Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 44)

Xuất phát từ tình hình thực tế Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh phải quản lý trên 401.000 cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có khoảng 148.050 doanh nghiệp (DN), khoảng trên 253.000 hộ kinh doanh, trên 5,2 triệu người chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn nói chung và quản lý thuế nói riêng vô cùng khó khăn và phức tạp. Hàng năm có đến hàng trăm lượt người trực tiếp đến cơ quan thuế để yêu cầu hướng dẫn, giải thích, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế.

Cơ quan thuế luôn lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của NNT, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong chương trình tổ chức “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” đã được diễn ra đồng bộ tại văn phòng cục thuế và 24 chi cục thuế quận, huyện. Bằng nhiều chương trình cụ thể như: Tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc về chính sách, phản ánh của NNT qua cổng thông tin điện tử của UBND thành phố; tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế; tổ chức đón tiếp NNT đến phản ánh trực tiếp tại cơ quan thuế thông qua “bàn tư vấn”; phối hợp với các báo, đài của thành phố giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, tuyên truyền qua tờ rơi, băng rôn; tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế.

Qua “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, cơ quan thuế giải đáp kịp thời những vướng mắc cho NNT, lắng nghe phản ánh vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, phương pháp làm việc, cũng như thái độ phục vụ của công chức thuế để cục thuế tiếp thu, chấn chỉnh. Qua phiếu đánh giá của NNT, kết quả 80% là tốt, 18% khá, 2% trung bình.

Ngoài ra, Cục Thuế TPHCM đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đối với NNT với nhiều hình thức như: hướng dẫn trả lời qua điện thoại, trả lời trực

tiếp, trả lời bằng văn bản, trả lời qua đối thoại DN, giao lưu trực tuyến trên các báo tại TP.Hồ Chí Minh, tổ chức các buổi tập huấn chính sách thuế mới cho NNT, công chức thuế. Phối hợp với Ban Khoa giáo Đài truyền hình Thành phố thực hiện chuyên mục “Phổ biến kiến thức thuế” trên kênh HTV9; phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố, Sở Thông tin - Truyền thông và các UBND quận, huyện tổ chức đối thoại với DN trên địa bàn; phổ biến chính sách về thuế trên các báo: Thanh niên, Tuổi trẻ, Sài gòn Giải phóng… Kết quả, đã gần một triệu lượt câu hỏi, vướng mắc của cá nhân, tổ chức người nộp thuế được cục thuế trả lời từ năm 2010 đến nay (Cục thuế TPHCM, 2014).

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, vị trí địa lý:

- Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. - Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam.

- Phía Đông tiếp giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. - Phía Tây tiếp giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố năm 2013 là 3.324,52 km².

Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm 2000) đã xác định: Hà Nội "là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".

Hà Nội có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển như: Đường bộ, sắt, thủy và hàng không kết nối với các tỉnh và thành phố của đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Bắc. Đó là những yếu tố gắn kết chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm kinh tế trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lưu thương mại với nước ngoài, tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương (Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, 2014).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2014, GDP đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng cao hơn, đầu tư xã hội không tăng sau khi giảm mạnh trong năm 2013, xuất khẩu trên địa bàn đã phục hồi mạnh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) cả năm 2014 tăng 8,8%, đạt kế hoạch và cao hơn mức tăng năm 2013 (KH đề ra là từ 8,5 - 9,0%; kết quả năm 2013 là 8,5%. Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng phục hồi trong tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

Bảng 3.1. Thực trạng tăng trưởng một số chỉ tiêu chủ yếu TT Chỉ liêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1 GDP trong đó % 11.26 10.68 9.05 8.46 8.8 - Dịch vụ % 11 .46 11.8 9.60 9.06 9.6 - Công, nghiệp-xây dựng % 11.72 10.3 9.43 8.31 8.5 - Nông nghiệp % 6.44 3.7 0.77 3.42 2.0 2 Tăng trưởng đầu tư xã hội % 5.4 20.5 21.3 12.0 12.0

3 ICOR Lần 4.64 2.83 3.61 4.37 5.32

4 GDP/người (/triệu đồng) Tr.đ 37.1 47.0 56.0 63.3 69.8 5 Tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu

% 28.1 20.6 0.3 1.0 11.7 6 Tăng trưởng kim ngạch nhập

khẩu

% 13.2 18.2 -4.7 -2.9 4.7 Nguồn: Sở KHĐT, Hà Nội (2014)

Căn cứ kết quả tăng trưởng các năm 2011-2014 và kế hoạch năm 2015, dự báo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 như sau:

- Tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 là 9.15 – 9.25%.

- Thu hút vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 tăng 15.18 – 15.29% - Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 là 8.08 – 8.28%.

3.1.3. Các thông tin chung về Cục Thuế TP. Hà Nội

Chức năng nhiệm vụ được giao: Cục Thuế TP Hà Nội là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể (được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):

- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.

- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội: hiện nay có 53 đơn vị thuộc và trực thuộc (gồm 23 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 30 Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã trực thuộc), tăng hơn 1,8 lần so với năm 1990 (năm 1990 là 29 đơn vị thuộc và trực thuộc). Cục Thuế TP Hà Nội quản lý thuế trên địa bàn rộng lớn, đối tượng phục vụ đa dạng, nhiều thành phần, với trình độ hiểu biết pháp luật khác nhau: tính đến ngày 31/12/2015, Cục Thuế TP Hà Nội quản lý hơn 100 nghìn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hơn130 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động; hơn 3,2 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân là người lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân; gần 2 triệu hộ gia đình thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thì chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế ở Hà Nội được phân thành hai cấp: Cục Thuế và các Chi cục Thuế quận, huyện; Trong đó:

- Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội:

Các phòng chức năng bao gồm:

+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; + Phòng kê khai và Kế toán thuế;

+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; + 6 phòng Kiểm tra thuế;

+ 4 phòng Thanh tra thuế;

+ Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; + Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; + Phòng Pháp chế;

+ Phòng Kiểm tra nội bộ; + Phòng Tổ chức cán bộ; + Phòng Hành chính - Lưu trữ; + Phòng Quản trị - Tài vụ; + Phòng Quản lý ấn chỉ; + Phòng Tin học.

- Tại Chi cục Thuế các quận, huyện:

Cơ cấu bộ máy gồm các Đội:

+ Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; + Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; + Đội Thanh tra thuế;

+ Một số Đội Kiểm tra thuế;

+ Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; + Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; + Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; + Đội Kiểm tra nội bộ;

+ Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; + Đội Trước bạ và thu khác;

+ Một số Đội thuế liên xã phường.

Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp. Chỉ đạo gián tiếp.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng tại Cục Thuế Hà Nội

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục thuế HN (2010) Cục Thuế Cục trưởng TT-HT Chi cục Thuế KK & KTThuế QLNợ TTra số 1.. Tổng hợp NV Dự toán QL các khoản thu từ đất Thu nhập CN

Tin học Kiểm tra nội bộ Tổ chức cán bộ Hành chính QT và Tài vụ Trung tâm lưu trữ Đội TT – HT NNT Đội QL KK hộ khoán Đội QL thu nợ Đội T.Tra, Ktra thuế Đội nghiệp vụ Dự toán QL thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội thuế liên phường xã Quản lý thuế TN CN Nhóm tin học - Kê KTh Đội, Nhóm KT nội bộ Tổ H.chính, nhân sự QTrị Chi cục trưởng

Tổ chức bộ máy của Cục thuế TP Hà Nội: được thực hiện đúng theo quy địnhvềchức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của Cục thuế, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế hiện hành. Bảng 3.2 thể hiện nhân sự của Cục thuế TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thuế TP. Hà Nội đáp ứng được cho công tác quản lý thuế, trình độ nghiệp vụ đại học cao chiếm tỷ lệ cao trên 77%, trình độ trên dại học là trên 8.5% (năm 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)