Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

Phúc Thọ là huyện có nền sản xuất nông nghiệp là chính, bình quân diện tích đất trên đầu người là thấp. Mật độ dân số tương đối cao so với thành phố, phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung vào khu vực thị trấn, thị tứ.

Cơ sở hạ tầng của huyện còn tương đối nghèo nàn, mức sống bình quân so với thành phố còn thấp. Trình độ văn hóa và nhận thức của đa số nhân dân tương đối khá, song điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên kết quả sản xuất chưa cao.

Việc sử dụng đất nông nghiệp đã đi vào ổn định theo chiều hướng thâm canh sản xuất, khai thác triệt để quỹ đất, bảo vệ đất đai và môi trường.

Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế và xu thế đô thị hóa đã và đang đòi hỏi phải tổ chức sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học hơn.

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn huyện năm 2010 đạt khoảng 170 nghìn người, trong đó dân số đô thị khoảng 7500 người (Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ, 2011).

Dân cư của huyện phân bố không đều giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng như khu vực trong đồng và vũng bãi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Phúc Thọ) mật độ dân số là 1959 người/km2. Đối với vùng trong đồng, mật độ

dân số tập trung cao hơn, bình quân 1606 người/km2, trong khi các xã vùng bãi mật độ dân số là 1215 người/km2.

Năm 2013 tỷ lệ nam là 85081 người nữ là 88357 số nữ hơn số nam 3276 người 3,85%

Năm 2014 tỷ lệ nam là 87116 người nữ là 89710 số nữ hơn số nam 2594 người 2,89% (Chi cục thống kê Phúc Thọ, 2011).

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của huyện:

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có hai loại hình giao thông là giao thông đường bộ và một phần là giao thông đường thuỷ.

- Giao thông đường bộ

Hiện trên địa bàn huyện có 1 tuyến quốc lộ, 4 tuyến tỉnh lộ, 8 tuyến đường liên huyện, các tuyến đường trục của 23 xã, thị trấn.

+Quốc lộ: Quốc lộ 32 chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 16,3 km, đây là tuyến đường giao thông chính của huyện với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La ….)

+ Tỉnh lộ:

* Tỉnh lộ 417 bắt đầu từ QL32 đi qua huyện Phúc Thọ (Sen chiểu - Hát Môn) có chiều dài 16,3 km.

* Tỉnh lộ 418 bắt đầu từ quốc lộ 21, đoạn đi qua huyện Phúc thọ (Trạch Mỹ Lộc – Võng Xuyên) có chiều dài 7,8 km.

* Tỉnh lộ 421 chạy qua địa bàn huyện (Hiệp Thuận - Liên Hiệp) có chiều dài 4 km.

* Tỉnh lộ 419 là tuyến từ quốc lộ 32 đi Thạch Thất, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 1,5 km (Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ, 2011).

+ Giao thông nông thôn

Trong thời gia qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội, huyện phúc Thọ và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã từng bước được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Trên địa bàn huyện có 435,86 km đường giao thông nông thôn, trong đó có 299,14 km

được cứng hoá. Nhìn chung giao thông nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản đã bê tông hoá song các tuyến trục xã, tất cả các xã đều có đường ô tô về đến trung tâm.

- Giao thông đường thủy

Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện có chiều dài 12 km, đây là tuyến đường sông chủ yếu của huyện, tuyến đường này chạy dọc theo các xã Sen Chiểu, Phương Độ, Cẩm Đình, Xuân Phú, Vân Phúc, Vân Hà

- Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thuỷ lợi huyện Phúc Thọ được xây dựng liên quan chặt chẽ với hệ thống thuỷ nông sông Tích và sông Đáy.

Các công trình đầu mối: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 trạm bơm tưới, tưới tiêu kết hợp, ngoài ra còn có 63 trạm bơm do các xã quản lý. Nhìn chung, hệ thống trạm bơm tưới, tưới tiêu kết hợp đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ, 2011).

Hệ thống kênh mương: Các hệ thống kênh tưới, tiêu nội đồng từ nhiều năm nay thường xuyên được cải tạo, nâng cấp. Thực hiện dự án cứng hoá kênh mương, trong những năm qua toàn huyện đã cứng hoá được nhiều tuyến kênh mương nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các tuyến kênh.

-Y tế - Giáo dục:

+ Y tế:

Trên địa bàn huyện có 25 cơ sở y tế, trong đó 23 trạm y tế ở các xã, thị trấn, 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế. Trong 23 Trạm y tế có 20 bác sỹ, có 93 điều dưỡng viên, nữ hộ sinh có 15, có 16 dược sỹ. Trong những năm gần đây cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được đầu tư nâng cấp và mở rộng (Chi cục thống kê huyện Phúc Tho, 2011).

+ Giáo dục:

Đến nay, huyện Phúc Thọ đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh có đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, công tác khuyến học được chú ý. Toàn huyện có 27 trường mầm non, có 25 trường tiểu học, có 22 trường trung học cơ sở, có 3 trường trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, cơ bản các trường đều đủ phòng học 1 ca.

- Điện:

Trong những năm gần đây, ngành điện lực đã đầu tư xây dựng mạng lưới điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Hoàn thành bàn giao các trạm biến áp, lưới điện trung, hạ thế cho ngành điện quản lý, thực hiện quản lý theo cơ chế mới. Đến nay, 100% số hộ đã được sử dụng điện, ngành điện cơ bản cung cấp đủ nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất ước 5.630 tỷ đồng (giá thực tế), tốc độ tăng trưởng 10,05%, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng tăng 12,6%, Dịch vụ tăng 12,5%, Nông nghiệp tăng 3,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - Xây dựng 37,8% (KH 38,5%), Nông nghiệp 29,8% (KH 29%), Dịch vụ 32,4% (KH 32,5%). Thu nhập bình quân 23,2 triệu đồng /người (Báo cáo kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ, 2014).

a. Sản xuất Nông nghiệp:

Theo (Báo cáo kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ năm 2014) tổng diện tích gieo trồng cả năm 14.685ha, đạt 97% KH, bằng 105% cùng kỳ. Sản lượng lương thực ước 60.440 tấn, đạt 100,8% KH, bằng 98,2% cùng kỳ, năng suất lúa bình quân đạt 60tạ/ha, ngô 56tạ/ha, đậu tương 19tạ/ha, lạc 18tạ/ha, trong đó: Vụ Đông: Gieo trồng 3.523ha, đạt 88,1% KH, bằng 125% cùng kỳ, sản lượng lương thực đạt 3.558 tấn; giá trị 162,4 tỷ đồng, tăng 56,9% cùng kỳ; vụ Xuân: Gieo trồng 5.688ha, đạt 100,7% KH, bằng 100,4% cùng kỳ; vụ Mùa: Gieo trồng 5.474ha, đạt 99,6% KH, bằng 100,4% cùng kỳ. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 100 triệu đồng/năm, đạt 105,2% KH .

Hỗ trợ phân NPK cho 556 ha trong chương trình dồn điền đổi thửa, 300 ha trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, 400kg thuốc diệt chuột. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây trồng vụ Đông, Xuân, Mùa; Nạo vét trên 125.000m3 kênh mương, đạt 125% KH, cấp đủ nước gieo cấy, tưới dưỡng cây trồng; chú trọng phòng, chống bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa, đảm bảo chăm sóc các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển khá tốt.

Phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm: Triển khai tốt 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn vật nuôi; chủ động khoanh vùng, khống chế kịp thời bệnh tai xanh ở lợn. Số lượng đàn vật nuôi tiếp tục phát triển, ước

đàn lợn 70.266 con (giảm 1,2%), trâu bò 6.628 con (tăng 0,4%), gia cầm 857.000 con (tăng 0,8%), diện tích nuôi thả cá 700 ha (tăng 0,6%).

Thực hiện các mô hình khuyến nông chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao tại

các xã: Phương Độ với 2.500 con gà thả vườn, Tam Thuấn 5.000 con vịt, hiệu

quả lãi 10 nghìn đồng/con, nuôi thả cá rô phi Đường nghiệp tại xã Võng Xuyên với 13.000 trên 2000m2; thả cá chép lai tại xã Phụng Thượng với 10.000 con trên 5.000m2; cải tạo giống bò thịt năng suất cao tại 2 xã Vân Hà và Thượng Cốc; ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên địa bàn 9 xã (Vân Nam, Vân Hà, Cẩm Đình, Võng Xuyên, Thượng Cốc, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Ngọc Tảo, Tam Thuấn) với 1.050 con.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện đã đạt được một số thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện đi lên vững chắc.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Theo (Báo cáo kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ năm 2014) tổng giá trị sản xuất ước 1.450 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 6,4% cùng kỳ. Trong đó, kinh tế tập thể ước 39 tỷ đồng chiếm 2,7%, tăng 9%; Kinh tế tư nhân ước 221 tỷ đồng chiếm 15,2%, tăng 6,2%; Kinh tế cá thể ước 1.190 tỷ đồng chiếm 82,1%, tăng 6,5%. Một số ngành chủ đạo như: Sản xuất chế biến thực phẩm ước 183,5 tỷ đồng, chiếm 12,6% (tăng 16,1%); Sản xuất trang phục ước 364 tỷ đồng chiếm 25,1% (tăng 15,2%); Chế biến gỗ, sản phẩm mộc, giường tủ bàn ghế ước 401 tỷ đồng chiếm 27,7% (giảm 0,5%); Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn ước đạt 187 tỷ đồng chiếm 12,9% (giảm 0,7%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim ước 199 tỷ đồng chiếm 13,7% (giảm 15,8%).

Phối hợp với Trung tâm Khuyến công Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp mở 5 lớp: 3 lớp nghề may công nghiệp và 2 lớp mộc dân dụng với 175 học viên. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về sản xuất TTCN tại huyện Chương Mỹ cho lãnh đạo huyện, các xã, thị trấn và các phòng, ngành liên quan.

c. Thương mại - dịch vụ:

Theo (Báo cáo kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ, 2014) tổng mức lưu chuyển hàng hoá ước 2.259 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 12,1% cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ ước 526 tỷ đồng, tăng 15,4% cùng kỳ, trong đó dịch vụ vận tải 167 tỷ đồng, tăng 15,2%; dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch 246 tỷ đồng, tăng 13%. Triển khai

chương trình “Đưa hàng về nông thôn”, bình ổn giá năm 2013 trên địa bàn huyện: Phối hợp với Sở Công thương, Công ty BigC Thăng Long tổ chức 6 chuyến bán hàng lưu động tại các xã: Vân Phúc, Tam Hiệp, Phụng Thượng và thị trấn Phúc Thọ, doanh thu ước 1,3 tỷ đồng; phối hợp với Công ty siêu thị Hà Nội - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tổ chức 2 phiên chợ Việt tại xã Hát Môn, Vân Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 56 - 61)