Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 107 - 116)

4.3.3.1. Giải pháp quy hoạch

Việc phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư (KDC) là yêu cầu cần thiết để phát triển chăn nuôi ổn định bền vững. Việc cần thiết nhất là phải xây dựng quy hoạch, mở rộng vùng, khu vực phát triển chăn nuôi là bước đầu tiên. Quy hoạch phải dựa trên cơ sở thực tế từ diện tích đất đai, số hộ có khả năng phát triển chăn nuôi, quy mô chăn nuôi mà từ đó xác định quy mô chăn nuôi của vùng qua từng giai đoạn.

Qua điều ta khảo sát thực tế, xác định những xã, khu vực có điều kiện, tiềm năng về chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi để xây dựng thành vùng, khu vực phát triển chăn nuôi tập trung, xa KDC cho phù hợp.

Để khu vực chăn nuôi được phát triển bền vững, hiệu quả thì cần thiết phải chú ý đến diện tích để trồng cỏ (đối với bò thịt, bò sữa) đảm bảo thuận tiện canh tác, chủ động nguồn nước tưới đáp ứng nhu cầu phát triển đồng đỏ thâm canh, năng suất chất lượng cao, đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc.

Quy hoạch, xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi tiến tới hình thành những khu vực xử lý chất thải tập trung. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ thú y cơ sở đáp ứng với nhu cầu phát triển chăn nuôi của mỗi địa phương.

Cùng với các cơ quan chuyên môn, các đơn vị thu mua, chế biến sữa, giết mổ gia súc, gia cầm quy hoạch và xây dựng mạng lưới thu gom, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo thuận tiện công bằng cho các hộ chăn nuôi.

Trên cơ sở các địa phương có mô hình đã xây dựng, có hiệu quả tiếp tục phát triển ổn định, bền vững và nhân rộng sang các xã, khu vực khác. Từng địa phương cần quy hoạch lâu dài, ổn định, xác định phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư là mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Định hướng phát triển chăn nuôi lâu dài theo hướng công nghiệp, quy mô hàng hóa...

4.3.3.2. Giải pháp vốn

Qua điều tra khảo sát tình hình thực tế về nhu cầu vốn vay của các hộ chăn nuôi, và nghiên cứu các nguồn vốn, cơ chế chính sách hỗ trợ chăn nuôi, đề tài đề xuất một số giải pháp sau đây:

Đầu tư thêm lượng vốn cho quỹ khuyến nông, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, có cơ chế chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ đầu tư vào hệ thống chuồng trại và phát triển chăn nuôi nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC).

Với các trang trại chăn nuôi tập trung xa KDC đã hình thành và hoạt động, Nhà nước ưu tiên cho vay với lãi suất thấp và dài hạn để các trang trại có nguồn vốn mở rộng, phát triển chăn nuôi.

Kiểm tra, giám sát hoạt động, việc sử dụng nguồn vốn, kiểm tra lỗ, lãi, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

Để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi huy động được nhiều vốn, các xã cần đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài trên diện tích trang trại tách khỏi khu dân cư của hộ, để các hộ có thể dùng chính đất đai và tài sản của trang trại thế chấp vay vốn quay lại phát triển trang trại.

Tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thủ tục vay vốn, giải ngân nhanh chóng để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển chăn nuôi.

4.3.3.3. Cơ sở hạ tầng

Thành phố và huyện triển khai hỗ trợ kinh phí cùng với nhân dân bê tông hóa các đường trục chính đi ra ngoài khu trang trại đã được quy hoạch khi dồn điền đổi thửa.

Tạo cơ chế chính sách mở rộng quy hoạch vùng chăn nuôi, cho người dân được chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, đấu thầu đất để các hộ mở rộng được quy mô chăn nuôi.

Cần xác định rõ vị trí xây dựng khu chăn nuôi tách khỏi khu vực dân cư, dành quỹ đất để phát triển trồng cỏ theo hướng thâm canh.

Việc lựa chọn vị trí xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Xây dựng khu chăn nuôi xa KDC và tất cả các công trình khác phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất đã được nhà nước phê duyệt và tuân thủ các nguyên tắc xây dựng cơ bản. Không vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được nhà nước phê duyệt. Có như vậy mới thực hiện được quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của nhà nước và khi đó có các dự án của nhà nước mới dễ thực hiện.

Cách xa KDC, đường quốc lộ, khu vực giết mổ và chợ buôn bán gia cầm, các khu công cộng từ 300m trở lên để tránh sự lây lan dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực trên.

Không xây dựng ở trước các hướng gió chính với các KDC, các chợ và các công trình công cộng.

* Các loại đất có thể xây dựng khu chăn nuôi tập trung Đất khó giao theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ.

Đất giao lâu dài cho các hộ gia đình sử dụng theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính Phủ.

4.3.3.4. Đào tạo tập huấn kỹ thuật

Chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, khả năng rủi ro cao đòi hỏi người chăn nuôi phải có kỹ thuật, được đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bản khi nuôi đồng thời định kỳ được tập huấn nâng cao về kỹ thuật trong chăn nuôi. Ngoài các điều kiện cần thiết đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bền vững từ các hộ thì vai trò của các cơ quan chuyên môn, các Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm, công ty thuốc thú y trong việc chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn cho hộ chăn nuôi là cần thiết.

Đối với chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn cho các hộ trong chăn nuôi tập trung vào nhưng nội dung sau:

Đưa tiến bộ kỹ thuật mới về chọn tạo giống, xây dựng đàn giống có chất lượng cao. Áp dụng các phương pháp sản xuất giống có chất lượng như sử dụng tinh phân ly giới tính, các tinh bò sữa nhập ngoại, tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa việc sản xuất bò sữa HFF1 trên cơ sở đàn bò cái nền lai Sind tại cơ sở...

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, khai thác bảo quản sữa, nuôi bê đực và vỗ béo bò loại thải để lấy thịt tăng hiệu quả chăn nuôi.

Chuyển giao kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cải tạo hệ thống chuồng trại hiện có đảm bảo kỹ thuật, tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng hệ thống chống nóng cho bò nhằm hạn chế hiện tượng Stres nhiệt. Sử dụng thiết bị chăn nuôi công nghiệp, thiết bị và ứng dụng công nghệ xử lý môi trường gắn với việc tiết kiệm năng lượng như máy phát điện chạy bằng khí ga, năng lượng dùng chiếu sáng, quạt mát cho đàn gia súc...

Đưa những giống cỏ mới vào sản xuất như cỏ MulatoII... áp dụng hệ thống tưới cỏ tự động, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và chế biến cỏ nhằm thay đổi tập quán chăn nuôi. Chuyển giao kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn cho chăn nuôi bò đảm bảo cung cấp đủ thức ăn thô xanh trong cả năm, tăng cường ứng dụng các phương pháp chế biến thức ăn như TMR, thức ăn tự phối trộn... nhằm giảm giá thành sản xuất.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm cơ giới hóa, chuyên môn hóa trong chăn nuôi như: Máy vắt sữa, máy thái, máy cắt cỏ...qua đó giải phóng bớt lao động, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đàn.

Chọn và xây dựng hộ chăn nuôi điển hình để chuyển giao kỹ thuật, xây dựng những hộ này trở thành cơ sở đào tạo cho nông dân trong vùng.

Tổ chức cho lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và hộ nông dân đi thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm những mô hình chăn nuôi tập trung điển hình trong và ngoài thành phố Hà Nội từ đó áp dụng có hiệu quả tại địa phương.

4.3.3.5. Tăng quy mô chăn nuôi

Hiện tại, quy mô chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi tập trung còn thấp so với quy hoạch và thấp hơn so với các địa phương khác. Để phát triển được hộ chăn nuôi bò sữa cần các yếu tố sau: Khảo sát những hộ có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi như diện tích đất hay khả năng tích tụ diện tích đất; Vốn và khả năng huy động nguồn vốn; Lao động và lao động có trình độ để có khả năng tiếp cận, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi tập trung. Có sự xúc tiến đầu tư tới các hộ có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) thông qua hội nghị hội thảo, thăm quan giới thiệu các mô hình chăn nuôi tập trung xa KDC có hiệu quả quyết định đi tới chăn nuôi tập trung xa KDC.

Để nâng quy mô chăn nuôi tập trung trên hộ nhằm phát triển đàn vật nuôi đồng thời cũng là tăng hiệu quả chăn nuôi cho hộ nông dân cần có các yếu tố sau: Đánh giá điều kiện có thể có để phát triển chăn nuôi tập trung xa KDC nhằm xác định quy mô tối đa chăn nuôi bò sữa của hộ qua đó các kế hoạch phát triển hợp lý. Huy động các nguồn lực để phát triển tăng quy mô hộ. Tổ chức hội nghị để các doanh nghiệp liên quan tiếp cận và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, thu hút vốn để dân đầu tư và sự hỗ trợ một phần từ phía nhà nước. Chọn những hộ có khả năng đầu tư và tiếp thu những tiến bộ

kỹ thuật để đầu tư xây dựng trại chăn nuôi trình diễn làm hạt nhân để phát triển giống và là động lực để phát triển chăn nuôi trong vùng. Ưu tiên tăng quy mô chăn nuôi của những hộ hiện đang nuôi tập trung xa KDC mà có điều kiện để tăng đàn. Phát triển các trang trại chăn nuôi ngoài KDC, trên cơ sở những hộ có diện tích đất thầu khoán hoặc dồn điền đổi thửa có diện tích đất đủ lớn ngoài khu dân cư, có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi quy mô lớn thì thu hút hộ phát triển chăn nuôi và tạo điều kiện thuận lợi để hộ thu hút các nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và chính sách đầu tư của nhà nước để phát triển chăn nuôi tập trung xa KDC. Thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, đào tạo nghề chăn nuôi bò sữa cho nông dân. Tăng cường thiết bị phục vụ chăn nuôi và cải tiến điều kiện chăn nuôi cho nông dân, hỗ trợ tạo điều kiện ban đầu các yếu tố liên quan đến sản xuất để nông dân áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

4.3.3.6. Giống, thức ăn, thú y và chuồng trại

Giống: Con giống đóng vai trò quan trọng và quyết định lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Thực tế, tại nhiều hộ ở nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội chăn nuôi bò sữa hiệu quả kinh tế chưa cao do ngoài việc quy mô chăn nuôi thấp thì cơ cấu đàn không hợp lý, năng suất chăn nuôi thấp, chất lượng giống quyết định 40% năng suất vật nuôi. Cơ cấu đàn bò sữa ở các hộ trong xã là đối tượng điều tra cho thấy tương đối hợp lý, đối với đàn bò sữa tỷ lệ bò lai F1 chỉ chiếm gần 23,81%, chủ yếu là con giống lai F2 và F3 có năng suất sữa cao. Đối với đàn lợn thịt tỷ lệ lợn ngoại ngày càng được nâng lên tuy nhiên tỷ lệ chưa cao. Tỷ lệ giống bò siêu thịt BBB hiện nay còn thấp. Do đó để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả chăn nuôi cần hỗ trợ, khuyến khích để các hộ chuyển đổi cơ cấu giống từ các giống lợn lai sang chăn nuôi lợn ngoại, tăng tỷ lệ hộ sử dụng giống bò thịt BBB.

Thức ăn: Bên cạnh chuồng trại thì dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cũng rất

quan trọng vì nó là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, đặc biệt là đối với đàn bò sữa, hơn nữa nó còn có vai trò liên quan đến độ bền khai thác, sản xuất sữa của đàn bò. Về vấn đề thức ăn cho bò sữa thì ở những hộ chăn nuôi quy mô dưới 5 con thì không có hộ nào đầu tư trồng cỏ thâm canh, lắp đặt hệ thống tưới cỏ tự động. Các hộ

của huyện hiện nay chủ yếu tự phối trộn thức ăn tinh do tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có do vậy không cân đối về dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa. Những năm qua, thành phố Hà Nội tập trung công tác chỉ đạo kỹ thuật, đào tạo tập huấn nên kể cả những hộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ đều đã biết sử dụng các phương pháp dự trữ chế biến thức ăn thô xanh nên cơ bản đã khắc phục được tình trạng dư thừa thức ăn thô xanh vào mùa hè nhưng lại thiếu vào mùa đông. Các hộ đã chủ động đầu tư khu trồng cỏ tuy nhiên diện tích còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi tập trung với quy mô lớn do đó trong thời gian tới cần quy hoạch và tăng diện tích trồng cỏ, đưa các giống cỏ mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Ứng dụng các phương pháp chế biến thức ăn thô xanh nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Hỗ trợ xây dựng thêm các khu phối trộn thức ăn cho chăn nuôi bò. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật trong chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh đảm bảo đủ thức ăn quanh năm cho bò sữa. Hỗ trợ các giống cỏ mới có năng suất chất lượng cao, thay thế dần những giống cỏ kém chất lượng hiện nay. Tuyên truyền để nhân dân áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap.

Thú y: Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Xây dựng cơ

chế điều hành và hoạt động của hệ thống cán bộ kỹ thuật tại cơ sở đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Sử dụng mạng lưới thú y cơ sở là các cán bộ thú y thuộc các xã, thú y thôn bản trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Tuân thủ nghiêm công tác vệ sinh, phòng bệnh tiêu độ định kỳ theo quy định. Phối hợp với các Công ty chế biến sữa xây dựng các Trạm thu mua sữa, hộ chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới đưa tiêu chí này thành một trong những tiêu chí trong thu mua sữa dưới sự kiểm soát cua các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Nhà nước, doanh nghiệp và hộ nông dân xây dựng công tác thú y phòng bệnh, vệ sinh môi trường thành một chiến lược chung trong đó nhà nước, doanh nghiệp dành một phần kinh phí để duy trì công tác này. Bên cạnh đó nhà nước cần có chính sách riêng đối với công tác thú y trong chăn nuôi tập trung xa KDC như quy định việc tiêu độc, khử trùng định kỳ tại hộ chăn nuôi tập trung là bắt buộc, nhà nước cần hỗ trợ kinh phí trong công tác mua vật tư phục vụ công tác này. Xây dựng hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời không để lây lan dịch bệnh. Hình thành những vùng chăn nuôi

tập trung xa KDC là những vùng an toàn dịch bệnh. Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Thú y, đặc biệt là vai trò của Ban chăn nuôi thú y cơ sở, quan tâm đến chế độ sinh hoạt phí của Trưởng ban và thú y các thôn, cụm dân cư gắn với công tác quản lý giống và thụ tinh nhân tạo. Thu hút những cán bộ có trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 107 - 116)