Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về vốn, huy động vốn và quản lý huy động vốn trong hoạt

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn của các ngân hàng

thương mại

Theo Phan Thị Thu Hà (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn của các ngân hàng thương mại bao gồm:

2.1.6.1. Yếu tố chủ quan

- Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản để minh chứng sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng vừa để một ngân hàng bắt đầu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng đó, quyết định quy mô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thương trường. Rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức huy động tối đa, mức cho vay tối đa cho một khách hàng…Vốn thấp cũng gây gánh nặng tài chính to lớn cho quốc gia khi các ngân hàng bị phá sản. Vốn thấp hạn chế các ngân hàng mở rộng các dịch vụ và quy mô hoạt động.. Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn đòi hỏi năng lực tài chính của ngân hàng thương mại phải đủ mạnh để đảm bảo hoạt động kinh

doanh ổn định.

- Năng lực quản trị ngân hàng

Vấn đề then chốt trong quản trị điều hành ngân hàng các ngân hàng thương mại chính là cách xác định hướng hoạt động của ngân hàng, đặt ra mục tiêu chiến lược, các kế hoạch phái thực hiện và phương thức thực hiện như thế nào. Ngân hàng sẽ thực sự kinh doanh vì lợi nhuận hay vẫn tiếp tục có một phần hoạt động với tư cách là ngân hàng chính sách chịu sự tác động của các cấp chính quyền tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, Ban lãnh đạo ngân hàng có thực sự được chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của ngân hàng hay không? Năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại sẽ quyết định các chính sách về phát triển của ngân hàng thương mại như chiến lược phát triển dài hạn, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách đầu tư vào con người, cơ sở vật chất, công nghệ... Do vậy quản lý huy động vốn cũng chịu ảnh hưởng lớn từ năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng thương mại, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng phát triển hoạt động cũng như những chính sách đầu tư đối với hoạt động này.

- Trình độ và đạo đức của cán bộ Ngân hàng

Vấn đề then chốt có tính quyết định trong đổi mới phương thức quản lý là con người. Cần có chính sách đào tạo lại cán bộ quản lý các cấp và cả cán bộ quản lý cấp cao để nhanh chóng tiếp cận được với các phương thức quản lý huy động vốn trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ngân hàng thương mại hiện đại. Có được một nguồn nhân lực có trình độ và đạo đức chính là chìa khóa thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi ngân hàng trong đó có hoạt động quản lý huy động vốn.

- Mô hình tổ chức

Thông thường, mô hình tổ chức của một ngân hàng được xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng. Trải theo thời gian, hoạt động của ngân hàng ngày càng phong phú đa dạng, theo đó hình thức tổ chức của ngân hàng cũng luôn đổi mới và phát triển cho phù hợp. Tuy nhiên, mô hình tổ chức của mỗi ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: Quy mô vốn của ngân hàng và Quy định Nhà nước về các hoạt động của ngân hàng.

Tổ chức bộ máy của ngân hàng không ngừng thay đổi trước thay đổi của môi trường kinh doanh. Sự phát triển của các tổ chức tài chính mới, sự ra đời của các sản phẩm ngân hàng, sự thay đổi về nhu cầu tiết kiệm hay vay mượn, sự phát triển của công nghệ, quá trình đa dạng hoá, toàn cầu hoá tạo mối liên kết mới… đều dẫn đến sự thay đổi bộ máy của ngân hàng. Tổ chức bộ máy nhằm mục tiêu chủ yếu là tăng hiệu suất công việc, dẫn đến tăng thu nhập, giảm rủi ro cho ngân hàng. Mỗi chi nhánh, công ty con, phòng ban tổ chức ra đều gia tăng chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tư… Hơn nữa, nếu phân định nhiệm vụ không rõ ràng có thể dẫn đến trùng lặp giữa các phòng. Do vậy, tổ chức bộ máy phải nghiên cứu sinh lời của các phòng, các chi nhánh. Tổ chức bộ máy vừa phải đảm bảo quyền và hiệu quả kiểm soát của Ban Giám đốc vừa tăng tính độc lập tương đối của các thành viên.

Có một mô hình được tổ chức tốt sẽ là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại.

2.1.6.2. Yếu tố khách quan

- Sự chi phối của môi trường kinh doanh

Đối với chủ ngân hàng và những người kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh ở mỗi ngân hàng trong các thời kỳ luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi môi trường kinh doanh: kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, tâm lý và tập quán xã hội. Đây là những nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng mà ngân hàng hoàn toàn không chủ động kiểm soát được. Đồng thời, tập quán và tâm lý xã hội có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư trên các khu vực và quốc gia, do đó mang lại bản sắc riêng đối với hoạt động ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng suy đến cùng là lệ thuộc vào các hoạt động kinh tế chung của nền kinh tế xã hội, trước hết là các hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm vật chất. Việc cung ứng và lưu thông tiền cũng như các dịch vụ tài chính – tiền tệ nói chung, lệ thuộc chặt chẽ vào quá trình tái sản xuất ra các của cải vật chất, vào tình hình hoạt động của các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, tiêu dùng cá nhân …

Có thể nói rằng, bất kỳ biến động đáng kể nào của các lĩnh vực này, đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng. Bởi sự tăng trưởng và phát triển hay suy thoái trong các lĩnh vực nói trên trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng, thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của

nền kinh tế, trước hết trong các lĩnh vực đó, theo hướng gia tăng hay giảm sút, và do đó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thu lợi nhuận, khả năng trả nợ của các con nợ, mà con nợ chính của nền kinh tế luôn là các ngân hàng.

Trong thời đại hiện nay, một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng hay phát triển của một ngành, đó là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. Cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng từ nhiều hướng. Một mặt, nó cung cấp cho lĩnh vực này các thiết bị và công nghệ hiện đại, cho phép tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động mà nổi bật là sự áp dụng các kỹ thuật điện tử tin học vào hoạt động ngân hàng; điều này đã thực sự làm thay đổi công nghệ ngân hàng truyền thống dựa trên lao động thủ công.

Mặt khác, cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo nên sức cạnh tranh hoàn toàn mới và đồng thời cũng làm giảm sút tương đối khả năng cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau mà các ngân hàng phục vụ; ảnh hưởng lớn nhất hiện nay là xu hướng đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng, là sự phát triển mô hình ngân hàng đa năng. Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng hệ thống công nghệ. Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng cạnh tranh, sáp nhập, chi phối lẫn nhau nhiều hơn. Việc giảm tương đối nhân công và gia tăng chi phí cố định là xu hướng trong hoạt động của ngân hàng dưới ảnh hưởng của phát triển công nghệ.

Đây cũng chính là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển huy động vốn cũng như hiệu quả hoạt động quản lý huy động vốn của các NHTM.

- Luật pháp và sự điều hành của Chính phủ

Lòng tin của dân chúng vào đồng tiền và hoạt động ngân hàng, ngoài việc được bảo đảm bằng sự hoạt động an toàn có hiệu quả của bản thân hoạt động ngân hàng, thì mặt khác lại luôn phải được đảm bảo bằng sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, mà lòng tin dân chúng trong trường hợp này luôn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng chi phối đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đặc biệt là hoạt động quản lý huy động vốn chịu sự chi phối rất lớn từ yếu tố này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hành lang pháp lý cho hoạt động cũng như những ảnh hưởng tới định hướng phát triển hoạt động của toàn ngành ngân hàng.

- Tác động của chính sách và các quy định đối với các hoạt động Ngân hàng

Ở hầu hết các quốc gia, hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quy định chặt chẽ và trong khung pháp lý được xây dựng nhằm kiểm soát

hoạt động ngân hàng, kiểm soát việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng. Hoạt động ngân hàng điện tử tại các NHTM đòi hỏi phải có sự điều hành và tác động từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như Chính phủ trên phương diện chính sách và quy định cụ thể đối với hoạt động này.

- Sự phát triển nhu cầu dịch vụ tài chính

Sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự thay đổi công nghệ, đòi hỏi cao hơn của khách hàng đã dẫn đến gia tăng các loại hình dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đang mở rộng danh mục dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Quá trình này làm tăng những nguồn thu mới cho Ngân hàng đồng thời cũng gia tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Đa dạng hoá các dịch vụ đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao trình độ của nhân viên ngân hàng (chi phí đào tạo), thiết lập các phòng chức năng thích ứng cho dịch vụ mới. Chính những nhu cầu này là động lực trực tiếp để phát triển cũng như nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)