Giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn

đoạn 2018 -2022

4.4.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch huy động vốn

a. Hoàn thiện chiến lược huy động vốn

Phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn phát huy những mặt mạnh để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp, tăng cường huy động vốn tại các làng nghề và tại các vùng trắng trên địa bàn. Tiếp tục nghiên cứu chi phí vốn tại các vùng có tính cạnh tranh cao để đưa ra chính sách huy động phù hợp. Xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường, thị hiếu của người gửi tiền và định hướng chiến lược kinh doanh của BIDV: Chính sách lãi suất huy động; chính sách ưu đãi thu hút khách hàng ... Nghiên cứu thị trường nguồn vốn để đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền và đặc điểm các vùng. Tận dụng tối đa nguồn vốn từ các định chế tài chính: nguồn vốn rẻ, có thời gian sử dụng lâu dài.

Để đạt được mục tiêu về huy động vốn giai đoạn 2018 - 2022, BIDV Từ Sơn cần tập trung triển khai các chiến lược chính sau:

- Nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an toàn hoạt động; cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài chính.

- Vận dụng linh hoạt và triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ do HSC ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập.

- Tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường. Xây dựng,

duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng.

- Nâng cao năng suất lao động; xây dựng văn hoá doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực xây dựng một lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một NH hiện đại.

b. Hoàn thiện lập kế hoạch huy động vốn hàng năm tại BIDV Từ Sơn

BIDV Từ Sơn cần xây dựng phương pháp lập kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng nhà nước theo một số nguyên tắc sau:

- Kế hoạch huy động vốn được xây dựng từ cơ sở (từ phòng giao dịch đến Trụ sở chính nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt các mục tiêu từng giai đoạn). Kế hoạch được quản lý, điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống; khuyến khích tính năng động, sáng tạo của chi nhánh trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhằm tăng lợi nhuận, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ của BIDV. Hệ thống các chỉ tiêu phải có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh của BIDV. Kế hoạch phải được theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên; quản lý điều hành có kỷ cương, kỷ luật và khuyến khích khen thưởng, xử lý vi phạm.

- Xây dựng trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá các dữ liệu thống kê, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển của Chi nhánh. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh kỳ trước và các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh kỳ kế hoạch.

- Chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn huy động được xác lập theo số dư cuối kỳ quý/năm, theo đơn vị VND, USD,.... đánh giá thị phần huy động vốn của BIDV Từ Sơn trên địa bàn và khả năng chiếm lĩnh thị phần để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp; Căn cứ số liệu huy động vốn thực tế quý/năm hiện hành, tốc độ tăng trưởng so cùng kỳ quý/năm trước.

- Về quản lý chỉ tiêu kế hoạch: Nguồn vốn huy động được quản lý, cân đối thống nhất tại Trụ sở chính, là chỉ tiêu tối thiểu, chi nhánh phải chủ động có giải pháp phù hợp, quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần, thị trường nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, chỉ tiêu quản lý bao gồm:

+ Vốn huy động: Tổng nguồn vốn, theo cơ cấu nguồn vốn, theo kỳ hạn, loại tiền tệ.

+ Quản lý chi phí huy động vốn + Tỷ lệ cấp tín dụng /Vốn huy động

+ Cân đối giữa kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Về phương pháp lập kế hoạch huy động vốn hàng năm tại BIDV Từ Sơn: + Định kỳ hàng năm Trụ sở chính sẽ giao KHKD tới từng Chi nhánh. Các chỉ tiêu vốn huy động hàng năm được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống và được cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong năm kế hoạch; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên từng địa bàn.

+ Tại Chi nhánh, phòng QLNB (bộ phận KHTH) là đầu mối tổng hợp và đề xuất phân giao KHKD tới từng phòng ban được giao kế hoạch đảm bảo hoàn thành được chỉ tiêu đề ra.

c. Chú ý đến chính sách huy động vốn

Cơ chế, chính sách về quản lý huy động vốn ở đây bao gồm các quy định về huy động vốn được BIDV Từ Sơn ban hành từng thời kỳ trong đó quy định cụ thể về phạm vi, đối tượng, thủ tục, phương thức trả lãi, quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng và NH, các sản phẩm huy động vốn… ; Và các hành lang hoạt động như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, cơ chế thi đua, khen thưởng đối với hoạt động huy động vốn…

4.4.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện huy động vốn

Để hoàn thiện quản lý huy động vốn, BIDV Từ Sơn cần phải thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện cũng như chính sách huy động vốn như sau:

Một là,tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động vốn phù hợp theo hướng gia tăng lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng, động viên, khuyến khích kịp thời tới người lao động sẽ góp phần tăng cường, hiệu quả hơn nữa hoạt động huy động vốn tại BIDV Từ Sơn:

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản, quy chế về huy động vốn để nghiên cứu, chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh theo hướng quy trình thủ tục phải đơn giản, gọn nhẹ.

Hai là, về chính sách lãi suất huy động vốn, đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp thì mục đích lãi suất không phải là mối quan tâm hàng đầu, điều mà họ hướng tới là việc hưởng các tiện ích do ngân hàng cung cấp. Nhưng đối với bộ phận khách hàng là dân cư thì để chiến thắng trong cạnh tranh huy động vốn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ đối tượng này, các ngân hàng sử dụng biện pháp có sức thuyết phục hơn cả là dùng công cụ lãi suất huy động. Tuy nhiên, việc nâng lãi suất huy động lên cao mà không đảm bảo được chênh lệch lãi suất tối thiểu để có lợi nhuận sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cản trở sự phát triển kinh doanh của ngân hàng. Để giải quyết bài toán này, BIDV Từ Sơn trong thời gian tới khi hoạch định lãi suất huy động cần căn cứ vào các nguyên tắc đó là:

- Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay với cùng kỳ hạn. - Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản.

- Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng.

- Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô tiền gửi, thời gian gửi và khả năng sử dụng của tiền gửi.

- Lãi suất phân biệt theo các dịch vụ, khuyến mại đi kèm.

- BIDV cần tiếp tục sử dụng công cụ điều hành lãi suất một cách linh hoạt, chủ động theo hướng giao quyền chủ động nhiều hơn cho các chi nhánh trực thuộc.

Ba là, trên cơ sở các cơ chế, chính sách huy động vốn của BIDV cần chủ

động nghiên cứu đặc điểm môi trường kinh doanh tại địa bàn để đưa ra các cơ chế, chính sách huy động vốn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.

Ngoài ra, chính sách huy động vốn của ngân hàng phải bám sát cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường và thị hiếu của người gửi tiền.

Bốn là, xây dựng tốt các chính sách khách hàng là nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công và phát triển của ngân hàng. Nhất là khi hiện nay có rất nhiều các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh

dịch vụ tiền tệ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, thì khu vực khách hàng càng được mở rộng càng tốt. Vì vậy chiến lược khách hàng của BIDV Từ Sơn cần được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh doanh ngày càng sâu rộng với các nhà sản xuất kinh doanh trên cơ sở lợi ích trước mắt và lâu dài. Xác định bạn hàng chiến lược lâu dài và khẳng định bạn hàng trước mắt để có quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với các khách hàng, nhất là các khách hàng truyền thống.

Để huy động vốn có hiệu quả, BIDV Từ Sơn cần đổi mới, nâng cao chất lượng và triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Cần có chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của BIDV trên cơ sở triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp về huy động vốn và mở rộng cho vay; Tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ hiện có, đầu tư mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới, bảo đảm chất lượng và có tính thương hiệu cao; Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp với việc mở rộng cho vay đối với khách hàng,...

BIDV Từ Sơn cần chú trọng hơn đến công tác tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng. Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại ngân hàng. Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

BIDV Từ Sơn phải luôn chú trọng vào mở rộng thị phần, thu hút nhiều khách hàng mới. Bằng cách tích cực tiếp cận khách hàng mới thiết lập quan hệ tín dụng và thanh toán, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời nắm bắt tốt tình hình lãi suất trên thị trường để điều chỉnh lãi suất cho vay, huy động phù hợp. Tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác tổ chức khảo sát, đồng thời Chi nhánh cần mở thêm các điểm giao dịch để tăng cường huy động vốn và cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt kết quả cao.

Cụ thể về xây dựng chính sách khách hàng của BIDV Từ Sơn cần phải chú ý:

- Ngân hàng cần phải chủ động phân loại, phân đoạn khách hàng để có cách đối xử phù hợp. Những khách hàng lâu năm, có số dư tiền gửi lớn thì BIDV Từ Sơn cần có chính sách ưu tiên về lãi suất, về chế độ phục vụ và hạn mức tín dụng nếu có.

- Nhân viên giao dịch, tiếp xúc với khách hàng phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo và cởi mở cho dù khách hàng có hay không giao dịch với ngân hàng.

- Cần tiếp thu và nghiên cứu ý kiến đóng góp phản hồi từ phía khách hàng để có những điều chỉnh kịp thời.

- Làm tốt công tác hậu mãi như chăm sóc khách hàng thông qua hình thức tặng quà, khuyến mại… vào các dịp sinh nhật của khách hàng, ngày lễ, ngày tết.

Năm là, để chỉ đạo điều hành công tác huy động vốn phải gắn với công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; BIDV Từ Sơn phải bám sát các mục tiêu, định hướng của ngành, xây dựng được hệ thống quy chế, văn bản quy định về thi đua đồng bộ, cụ thể rõ ràng, làm căn cứ để các đơn vị thực hiện, các hình thức khen thưởng được linh hoạt, gắn khuyến khích lợi ích vật chất với kết quả thi đua. Phát động các phong trào thi đua trong năm hoạt động, như: Phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ; Xây dựng Đơn vị trong sạch vững mạnh, hội nhập kinh tế; Giỏi chuyên môn nghiệp vụ; Phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; thực hiện văn hóa doanh nghiệp BIDV,…

4.4.2.3. Tăng cường kiểm soát huy động vốn

Nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để tìm được biện pháp khắc phục hạn chế rủi ro trong hoạt động huy động vốn, BIDV Từ Sơn cần chú ý công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng mọi mặt của hoạt động nghiệp vụ và khả năng điều hành của các bộ phận, cụ thể:

- BIDV Từ Sơn cần chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động huy động vốn theo định kỳ và đột suất. Tiếp tục tập trung vào kiểm tra sâu một số lĩnh vực nghiệp vụ huy động vốn, có thể tiến hành phúc tra công tác chỉnh sửa tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra một số bộ phận, làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra.

- Tăng cường tập huấn kỹ năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, bổ sung kiến thức theo pháp luật cho đội ngũ kiểm tra viên nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động. Đồng thời tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực làm công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Thường xuyên cho kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tất cả các mặt nghiệp vụ nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Phòng QLRR tăng cường khâu kiểm tra giám sát, báo cáo kịp thời các sai sót đang xảy ra. Tiến hành chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; khắc phục một số tồn tại, sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý tại tất cả các phòng ban thuộc Chi nhánh trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy động vốn. Trách nhiệm của lãnh đạo phòng đã phân giao chỉ tiêu tới từng cán bộ trong phòng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin để kiểm tra, đánh giá kịp thời. Chế độ báo cáo cần rõ ràng từ quy chế đến thực tế, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm chế độ báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)