Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm thành phố hà nội
3.1.3. Các thông tin chung về Cục Thuế TP.Hà Nội:
Chức năng nhiệm vụ được giao: Cục Thuế TP Hà Nội là cơ quan hành
chính Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể (được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số
108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):
- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về cơng tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hồn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thơng tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội: hiện nay có 53 đơn vị thuộc và
trực thuộc (gồm 23 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 30 Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã trực thuộc), tăng hơn 1,8 lần so với năm 1990 (năm 1990 là 29 đơn vị thuộc và trực thuộc). Cục Thuế TP Hà Nội quản lý thuế trên địa bàn rộng lớn, đối tượng phục vụ đa dạng, nhiều thành phần, với trình độ hiểu biết pháp luật khác nhau: tính đến ngày 31/12/2015, Cục Thuế TP Hà Nội quản lý hơn 100 nghìn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hơn130 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động; hơn 3,2 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân là người lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân; gần 2 triệu hộ gia đình thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thì chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế ở Hà Nội được phân thành hai cấp: Cục Thuế và các Chi cục Thuế quận, huyện; Trong đó:
- Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội:
Các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; + Phịng kê khai và Kế tốn thuế;
+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; + 6 phòng Kiểm tra thuế;
+ 4 phòng Thanh tra thuế;
+ Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; + Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn; + Phịng Pháp chế;
+ Phòng Kiểm tra nội bộ; + Phòng Tổ chức cán bộ; + Phịng Hành chính - Lưu trữ; + Phòng Quản trị - Tài vụ; + Phòng Quản lý ấn chỉ; + Phòng Tin học.
- Tại Chi cục Thuế các quận, huyện:
Cơ cấu bộ máy gồm các Đội:
+ Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; + Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; + Đội Thanh tra thuế;
+ Một số Đội Kiểm tra thuế;
+ Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; + Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; + Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; + Đội Kiểm tra nội bộ;
+ Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; + Đội Trước bạ và thu khác;
+ Một số Đội thuế liên xã phường.
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp. Chỉ đạo gián tiếp.
Sơ đồ 3.1. Mơ hình tổ chức quản lý theo chức năng tại Cục Thuế Hà Nội
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế HN (2010) Cục Thuế Cục trưởng TT-HT Chi cục Thuế KK & KTThuế QLNợ TTra số 1.. Tổng hợp NV Dự toán QL các khoản thu từ đất Thu nhập CN
Tin học Kiểm tra nội bộ Tổ chức cán bộ Hành chính QT và Tài vụ Trung tâm lưu trữ Đội TT – HT NNT Đội QL KK hộ khoán Đội QL thu nợ Đội T.Tra, Ktra thuế Đội nghiệp vụ Dự tốn QL thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội thuế liên phường xã Quản lý thuế TN CN Nhóm tin học - Kê KTh Đội, Nhóm KT nội bộ Tổ H.chính, nhân sự QTrị Chi cục trưởng
Tổ chức bộ máy của Cục thuế TP Hà Nội: được thực hiện đúng theo quy
định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của Cục thuế, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế hiện hành. Bảng 3.2 thể hiện nhân sự của Cục thuế TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thuế TP. Hà Nội đáp ứng được cho cơng tác quản lý thuế, trình độ nghiệp vụ đại học cao chiếm tỷ lệ cao trên 77%, trình độ trên dại học là trên 8.5% (năm 2015).
Cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi lao động cũng đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế. Độ tuổi từ 30 đến dưới 40 chiếm trên 30% nhân lực.
Bảng 3.2. Tình hình nhân sự Cục Thuế Hà Nội năm 2013-2015
Đơn vị tính: người
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Phân theo trình độ 3697 100 3676 100 3565 100 1.1 Tiến sĩ 0 0,00 0 0,00 1 0,03 1.2 Cao học 113 3,06 260 7,07 306 8,58 1.3 Đại học 2883 77,98 2745 74,67 2661 74,64 1.4 Cao đẳng 31 0,84 30 0,82 34 0,95 1.5 Trung cấp 649 17,55 621 16,89 547 15,34 1.6 Sơ cấp 21 0,57 20 0,54 16 0,45
2 Phân theo độ tuổi 3697 100 3676 100 3565 100
2.1 Dưới 30 635 17,18 729 19,83 602 16,89 2.2 Từ 30-dưới 40 1064 28,78 1075 29,24 1084 30,41 2.3 Từ 40- dưới 50 865 23,40 859 23,37 912 25,58 2.4 Trên 50 1133 30,65 1013 27,56 967 27,12 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế HN (2015)
Trải qua quá trình hoạt động, Cục Thuế TP.Hà Nội từng bước trưởng thành và liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao. Số thu các năm đều đạt và hoàn thành nhiệm vụ. Bảng 3.3 cho thấy Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế TP.Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Tổng số thu NSNN chia theo loại hình DN có nhiều biến động, có xu hướng tăng ở các khu vực. Biến động tăng đều ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi và khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Đóng góp đáng kể nhất vào thu NSNN là khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng từ 44% - 46% tổng thu.
Bảng 3.3. Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 A Tổng thu 153.849.456 153.007.922 208.111.753 99 136
I Thu dầu thô 10.971.791 8.563.215 3.858.275 78 45
II Thu nội địa trừ dầu 142.877.665 144.444.707 204.253.478 101 141
1 DNNN 68.026.039 63.774.272 97.537.634 94 153 2 DNĐTNN 16.675.058 16.431.919 17.510.717 99 107 3 DNNQD 14.022.564 17.810.801 21.628.302 127 121 4 Phí, lệ phí 4.167.362 4.225.628 10.082.616 101 239 5 Thu tiền sử dụng đất 12.131.082 8.164.583 13.011.838 67 159 6 Khác 27.855.559 34.037.504 44.482.371 122 131 Nguồn: Phịng Kê khai kế tốn thuế, Cục thuế HN (2015)
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
- Đề tài sử dụng số liệu các báo cáo về kết quả về dịch vụ hỗ trợ NNT trên địa bàn thành phố Hà Nội (Cục Thuế Hà Nội), Tổng cục Thuế từ năm 2013 – 2015:
+ Số lượng công văn trả lời + Số cuộc trả lời điện thoại
+ Số lần trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế + Số lần tập huấn cho NNT
- Các sách, báo, tạp chí và các bài viết trên mạng internet liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các số liệu về kê khai nộp thuế qua mạng…
- Báo cáo Tổng kết thu ngân sách của Cục Thuế Hà Nội 2013-2015.
- Báo cáo của Ngân hàng thế giới: Cải cách thuế ở Việt Nam: hướng tới một hệ thống công bằng và hiệu quả hơn.
- Kinh nghiệm nước ngoài về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
- Đề án cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020 của Tổng cục Thuế.
Ngồi ra một số thơng tin thứ cấp được thu thập từ các trang website của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Cục Thuế các tỉnh, thành phố…
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các thông tin
cần thu thập Nguồn lấy thông tin Phương pháp
Kết quả thực hiện tuyên truyền hỗ trợ NNT theo quy trình ngành thuế
Các phịng chức năng có liên quan: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Tin học; Kê khai;
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm
Kết quả thu ngân sách Phòng kê khai kế toán thuế; Phịng nghiệp vụ dự tốn
Thu thập thông tin qua các báo cáo năm; Khai thác từ phần mềm quản lý thuế
Các giải pháp quản lý thuế đã thực hiên đối doanh nghiệp
Các phịng chức năng có liên quan: Tuyên truyền hỗ trợ; Tin học; Kê khai kế toán thuế;
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm;
Kết quả kê khai, nộp thuế
điện tử Các phòng Kê khai kế toán thuế, tin học Báo cáo chuyên đề năm Các báo cáo về cải cách thủ
tục hành chính thuế, các báo cáo khác…
Báo cáo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế, các tài liệu chuyên đề
Báo cáo chuyên đề
3.2.1.2. Thông tin sơ cấp
- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra sử dụng phiếu điều tra về cơng tác hỗ trợ NNT; mức độ hài lịng hay khơng hài lịng của NNT trên địa bàn.
Dữ liệu sơ cấp là các ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp; các cán bộ làm việc tại Cục Thuế Hà Nội, Tổng cục Thuế ...Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu điều tra.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cán bộ Cục thuế Hà Nội, Tổng cục Thuế....
Danh sách các doanh nghiệp được lấy từ các Cục Thuế Hà Nội. Phương pháp lựa chọn mẫu là phương pháp ngẫu nhiên.
Bước 2: Tiến hành lập phiếu điều tra, có hai loại phiếu hỏi: doanh nghiệp và phiếu hỏi cán bộ thuế (đính kèm trong phụ lục)
Bước 3: Tiến hành điều tra bằng phương pháp phát phiếu điều tra.
Về loại hình và lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thuộc mẫu điều tra:
Tổng số phiếu điều tra là 120, trong đó số lượng doanh nghiệp nhà nước là