Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý huy động vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015-2017
4.1.3. Tình hình tổ chức thực hiện huy động vốn
4.1.3.1. Cách thức thực hiện
Định kỳ hàng năm HSC sẽ có quyết định phân giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tới từng chi nhánh. Chi nhánh phải chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn được giao. Hiện tại BIDV Từ Sơn đang quản lý các chỉ tiêu Tổng vốn huy động và điều hành cụ thể như sau:
- Phòng QLNB (bộ phận KHTH) xây dựng chương trình hành động và phân giao chỉ tiêu tới từng bộ phận trong Chi nhánh nhằm đưa kế hoạch vào thực hiện. Định kỳ hàng quý sẽ có chỉ tiêu được giao cụ thể. Cuối mỗi quý sẽ có bảng tổng hợp kế hoạch làm được của các phòng và có đánh giá, xếp loại.
- Chỉ đạo thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ.
- Thực hiện họp giao ban hàng tháng tại trụ sở Chi nhánh với các phòng mũi nhọn chủ yếu là bộ phận bán hàng. Cuối mỗi quý sẽ có cuộc họp giao ban định kỳ hàng quý để đánh giá những điểm được, chưa được, các chỉ tiêu kế hoạch đạt ở mức độ nào? Thành phần tham gia bao gồm Ban giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ trong toàn Chi nhánh. Lấy kết quả hoàn thành trong quý để bình xét thi đua, đánh giá cán bộ.
- Bên cạnh đó, BIDV Từ Sơn cũng đã tổ chức phát động thi đua về công tác huy động vốn cho mọi đoàn viên thanh niên trong Chi nhánh cũng như toàn thể cán bộ CNV. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt.
4.1.3.2. Cơ cấu vốn huy động
a. Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Theo cơ cấu đối tượng huy động vốn, nguồn vốn huy động của BIDV Từ Sơn được hình thành từ các nguồn: vốn huy động từ dân cư, vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và vốn huy động từ định chế tài chính. Sự biến động trong giai đoạn 2015 - 2017 của các nguồn này được thể hiện cụ thể Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện huy động vốn theo đối tượng tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 -2017
ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng VHĐ 2.003,0 100,0 2.316,0 100,0 2.731,0 100,0 115,6 117,9 VHĐ từ dân cư 1.624,0 81,1 1.844,0 79,6 1.936,0 70,9 113,5 105,0 VHĐ từ DN, TC khác 149,0 7,4 249,0 10,8 537 19,7 167,1 215,7 VHĐ từ định chế tài chính 230,0 11,5 223,0 9,6 258 9,4 97,0 115,7 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV Từ Sơn Bảng 4.3 cho thấy tình hình huy động vốn theo đối tượng của BIDV Từ Sơn có sự biến động theo chiều hướng tích cực tăng dần qua các năm. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và các định chế tài chính (ĐCTC) luôn chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2017 quy mô nguồn vốn huy động này tăng lên đáng kể và tăng trưởng so với năm 2016. Có được sự tăng trưởng trên là nhờ Chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nguồn vốn dân cư năm 2016 tại Chi nhánh đạt 1.844 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2015, bước sang năm 2017, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.936 tỷ đồng tăng 92 tỷ đồng so với năm 2016. Đây là mức huy động cao nhất từ trước đến nay của BIDV Từ Sơn và đã góp phần gia tăng nền vốn theo đúng mục tiêu đã xây dựng. Xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là nhằm mục đích sinh lời, Chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi; cùng với đó Chi nhánh tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cư.
Từ đó, số lượng khách hàng cá nhân cũng gia tăng dẫn đến số lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân cũng tăng lên nên làm cho nguồn vốn huy động của BIDV đạt được kết quả cao.
Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tổ chức kinh tế thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ít nhất so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ hoạt động cầm chừng chủ yếu trong lĩnh sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất sắt thép, sản xuất giấy, sự biến động của lãi suất… đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nên nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào ngân hàng không cao. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ tình hình huy động tại BIDV cũng tương đổi ổn định. Đạt được điều này bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của BIDV Từ Sơn thì một nguyên nhân khác góp phần vào việc gia tăng nguồn vốn huy động này là do năm 2016 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định hơn và đang trên đà phát triển.
Về nguồn vốn huy động từ định chế tài chính, BIDV Từ Sơn có một số ĐCTC truyền thống của Chi nhánh như Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tuy nhiên trong năm 2016 HĐV cuối kỳ của ĐCTC giảm sút, ngay từ đầu năm 2017, Chi nhánh đã xác định được nguồn tiền gửi này sẽ giảm sâu nên đã lường trước và tìm cách khắc phục sự sụt giảm này bằng cách nỗ lực tìm kiếm và phát triển khách hàng mới kịp thời bù đắp thiếu hụt nhằm giữ vững nền vốn ổn định.
Tóm lại, quy mô huy động vốn từ dân cư và huy động vốn từ DN, TC kinh tế tăng dần qua 3 năm. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn huy động từ dân cư luôn giữ tỷ trọng lớn hơn (>70%) và cơ cấu này mang tính ổn định và bền vững. Cơ cấu này là hợp lý vì đối tượng dân cư chủ yếu là khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, nhu cầu các tiện ích… Đồng thời kênh gửi tiền và ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đối tượng là DN và TC kinh tế, các ĐCTC lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích của họ khi gửi tiền vào ngân hàng là phục vụ nhu cầu thanh toán và sử
dụng các tiện ích khác. Dẫn đến nguồn huy động từ các DN, TC kinh tế và ĐCTC thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thì nguồn vốn huy động từ dân cư phần lớn luôn được ngân hàng duy trì ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy tờ có giá khác nên ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền huy động từ các DN, TC kinh tế và ĐCTC về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi loại tiền gửi huy động được này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng huy động loại huy động này cao hơn tổng tiền gửi DN, TC kinh tế và ĐCTC nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của DN, TC kinh tế, ĐCTC. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.
b. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 4.4 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV Từ Sơn tăng dần qua các năm. Trong đó, lượng huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (trên 44%).
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: Tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 So sánh (%)
Số
lượng Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng VHĐ 2.003,0 100,0 2.316,0 100,0 2.731,0 100,0 115,6 117,9 1. VHĐ không kỳ hạn 140 7 272 12 241 9 171,4 88,6 2. VHĐ ngắn hạn (dưới 12 tháng) 673 34 1.078 47 1.458 53 160,2 135,3 3. VHĐ trung và dài hạn (trên 12 tháng) 1.190 59 966 42 1.032 38 81,2 106,8 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV Từ Sơn
Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, cho thấy vốn huy động không kỳ hạn qua 3 năm chiếm tỷ trọng khá thấp. Việc chiếm tỷ trọng như vậy là do một phần loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này thường không cao, mặt khác khách hàng sử dụng hình thức này mục đích chính là thực hiện các giao dịch thanh toán. Mục đích của họ không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, thu chi hộ… Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… gửi tiền vào để thực hiện thanh toán tiền lương cho công nhân viên, thanh toán tiền hàng hóa hoặc cung cấp một số dịch vụ thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, dịch vụ rút tiền tự động… Mặt khác, đây là loại tiền gửi không kỳ hạn vì không có kỳ hạn xác định nên khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước thời hạn và khối lượng. Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động, Chi nhánh khó khăn trong việc chuyển đổi kỳ hạn, cũng như không linh hoạt trong việc cho vay. Tuy nhiên, đối với nguồn tiền này thì ngân hàng chỉ phải trả lãi rất thấp.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng qua 3 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao do tính chất phù hợp thời gian và thuận lợi của nó với khách hàng. Khách hàng có thể gửi theo nhiều kỳ hạn từ 01 tuần đến 36 tháng. Trong đó lượng tiền gửi từ 6 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cho Chi nhánh. Đạt được kết quả này một phần do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trên 12 tháng (trung và dài hạn) vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn và cũng không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất nên phần lớn khách hàng gửi theo hình thức ngắn hạn. Việc huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn, ngân hàng cũng chỉ phải trả lãi ở mức thấp, nhưng đồng nghĩa với việc vốn cho vay ở quy mô hạn hẹp hơn, lợi nhuận thu về ít, nhu cầu cho vay dài hạn khó linh hoạt và cũng có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn dưới 12 tháng kém ổn định so với nguồn vốn trung và dài hạn.
Ngoài hai nguồn vốn kể trên phải kể đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khách hàng
muốn sử dụng hình thức thấu chi tiền gửi thì phải có nguồn gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên để đảm bảo cho dư nợ thấu chi. Với hình thức này khách hàng dễ dàng sử dụng như một tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường. Hình thức sử dụng hợp lý, không khó khăn trong giao dịch, giao dịch thuận tiện và lãi suất lại cao hơn kỳ hạn ngắn hạn nên việc thu hút các khách hàng cá nhân đầu tư ra vào liên tục sử dụng sẽ lợi hơn rất nhiều. Do vậy, nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và có sự ổn định lâu dài.
c. Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động
Trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh phân theo các hình thức huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động. Qua 3 năm, nguồn huy động này luôn chiếm ưu thế với tỷ trọng trên 50% và là nguồn quan trọng nhất của chi nhánh bởi tính ổn định và hiệu quả huy động. Còn lại chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Cơ cấu nguồn huy động vốn được phản ánh qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện huy động vốn theo hình thức huy động
giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 So sánh (%)
Số
lượng Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ 2015 2016/ 2017/ 2016 Tổng nguồn VHĐ 2.003,0 100,0 2.316,0 100,0 2.731,0 100,0 115,6 117,9
1. Tiền gửi của
khách hàng 1.700,0 85 1.965,0 85
2.400,
0 88 115,6 122,1 2. Phát hành giấy
tờ có giá 303 15 351 15 331 12 115,8 94,3
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV Từ Sơn Bảng 4.5 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tiền gửi của khách hàng là hình thức huy động chủ yếu và quan trọng luôn chiếm trên 85% trong tổng nguồn vốn huy động. Đạt được mức tăng trưởng như vậy do Chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng như quảng bá hình ảnh ngân hàng một cách rộng khắp, cụ thể:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức: xác định đây là đối tượng chủ yếu gửi tiền và ngân hàng nhằm mục đích thanh toán. Chi nhánh đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán sao cho quá trình giao dịch của khách hàng diễn ra một cách nhanh chóng nhưng luôn đảm bảo chính xác. Nhờ vậy mà có thể nói hiện nay tiền gửi thanh toán là thế mạnh của Chi nhánh, hàng năm Chi nhánh luôn thu hộ, giữ hộ và trả hộ cho doanh nghiệp một lượng tiền lớn. Chi nhánh đã thực hiện trả lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp và tổ chức theo chủ trương của nhà nước.
Đối với khách hàng là cá nhân: nhận thức được ưu thế của Chi nhánh là
nằm trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp làng nghề phát triển, khách hàng luôn tin tưởng vào ngân hàng, dịch vụ gửi tiền và hình thức thấu chi tiền gửi thanh toán đã phần nào mang lại hiệu quả cao nhất. Chi nhánh luôn xác định mục tiêu là chú trọng đến mảng huy động tiền gửi tiết kiệm và coi đó là hoạt động chủ yếu. Vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc huy động tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư như: tặng quà khi khách hàng gửi tiền, thường xuyên chủ động gọi điện cho các khách hàng quan trọng, thân thiết, chú trọng đến chăm sóc khách hàng thường xuyên những ngày lễ lớn, chính