Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón vô cơ tại công ty TNHH nam điền (Trang 103 - 105)

Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường nằm dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước nên Nhà nước đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Để có thể phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Nam Điền nói riêng, Nhà nước cần phải tạo ra một “sân chơi” thật sự bình ñẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp. Riêng đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón vô cơ của công ty TNHH Nam Điền tôi xin được nêu ra một số đề xuất với Nhà nước như sau:

1. Nhà nước cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp và các chính sách đồng bộ để quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm phân bón của các công ty trên thị trường.

2. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước bằng cách cung cấp vốn hoặc bảo lãnh cho vay các khoản tín dụng dài hạn để các doanh nghiệp phân bón có điều kiện để đầu tư dài hạn như mua trang thiết bị mới, hiện đại, mua dây chuyền, công nghệ sản xuất mới để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới. Ngành sản xuất phân bón hóa học luôn đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, vốn đầu tư nhiều và sản phẩm tạo ra có quan hệ đến nhiều ngành kinh tế nên Nhà nước cần có tỷ lệ đầu tư thích đáng.

3. Nhà nước cần phải có sự điều tiết vĩ mô, xử lý và ổn định giá đầu vào của sản phẩm như giá điện, giá than, giá quặng, cước phí vận tải... để đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón. Giảm thiểu tình trạng lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung ứng của nước ngoài (đạm, DAP, kaly...), dẫn đến tình trạng đẩy giá thành lên cao và nguồn cung thất thường do ảnh hưởng của thị trường cung cầu trên thế giới.

4. Nhà nước bằng các phương tiện truyền thông của mình nên hỗ trợ các doanh nghiệp phân bón trong việc định hướng tiêu dùng cho người dân. Thông qua các phương tiện truyền thông tuyên truyền quảng bá các sản phẩm phân bón nội địa, kích thích tiêu dùng các loại phân bón trong nước. Có như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón mới giảm được sức ép về chi phí quảng cáo để cạnh tranh với các sản phẩm phân bón ngoại nhập.

5. Quản lý tốt tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

6. Buôn lậu và trốn thuế: Hiện tượng buôn lậu qua biên giới được cho là vẫn tồn tại bởi biên giới Việt Trung dài, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang… đều có hàng chục km đường bộ, đường thủy… do công tác quản lý chưa được chặt chẽ nên vẫn phát sinh buôn lậu phân bón từ Trung Quốc về Việt Nam. Tình trạng buôn lậu không những trốn thuế làm cho nhà nước thất thu ngân sách mà còn làm cho các nhà kinh doanh chân chính mệt mỏi vì giá cả. Trong buôn lậu không ngoại trừ khả năng mang các hàng hóa không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam để tiêu thụ gây thiệt hại cho bà con nông dân…

7. Rà soát sửa đổi, ban hành các văn bản pháp lý

Liên quan đến sản xuất, kinh doanh phân bón, đề nghị Chính phủ thông qua đề xuất chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế thành mặt hàng được hưởng thuế suất 0%. Nếu đề xuất được Quốc Hội thông qua, doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có thể hoàn thuế VAT đầu vào (nếu ở diện không chịu thuế, doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế), dẫn đến tiết giảm được chi phí sản xuất, từ đấy cải thiện được kết quả hoạt động kinh doanh.

Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế VAT 10% chiếm hơn 50% giá vốn sẽ làm tăng chí đầu vào của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón vô cơ tại công ty TNHH nam điền (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)