2.2.1. Thực trạng và kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi tập trung ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và đa dạng sinh học trên trái đất.
a. Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con…
Theo (Phùng Xuân Việt 2014) tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay, các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: Số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Chăn nuôi Vịt đứng thứ nhất Trung Quốc có 771 triệu con, đứng thứ nhì Việt Nam 84 triệu, đứng thứ ba Indonesia 42,3 triệu, đứng thứ bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: Đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Bảng 2.1. Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009
Chỉ tiêu Trâu (Con) Bò (Con) Dê (Con) Cừu (Con) Lợn (Con) Gà (1000 con) Vịt (1000 con) Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332 Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859 Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478 Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10.000 Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512 Châu Úc - 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473 Nguồn: FAO, (2010) b. Sản phẩm chăn nuôi
Theo (Phùng Xuân Việt, 2014) thịt gia súc, gia cầm: Với số lượng vật nuôi
như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt bò 61,8 triệu, thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa...Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt trâu, trâu, cừu, ngựa , vịt , dê và các vật nuôi khác.
Nếu dân số của thế giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm.
Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Đứng đầu là Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn năm, thứ hai Trung Quốc 6,1 triệu tấn, thứ ba Argentina 2,8 triệu tấn, thứ bốn Australia 2,8 triệu tấn và thứ năm Liên Bang Nga 1,7 triệu tấn/năm. Về thịt trâu đứng đầu là Ấn Độ 1.427,4 tấn, thứ nhì Parkistan 738 tấn, thứ ba Trung Quốc 309,4 tấn, thứ bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm. Về thịt lợn đứng thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức 5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt Nam 2,55 triệu tấn. Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm.
Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Ấn Độ, Hoa kỳ, Brazin, Argentina, Đức và Nga còn về lĩnh vực này của thế giới thì Việt Nam đứng thứ năm về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn.
Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn. Sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Cơ cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừu và lạc đà.
Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9 kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm 0,5 - 0,8% năm.
Mười cường quốc về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn.
Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.
2.2.1.2. Xu hướng phát triển của chăn nuôi thế giới
Theo (Phùng Xuân Việt 2014) xu thế chăn nuôi thế giới trong thời gian gần đây phát triển mạnh về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo đánh giá của Tổ chức Lương thực thế giới chăn nuôi đang hướng tới năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và y tế cộng đồng...
Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu.
Nhu cầu thịt, sữa/người ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng về nhu cầu thực phẩm ở khu vực này tăng khoảng 7 - 8%.
Đối với hình thức chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp cũng đang bị giảm mạnh tại phương Tây (do những hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi động vật và tàn phá môi trường.
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển mô hình chăn nuôi tập trung của một số nước trong khu vực
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…
Trung Quốc
Đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn, gần 60% trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Để thúc đẩy phát triển CNTT xa khu dân cư Trung Quốc đã đưa ra những chính sách khuyến khích bằng cách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ giống, tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại...(Phùng Xuân Việt 2014).
Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên.…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm.
Thái Lan
Từ giữa tháng 11/2009 đến tháng 2/2010 để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm dịch bệnh, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong tổng số đàn lợn 30 triệu con của nước này. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra và giảm ô nhiễm môi trường ở khu vực gần trung tâm thành phố Thái Lan đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với những trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100 km. Nhờ vậy, trong hơn một thập kỉ qua số lượng gia súc trong khu vực này đã giảm đi rõ rệt mà chuyển sang phát triển ở các khu xa khu dân cư vùng ngoại ô thành phố.
Hà Lan
Ứng dụng các thành tựu công nghệ về giống lợn, thức ăn, quản lý trang trại, quy hoạch chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung giúp Hà Lan thành công trong việc đưa tỉ lệ thịt xẻ trung bình của tất cả các loại lợn được giết mổ từ 53,2% năm 2008lên 68,4 % năm 2010. Tỉ lệ thịt loại ngon và rất ngon tăng từ 83% năm 2009 lên trên 90% năm 2012. Năm 2013, Công ty Topigs của nước này thông báo tỉ lệ lợn con cai sữa trung bình/nái/năm tăng từ 24 con lên 25 con chỉ sau 5 năm; tỉ lệ lợn sơ sinh sống sót trung bình là 12,1 /lứa đẻ; tỉ lệ chết trước cai sữa trung bình là11,8%; và số lứa để trung bình là 2,36/nái/năm. Các đàn lợn nái tốt nhất chiếm 10%, sinh trung bình 27,9 con/nái/năm, trong đó có 12,7 con sống sót/lứa, tỉ lệ lợn con chết trungbình là 9,8 %, đạt số lứa đẻ trung bình là 2.34 lứa/nái/năm.
Hoa Kỳ
Tổng đàn bò sữa của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2006-2009 giảm bình quân 0,31%năm. Năng suất sữa bình quân trên toàn liên bang giai đoạn này là 8.416 kg/bò sữa/năm,với năng suất tăng bình quân 1,39%/năm. Tổng đàn bò sữa của Hoà kỳ giảm trung bình5,00% năm trong giai đoạn 2005-2010và 5,40% giai đoạn 2005- 2008. Tổng đàn lợn của Mỹ là 61,2 triệu con tính đến tháng 12 năm 2005, tăng bìnhquân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con gồm nái, nái hậu bị và lợn đực
giống. Số lợncai sữa trung bình 9,03 con/lứa năm 2009 so với 8,96 năm 2008, tăng 0,87%. Số lợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa ở các cơ sở chăn nuôi có qui mô từ 1- 99 con lên 9,10 ở cáctrang trại với qui mô trên 5000 con. Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công trong năm 2009. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lập kế hoạch tổng đàn cho năm 2006 là 60,9 triệu, 62,2 triệu cho năm 2014 và đạt 65,49 triệu vào năm 2015.
Inđônêxia
Tới nay, chăn nuôi gia súc ở Indonesia vẫn được coi là ngành truyền thống, có bề dày lịch sử, không chỉ mang lại nguồn thực phẩm cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi, xử lý chất thải gia súc của Indonesia luôn khác biệt với các nước trong khu vực như tổ chức nông dân sản xuất theo nhóm, cùng góp vốn sản xuất, bán sản phẩm và chia lợi tức theo tỷ lệ góp vốn. Các nhóm có thể được hình thành theo quy mô nhỏ (từ 10 - 80 người) hoặc quy mô lớn hơn (trên 100 người) để tập trung sản xuất lợn giống, lợn thịt, xử lý chất thải làm phân bón sinh học, biogas.
Nhờ đó, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể. Hiện, Indoneisa đang là nước dẫn đầu khu vực về trình độ công nghệ, kỹ thuật nuôi, đặc biệt là quy mô đàn và năng suất lao động.