Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh tại BIDV Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh tại BIDV Từ Sơn

4.4.1.1. Định hướng chung

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập, ngành Ngân hàng sẽ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, đó là cạnh tranh giữa các tổ chức Tài chính - Ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt và sâu rộng hơn… Cũng như các NHTM khác, BIDV Từ Sơn cũng có những nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng riêng cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt được đi đôi với khắc phục khó khăn, những hạn chế, hướng tới ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển. Đặc biệt chú ý

tới vấn đề hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn, nhằm đảm bảo uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của BIDV trên địa bàn hoạt động kinh doanh. BIDV Từ Sơn đưa ra định hướng như sau:

1. Nỗ lực, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành và triển khai KHKD, bám sát các diễn biến của thị trường, môi trường kinh doanh để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu theo kịch bản đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng: Đến 31/12/2017 nguồn vốn huy động đạt 2.731 tỷ đồng, dư nợ cuối kỳ đạt 3.384 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 133,7 tỷ đồng, thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 41,5 tỷ đồng, Nim tín dụng đạt 1,87% và Nim huy động vốn là 1,63%, thu dịch vụ ròng đạt 36,4 tỷ đồng, Nợ xấu kiểm soát ở mức 0,1%, kinh doanh thẻ đạt doanh số 21.300 thẻ thu phí là 1,37 tỷ đồng; thu phí BSMS đạt 1,2 tỷ đồng với khoảng 19.750 khách hàng.

2. Đổi mới nâng cao năng lực tài chính, cải thiện cơ cấu thu nhập giữa thu từ hoạt động tín dụng - huy động vốn - dịch vụ theo hướng tích cực: Phát triển hoạt động bán lẻ và đặc biệt chú trọng khách hàng FDI, gia tăng Nim huy động vốn và Nim tín dụng cũng như thu ròng dịch vụ.

3. Tiếp tục triển khai các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thúc đẩy SXKD có hiệu quả. Xác định rõ mục tiêu điều hành tín dụng phải gắn hiệu quả, đảm bảo an toàn đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR.

4. Củng cố và nâng cao hiệu quả, giữ vững vai trò, vị trí và uy tín của BIDV Từ Sơn trên địa bàn: Tiếp tục nâng cao thương hiệu, xây dựng, triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ và các chương trình An sinh xã hội vì sự phát triển chung của cộng đồng.

4.4.1.2. Định hướng công tác quản lý huy động vốn

Nhận thức được vấn đề quan trọng trong công tác quản lý huy động vốn, do đó BIDV Từ Sơn xác định mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn trong thời gian tới. Để đạt mục tiêu về quản lý huy động vốn BIDV Từ Sơn phải tiếp tục phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn, linh hoạt gắn kết các dịch vụ với khai thác vốn của mọi đối tượng khách hàng. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ và phong cách giao dịch tạo dựng niềm tin cho khách hàng; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Quan tâm khai thác các nguồn vốn có lãi suất thấp từ các tổ chức từ nguồn vốn thanh toán, nhằm nâng cao hiệu quả công

tác huy động vốn. BIDV Từ Sơn cần phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn để phát huy những mặt mạnh để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu chi phí vốn tại các vùng có tính cạnh tranh cao để đưa ra chính sách huy động phù hợp:

- Xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường, thị hiếu của người gửi tiền và định hướng chiến lược kinh doanh của BIDV: Chính sách lãi suất huy động; chính sách ưu đãi thu hút khách hàng...

- Nghiên cứu thị trường nguồn vốn, phát triển các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền.

- Tận dụng tối đa nguồn vốn từ các định chế tài chính: nguồn vốn rẻ, có thời gian sử dụng lâu dài.

- Thực hiện cơ cấu lại nền khách hàng đảm bảo tính bền vững của nền vốn bằng cách tập trung huy động nhóm khách hàng dân cư làm nòng cốt; duy trì và phát triển nguồn vốn ĐCTC theo hướng đa dạng KH giảm dần sự phụ thuộc vào một số khách hàng; đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ các TCKT đặc biệt là đối tượng khách hàng lớn FDI; thu hút, phát triển khách hàng mới tại các khu công nghiệp.

- Tăng cường bám sát các quy định, quy chế điều chuyển vốn nội bộ trên cơ sở giá mua/bán vốn giữa Chi nhánh với TW để khai thác những nguồn vốn mang lại hiệu quả cao.

-Lãi suất huy động điều hành theo hướng linh hoạt, bám sát diễn biến của thị trường và lãi suất FTP. Các lãi suất huy động được đưa ra ở mức hợp lý và cạnh tranh trên cơ sở tính toán cân đối thu nhập, chi phí của khách hàng, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền cũng như lợi ích của BIDV Từ Sơn.

4.4.1.3. Mục tiêu của công tác huy động vốn

Trên cơ sở định hướng của công tác huy động vốn, BIDV Từ Sơn đã xây dựng mục tiêu của công tác huy động vốn giai đoạn 2018 – 2022.

Chi nhánh quyết không để nền vốn sụt giảm mà tăng trưởng trên nền huy động vốn của năm 2017 lên 2.731 tỷ tăng 728 tỷ so với 2015 trong đó gia tăng chủ yếu là vốn huy động từ dân cư và tổ chức cụ thể: tăng huy động vốn dân cư là 312 tỷ, tăng trong huy động vốn của các tổ chức là 388 tỷ.

hướng gia tăng tỷ trọng khách hàng bán lẻ, nguồn vốn dân cư, định hướng đến hết năm 2017 tỷ trọng vốn huy động dân cư chiếm 70%-80% trên tổng nguồn vốn. Hướng nguồn vốn huy động của chi nhánh ổn định, ít biến động hơn. Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới, cần nhanh chóng đưa ra chính sách ưu đãi hiệu quả để giữ vững nền khách hàng cũ, khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn tại chi nhánh.

Có kế hoạch phát triển mạng lưới, phát triển thêm trên 4 phòng giao dịch và tập trung vào công tác huy động vốn và phát triển hoạt động bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)