,91 Tam Hiệp 307,25 57,55 103,98 56,99 1,07 Hiệp Thuận 482,67 58,16 132,32 51 - Liên Hiệp 301,71 54,48 4 66,25 - Nguồn: Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ (2015)

Qua biểu trên ta thấy: Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng vẫn tập trung nhiều nhất ở 4 xã Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Võng Xuyên và Hiệp Thuận. Trong khi đó, xã Vân Hà sử dụng rất ít đất nông nghiệp diện tích đất chưa sử dụng còn lại đáng kể.

b. Tình hình biến động đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 tăng 13.94 ha so với năm 2012, nguyên nhân tăng do điều chỉnh diện tích tự nhiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong đó tăng, giảm các loại đất từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp năm 2014 là 6463.1 ha giảm 1082.66 ha so với năm 2012; - Đất phi nông nghiệp năm 2014 là 4510.7 ha tăng 1414.81 ha so với năm 2012; - Đất chưa sử dụng năm 2014 là 745.47 ha giảm 318.21 ha so với năm 2012; Nhìn chung, sự tăng giảm diện tích của huyện Phúc Thọ chủ yếu là do việc biến động diện tích giữa các loại đất theo quy luật chung đó là giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất của huyện phúc Thọ giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: ha TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG năm 2014 Diện tích

So với năm 2012 Diện tích Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 11719,27 11705,33 13,94 1 Đất nông nghiệp 6491,53 7574,19 1082,66 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6010,52 7234,05 1223,53 1.2 Đất lâm nghiệp - - - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 408,51 340,14 68,37

1.4 Đất làm muối - - -

1.5 Đất nông nghiệp khác 72,50 0 72,50 2 Đất phi nông nghiệp 4702,47 3287,66 1414,81 2.1 Đất ở 1494,42 732,96 761,46 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1435,56 697,93 737,63 2.1.2 Đất ở tại đô thị 58,86 35,03 23,83 2.2 Đất chuyên dùng 2001,35 1403,12 598,23 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 24,86 27,33 2,47 2.2.2 Đất quốc phòng 2,21 1,87 0,34 2.2.3 Đất an ninh 1,03 0 1,03 2.2.4 Đất sản xuất, KDPNN 320,23 60,67 259,56 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1653,02 1313,25 339,77 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,41 26,29 6,12 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 100,28 97,01 3,27 2.5 Đất sông suối và MNCD 984,73 1027,15 42,42 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 89,28 1,13 88,15 3 Đất chưa sử dụng 525,27 843,48 318,21 Nguồn: Tài nguyên và môi trường huyện Phúc Thọ (2015)

3.1.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch

Trên địa bàn huyện có di tích lịch sử nổi tiếng như Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn, đình Hạ Hiệp xã Liên Hiệp cùng với các ngành nghề truyền thống, trang trại. Vùng đất bãi huyện Phúc Thọ đang thu hút nhiều dự án du lịch sinh thái như khu du lịch sinh thái dọc sông Đáy mới và đê Ngọc Tảo là ngững điểm sinh thái dịch vụ thu hút khách du lịch.

3.1.1.6. Tài nguyên đất

Đất phù sa được bồi: Chủ yếu nằm ở ngoài đê sông Hồng và một phần diện tích trong đê thuộc vùng phân lũ. Phân bố ở các xã: Cẩm Đình, Hiệp Thuận, Phương Độ, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc và Xuân Phú.

Đất phù sa không được bồi: Nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông Hồng. Đây là loại đất phù sa mầu mỡ, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phúc Thọ là huyện có nền sản xuất nông nghiệp là chính, bình quân diện tích đất trên đầu người là thấp. Mật độ dân số tương đối cao so với thành phố, phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung vào khu vực thị trấn, thị tứ.

Cơ sở hạ tầng của huyện còn tương đối nghèo nàn, mức sống bình quân so với thành phố còn thấp. Trình độ văn hóa và nhận thức của đa số nhân dân tương đối khá, song điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên kết quả sản xuất chưa cao.

Việc sử dụng đất nông nghiệp đã đi vào ổn định theo chiều hướng thâm canh sản xuất, khai thác triệt để quỹ đất, bảo vệ đất đai và môi trường.

Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế và xu thế đô thị hóa đã và đang đòi hỏi phải tổ chức sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học hơn.

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn huyện năm 2010 đạt khoảng 170 nghìn người, trong đó dân số đô thị khoảng 7500 người (Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ, 2011).

Dân cư của huyện phân bố không đều giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng như khu vực trong đồng và vũng bãi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Phúc Thọ) mật độ dân số là 1959 người/km2. Đối với vùng trong đồng, mật độ

dân số tập trung cao hơn, bình quân 1606 người/km2, trong khi các xã vùng bãi mật độ dân số là 1215 người/km2.

Năm 2013 tỷ lệ nam là 85081 người nữ là 88357 số nữ hơn số nam 3276 người 3,85%

Năm 2014 tỷ lệ nam là 87116 người nữ là 89710 số nữ hơn số nam 2594 người 2,89% (Chi cục thống kê Phúc Thọ, 2011).

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của huyện:

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có hai loại hình giao thông là giao thông đường bộ và một phần là giao thông đường thuỷ.

- Giao thông đường bộ

Hiện trên địa bàn huyện có 1 tuyến quốc lộ, 4 tuyến tỉnh lộ, 8 tuyến đường liên huyện, các tuyến đường trục của 23 xã, thị trấn.

+Quốc lộ: Quốc lộ 32 chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 16,3 km, đây là tuyến đường giao thông chính của huyện với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La ….)

+ Tỉnh lộ:

* Tỉnh lộ 417 bắt đầu từ QL32 đi qua huyện Phúc Thọ (Sen chiểu - Hát Môn) có chiều dài 16,3 km.

* Tỉnh lộ 418 bắt đầu từ quốc lộ 21, đoạn đi qua huyện Phúc thọ (Trạch Mỹ Lộc – Võng Xuyên) có chiều dài 7,8 km.

* Tỉnh lộ 421 chạy qua địa bàn huyện (Hiệp Thuận - Liên Hiệp) có chiều dài 4 km.

* Tỉnh lộ 419 là tuyến từ quốc lộ 32 đi Thạch Thất, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 1,5 km (Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ, 2011).

+ Giao thông nông thôn

Trong thời gia qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội, huyện phúc Thọ và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã từng bước được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 50)