Trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

Sự hiểu biết và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong chăn nuôi là một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Đây là yếu tố tác động trực tiếp giúp phát triển ngành chăn nuôi bền vững, có khả năng cạnh tranh với các nước phát triển trên thế giới.

Bảng 4.14. Thực trạng tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi tại huyện Phúc Thọ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Số lớp tập huấn Lớp 36 32 31 Thành phần

- Cán bộ thú y Người 180 180 180 - Hộ, trang trại, trưởng thôn... Người 1.260 1.060 1.015 2. Tham quan mô hình Lần - 1 2 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ (2016)

Qua bảng số liệu, ta thấy việc tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trong đó có tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật và

công nghệ từ khâu chọn giống, chế độ ăn uống, kỹ thuật chăm sóc, phòng và điều trị bệnh..… nhằm đạt năng suất cao là yêu cầu trong phát triển chăn nuôi. Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật một cách tối ưu sẽ làm tăng năng suất, giảm giá, giảm công lao động và đem lại lợi nhuận cao hơn trong chăn nuôi.

Trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi phụ thuộc sự học hỏi, tham khảo các loại tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ chăn nuôi nhưng chủ yếu vào kết quả hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật. Hàng năm huyện Phúc Thọ giao phòng kinh tế huyện triển khai kết hợp với trạm thú y, trạm phát triển chăn nuôi tổ chức các đợt tập huấn kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi cho cán bộ thú y xã, thôn và các hộ chăn nuôi với mục đích nâng cao nhận thức của người chăn nuôi từ khâu xây dựng chuồng trại, phòng bệnh, chăm sóc điều trị bệnh, vệ sinh môi trường... Tuy nhiên số lượng còn hạn chế, hình thức tổ chức chủ yếu là mời cán bộ kỹ thuật hướng dẫn lý thuyết trên hội trường, thời gian thực hành ít và số lần tham quan các mô hình chăn nuôi thấp.

Qua khảo sát điều tra từ thực tế cho thấy, số lần tập huấn ít nhất đối với hộ chăn nuôi bò thịt và nhiều nhất đối với chăn nuôi lợn. Trung bình số lần tập huấn của các hộ chăn nuôi lợn là 2,31 lần, hộ chăn nuôi bò sữa là 1,87 lần, hộ chăn nuôi bò thịt là 1,4 lần. Ngoài các lớp tập huấn do cấp huyện mở còn có các lớp tập huấn do các công ty thức ăn, công ty thuốc thú y tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm mới của công ty và tập huấn cho bà con các kỹ thuật điều trị, hộ lý chăm sóc gia súc khi bị ốm giúp cung cấp kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi cho các hộ.

Bảng 4.15. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Lợn Bò sữa Bò thịt

1 Số hộ được tập huấn 94,29 100,00 86,67 2 Số lần tham gia tập huấn 2,31 1,87 1,40 3 Khả năng áp dụng kiến thức tập huấn

Áp dụng toàn bộ 74,29 86,67 53,33 Áp dụng một phần 25,71 13,33 40,00 Không áp dụng được - - 6,67

Từ bảng số liệu ta thấy các kiến thức được tập huấn phần lớn là phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các hộ, tỷ lệ hộ chăn nuôi bò sữa áp dụng được toàn bộ kiến thức tập huấn vào thực tế trong chăn nuôi là 86,67% và áp dụng một phần vào trong chăn nuôi là 13,33%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn thịt áp dụng được toàn bộ kiến thức tập huấn vào trong chăn nuôi là 74,29% và áp dụng được một phần kiến thức vào trong chăn nuôi là 25,71%, tỷ lệ hộ chăn nuôi bò thịt số lượng hộ áp dụng toàn bộ kiến thức được tập huấn vào trong chăn nuôi là ít nhất 53,33%, áp dụng một phần kiến thức vào trong chăn nuôi là40%, số hộ không áp dụng được kiến thức vào trong chăn nuôi là 6,67% số hộ chăn nuôi. Từ số liệu ta thấy rằng đa số các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi là phù hợp với thực tế, các hộ chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi lợn thịt 100% số hộ đã áp dụng được kiến thức tập huấn vào trong chăn nuôi. Số hộ chăn nuôi bò thịt có 93,33% hộ đã áp dụng kiến thức được tập huấn vào trong chăn nuôi, chỉ có 6,67% hộ không áp dụng được kiến thức vào trong chăn nuôi, điều này là do các hộ tham gia tập huấn không đầy đủ nên chă nắm và hiểu rõ về các kỹ thuật trong chăn nuôi.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ quản lý về tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi

Từ các lớp tập huấn và qua theo dõi thực tế tôi nhận thấy các hộ chăn nuôi xa khu dân cư, chăn nuôi lớn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về công tác chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh. Từ đó các hộ nắm được kỹ thuật trong chăn nuôi, thường đầu tư mạnh dạn, chăn nuôi hiệu quả và ổn định nên tranh được rủi do từ dịch bệnh.

(Bà Hoàng Thị Thanh Tuyết - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ)

Để phát triển chăn nuôi, chăn nuôi xa khu dân cư nói riêng người chăn nuôi cần hiểu rõ, các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi như vậy các hộ chăn nuôi cần phải được đào tạo, nâng cao trình độ không chỉ là những lớp tập huấn ngắn hạn mà huyện cần mở các khóa học đi chuyên sâu về từng con, từng giống giúp người chăn nuôi nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực tế. Tổ chức đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình chăn nuôi tiên tiến, điển hình cho hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)