Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 106)

DÂN CƯ

DÂN CƯ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Phát triển chăn nuôi tập trung xa KDC giúp người dân làm giàu trền chính quê hương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.

Phát triển chăn nuôi phải đảm bảo bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm…

Phát triển chăn nuôi tập trung xa KDC phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường…

4.3.2. Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư (KDC) và theo phương thức công nghiệp, hàng hóa, quản lý tốt, đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, trọng điểm phù hợp với từng giống giúp phát triển tối đa lợi thế.

Chuyển đổi áp dụng các phương thức, quy trình quản lý chăn nuôi tiên tiến, hiện đại cho các trang trại, lò giết mổ. Coi chế biến là giải pháp tốt để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng dịch vụ chăn nuôi, thú y hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, có hợp đồng làm việc chăm sóc đảm bảo về dịch bệnh cho đàn vật nuôi được chính quyền địa phương kiểm soát, giám sát.

Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống chăn nuôi thú y nhà nước về chăn nuôi từ trung ương đến địa phương, nhất là công tác tiêm phòng và kiểm soát dịch bệnh, ổn định giá cả đầu ra và đầu vào…..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 106)