Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

* Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt

Từ kết quả khảo sát điều tra so sánh giữa các hộ chăn nuôi trong khu dân cư (KDC) và các hộ chăn nuôi lợn tập trung xa KDC thì chi phí các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC cao hơn, do chi phí thức ăn là chính. Các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC có chi phí lãi vay, chi phí giống, chi phí điện, nước và các khoản phí cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong KDC. Điều này là do các hộ sử dụng giống lợn ngoại được mua từ các trại giống đảm bảo chất lượng và được tiêm phòng đầy đủ nên chi phí cao hơn, việc chăn nuôi tập trung xa KDC cần các hộ phải đầu tư xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật nên cần nhiều vốn đầu tư đó các hộ phải vay vốn lớn. Chăn nuôi tập trung xa KDC các hộ thực hiện các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc tiêu độc khử trùng, tắm rửa, điện để sưởi ấn và thắp sáng phòng ngừa trộm cắp nên chi phí điện, nước cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong KDC.

Chi phí thuốc thú y, thức ăn của nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC thấp hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC. Điều này là do các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC sử dụng các giống ngoại có sự sinh trưởng và phát triển nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, các hộ nuôi với số lượng lớn nên thường mua thức ăn với khối lượng nhiều và mua tại đại lý cấp 1 hoặc công ty nên giá thức ăn thấp hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC. Nhóm hộ chăn nuôi xa KDC có khâu phòng chống dịch bệnh tốt, chấp hành các biện pháp kỹ thuật đầy đủ nên ít phải sử dụng thuốc thú y từ đó tiền thuốc ít hơn các hộ chăn nuôi trong KDC.

Qua tính toán cho thấy, giá trị sản xuất của nhóm hộ chăn nuôi xa KDC là 5 triệu đồng/ 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng, nhóm hộ chăn nuôi trong KDC là 4,7 triệu đồng/ 100kg thịt lợn hơi thấp hơn 0,3 triệu đồng so với nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC. Nguyên nhân của sự chênh lệnh này là do chệnh lệch giá bán sản phẩm. Chất lượng thịt của giống lợn ngại tốt có tỷ lệ nạc cao nên có giá bán cao hơn. Bình quân nhóm hộ chăn nuôi trong KDC chăn nuôi được 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng thu được 0.66 triệu đồng giá trị gia tăng thấp hơn nhóm hộ chăn nuôi xa KDC là 0,176 triệu đồng. Tỷ lệ chênh lệch này nếu so sánh ở trên 100kg thịt hơi xuất chuồng thì nó không ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Nhưng khi đưa vào chăn nuôi tập trung sản xuất theo quy mô hàng hóa với số lượng lớn thì đây không phải là một con số nhỏ, nó sẽ làm thay đổi suy nghĩ và phương thức sản xuất của người chăn nuôi và cả một vùng giúp phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 4.9. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tập trung xa khu dân cư

Chỉ tiêu ĐVT trung xa CN tập KDC

CN trong khu dân cư

I. Chi phí 100kg lợn thịt xuất chuồng

1. Chi phí trung gian 1000 đồng 4.112 4.011 Con giống 1000 đồng 1.350 1.250 Thức ăn 1000 đồng 2.536 2.598

Thú y 1000 đồng 39 69

Lãi vay 1000 đồng 140 70

CP điện, nước, chi khác 1000 đồng 47 24

2. KHTSCĐ 1000 đồng 46 21

3. Công lao động Công 88 97

II. Tổng thu 100kg lợn thịt xuất chuồng

Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng Kg/con 98,35 82,35 Giá bán 1kg thịt hơi 1000 đồng/kg 50 47

III. Kết quả chăn nuôi 5.000 4.700

1. Giá trị sản xuất 1000 đồng/kg 5.000 4.700 2. Giá trị gia tăng 1000 đồng/kg 888 689 3. Thu nhập hỗn hợp 1000 đồng/kg 841 668

IV. Hiệu quả chăn nuôi

1. Hiệu quả chi phí

GO/IC lần 1,22 1,17

VA/IC lần 0,22 0,17

MI/IC lần 0,2 0,17

2. Hiệu quả sử dụng lao động GO/LĐ 1000 đồng/công 56,82 48,45 VA/LĐ 1000 đồng/công 10,09 7,1 MI/LĐ 1000 đồng/công 9,56 6,88 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2016)

Xét về hiệu quả sử dụng vốn, cứ 1 đồng chi phí được bỏ ra, các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) thu được 0,22 đồng giá trị gia tăng và tạo ra 0,2 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC là 0,05 đồng về giá trị gia tăng và cao hơn 0,05 đồng về thu nhập hỗn hợp.

Xét về hiệu quả sử dụng lao động bình quân 1 ngày công lao động nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC tạo ra 10 nghìn đồng giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC gần 3 nghìn đồng và tạo ra 9 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn 3 nghìn đồng so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC. Xét trên 100 kg thịt lợn hơi con số này không đáng kể, tuy nhiên xét trong một năm chăn nuôi, một vùng chăn nuôi thì đây là một con số đáng kể đối với các hộ chăn nuôi và kinh tế của địa phương.

* Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt

Từ phiếu điều tra và tính toán thu được kết quả cho thấy các hộ chăn nuôi bò thịt tập trung xa khu dân cư (KDC) chi phí cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC. Bình quân chăn nuôi 100kg bò thịt tăng trọng hộ chăn nuôi tập trung xa KDC phải đầu tư gần 6 triệu đồng chi phí trung gian và thu được 8,7 triệu đồng giá trị sản xuất cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC 1,4 triệu đồng và thu được gần 2,8 triệu đồng giá trị gia tăng cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC.

Nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC có hiệu quả sử dụng lao động, chi phí cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC. Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC tạo ra 0,49đồng giá trị gia tăng cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC là 0,11 đồng. Nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa KDC tạo ra được 0,44 đồng thu nhập hỗn hợp còn nhóm chăn nuôi trong KDC tạo ra 0,34 đồng ít hơn là 0,1 đồng.

Bảng 4.10. Kết quả chăn nuôi bò thịt tập trung, xa khu dân cư

Chỉ tiêu ĐVT CN tập trung xa khu dân cư

CN trong khu dân cư

I. Chi phí/con/100kg tăng trọng

1. Chi phí trung gian 1000 đồng 5891,16 5440,23 Con giống 1000 đồng 4302,96 4101,25 Thức ăn 1000 đồng 1238 968 Thú y 1000 đồng 36,20 27,98 Lãi vay 1000 đồng 187 241 CP điện, nước, chi khác 1000 đồng 127 102 2. KHTSCĐ 1000 đồng 321 223 3. Công lao động công 67 89

II. Tổng thu/con/100kg tăng trọng

Trọng lượng thịt hơi cuối kỳ kg 418,65 361,45 Giá bán 1kg thịt hơi 1000 đồng/kg 85,5 73,2 1. Thu từ sản phẩm chính 1000 đồng/kg 8550 7320 2. Thu từ sản phẩm phụ 1000 đồng/kg 232 186

Phân kg 646 372

Giá bán 1000 đồng/kg 0,5 0,5

III. Kết quả chăn nuôi

1. Giá trị sản xuất 1000 đồng 8782 7506 2. Giá trị gia tăng 1000 đồng 2890,84 2065,77 3. Thu nhập hỗn hợp 1000 đồng 2569,84 1842,77

IV. Hiệu quả chăn nuôi

1. Hiệu quả chi phí

GO/IC lần 1,49 1,38

VA/IC lần 0,49 0,38

MI/IC lần 0,44 0,34

2. Hiệu quả sử dụng lao động

GO/LĐ 1000 đồng/công 131,07 84,34 VA/LĐ 1000 đồng/công 43,14 23,21 MI/LĐ 1000 đồng/công 38,36 20,71 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả (2016)

Cứ 1 công lao động bỏ ra các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (KDC) tạo ra được 43,14 nghìn đồng giá trị gia tăng và gần 34 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC lần lượt 18 nghìn đồng/công và 6 nghìn đồng/ công.

* Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sữa tập trung xa khu dân cư

Phúc Thọ là huyện nông nghiệp nằm ở ngoại thành của thành phố Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong phát triển chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa. Từ phiếu điểu tra tính toán cho thấy, các hộ chăn nuôi bò sữa tập trung xa khu dân cư (KDC) có hiệu quả trong chăn cao hơn nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC. Qua điều tra cứ bình quân 1 con bò sữa trong 1 năm chăn nuôi thì các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC phải đầu tư trên 12 triệu đồng chi phí trung gian, và 2 triệu đồng chi phí cố định trong đó khấu hao bò giống và khấu hao chuồng trại, cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC là 1,7 triệu đồng. Các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC có đầu tư cao nhưng ngược lại cũng thu được hiệu quả cao hơn nhóm hộ chăn nuôi trong KDC, bình quân chăn nuôi 1 con bò sữa trong 1 năm các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC thu được gần 43 triệu đồng giá trị sản xuất và thu được 30 triệu đồng giá trị gia tăng, thu được gần 28 triệu đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi trong KDC trên 2 triệu đồng.

Xét về hiệu quả sử dụng chi phí và lao động các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC và các hộ chăn nuôi trong KDC. Về hiệu quả lao động thì 1 ngày công lao động bỏ ra các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC thu được 62 nghìn đồng giá trị gia tăng và tạo ra 58 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, các hộ chăn nuôi trong KDC bỏ ra 1 công lao động thu được 51 nghìn đồng giá trị gia tăng và tạo ra gần 48 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Như vậy cùng 1 công lao động bỏ ra thì giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của các hộ chăn nuôi xa KDC thu được cao hơn các hộ chăn nuôi trong KDC lần lượt là 11 nghìn đồng và 10 nghìn đồng. Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC thu được 2,49 đồng giá trị gia tăng và thu được 2,32 đồng thu nhập hỗn hợp, còn các hộ chăn nuôi trong KDC là 2,59 đông và 2,43 đồng.

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sữa tập trung xa khu dân cư

Chỉ tiêu ĐVT CN tập trung xa khu dân cư

CN trong khu dân cư

I. Chi phí BQ/bò/năm

1. Chi phí trung gian 1000 đồng 12224,5 10918,6 Thức ăn 1000 đồng 11065,5 10043,6 Thú y 1000 đồng 381 182 Lãi vay 1000 đồng 362 284 CP điện, nước, chi khác 1000 đồng 416 409 2. KHTSCĐ 1000 đồng 2050,5 1751,6 Khấu hao bò 1000 đồng 1604,5 1336,6 Khấu hao chuồng trại 1000 đồng 446 415 3. Công lao động công 489 554

II. Tổng thu 42688 39215

1. Thu từ sữa 1000 đồng 41794 38659 2. Thu từ bê 1000 đồng 674 355 3. Thu từ phân 1000 đồng 220 201

III. Kết quả chăn nuôi

1. Giá trị sản xuất 1000 đồng 42688 39215 2. Giá trị gia tăng 1000 đồng 30443,5 28296,4 3. Thu nhập hỗn hợp 1000 đồng 28393 26544,9

IV. Hiệu quả chăn nuôi

1. Hiệu quả chi phí

GO/IC lần 3,49 3,59

VA/IC lần 2,49 2,59

MI/IC lần 2,32 2,43

2. Hiệu quả sử dụng lao động

GO/LĐ 1000 đồng/công 87,30 70,79 VA/LĐ 1000 đồng/công 62,26 51,08 MI/LĐ 1000 đồng/công 58,06 47,91

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)