Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

Muốn phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi xa khu dân cư (KDC) nói riêng thì yếu tố quyết định là đất đai để xây dựng hệ thống chuồng trại, đường giao thông và các công trình phụ trợ, hệ thống xử lý chất thải...

Bảng 4.12 Quỹ đất tính bình quân của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

CN tập trung xa khu dân cư

CN trong khu dân cư SL (m2) Tỷ lệ (%) SL (m2) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất 4.358,67 100,00 2.711,16 100,00

1. Phân theo loại đất

- Đất thổ cư 395,25 9,07 1.090,37 40,22 - Đất nông nghiệp 3.963,42 90,93 1.620,79 59,78 2. Phân theo nguồn hình thành

- Đất của gia đình 2.365,01 54,26 1.288,01 82,64 - Đất thuê, mượn, đấu thầu 1.993,66 45,74 270,57 17,36 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả, (2016)

Qua bảng số liệu điều tra, tính toán ta thấy được sự chênh lệch lớn về diện tích của các hộ chăn nuôi xa khu dân cư (KDC) và các hộ chăn nuôi trong KDC. Từ bảng số liệu, ta có tổng diện tích đất bình quân còn thấp, các hộ chỉ có thể phát triển ở mức gia trang chưa đáp ứng đủ điều kiện phát triển trang trại. Tổng diện tích bình quân của các hộ chăn nuôi xa KDC điều tra là 4358,67m2. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của 1 hộ là 3963,42 m2 chiếm 90,93% diện tích còn lại là diện tích đất thổ cư là 9,07% tương đương 395,25 m2. Đến nay, toàn huyện Phúc Thọ đã hoàn thành chương trình dồn điền đổi thửa, các hộ có diện tích đất chăn nuôi xa KDC của gia đình đều là chuyển đổi từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất đấu thầu. So sánh diện tích đất nông nghiệp bình quân của các hộ chăn nuôi xa KDC và các hộ chăn nuôi trong KDC, diện tích đất nông nghiệp của các hộ chăn nuôi xa KDC gấp 3,2 lần so với các hộ chăn nuôi trong KDC. Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa trung bình 1 hộ chăn nuôi trong KDC có diện tích đất nông nghiệp là 710,96 m2 không đủ để chuyển chăn nuôi ra ngoài KDC vì đưa chăn nuôi ra ngoài cần có đất để xây dựng chuồng trại đảm bảo kỹ thuật, đất trồng cỏ, đất làm nhà kho và các công trình phụ trợ, các hộ phải chăn nuôi trong KDC chủ yếu là xây dựng chuồng trại ở vườn nhà từ 1 đến 2 ô chuồng, diện tích khoảng 20-30 m2. Chăn nuôi trong KDC thường gây mất vệ sinh, không đảm bảo dịch bệnh, không phát triển chăn nuôi lớn được, gây ô nhiễm cho gia đình và các hộ liền kề.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ chăn nuôi về lý do không đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư

Chúng tôi chưa đưa chăn nuôi ra xa KDC được cho dù xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa xong vì diện tích đất nông nghiệp của gia đình quá ít, quỹ đất 2 lại không có để đấu thầu, gia đình chưa thỏa thuận được với các hộ cho thuê đất lâu dài. Chúng tôi mong xã, huyện mở rộng vùng quy hoạch phát triển khu chăn nuôi tạo điều kiện cho chúng tôi thuê lại đất của các hộ để phát triển trang trại chăn nuôi VAC. Hiện nay, các hộ đang chăn nuôi trong KDC tại vườn rất chật chội, mất vệ sinh ảnh hưởng đến đời sống của gia đình và các hộ dân xung quanh.

( Ông Nguyễn Quốc Đông - thôn Trung Nam Lộc – xã Thọ Lộc )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)