Đánh giá chung tình hình quản lý huy động vốn của BIDV Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá chung tình hình quản lý huy động vốn của BIDV Từ Sơn

dịch vụ ngân hàng. Từ đó tăng những nguồn thu mới cho Chi nhánh. Để đạt được kết quả này cán bộ nhân viên trong Chi nhánh không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tự học tập và đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến công việc được giao nhằm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại Chi nhánh.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV TỪ SƠN BIDV TỪ SƠN

4.3.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2015 - 2017 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, tuy nhiên tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phúc tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng chịu nhiều tác động tiêu cực. Chính phủ và Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chính sách nhằm kìm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm.

Thời gian qua mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả quan trọng:

Một là quy mô vốn huy động tăng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 117%.

Hai là Cơ cấu nguồn vốn huy động đang và hướng dần thay đổi theo chiều hướng tích cực, đã cải thiện đáng kể chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, về quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn đang có sự dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn huy động ngắn hạn đang tăng dần lên. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn.

Ba là huy động bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng nhưng do đặc thù của địa bàn nên thời gian qua nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng nên do đó đòi hỏi Chi nhánh cần gia tăng vốn huy động bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu này.

Bốn là tiền gửi của dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn: thực hiện chiến lược của BIDV về phát triển ngân hàng với phân khúc tập trung vào khách hàng cá nhân thời gian qua làm cho tỷ trọng vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Điều này giúp Chi nhánh tận dụng được các cơ hội thu hút tiền nhàn rỗi đầy tiềm năng của dân chúng trên địa bàn.

Năm là vốn huy động đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư:

nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn cao hơn so với nhu cầu cho vay - đầu tư trong thời gian qua. Đây là một thuận lợi giúp Chi nhánh không phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao để phục vụ nhu cầu cho vay - đầu tư ngày một tăng trên địa bàn.

4.3.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động nói chung và công tác huy động vốn nói riêng, vẫn còn những tồn tại và hạn chế mà chi nhánh có định hướng điều chỉnh trong thời gian tới.

Một là vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ: mặc dù vốn huy

động bằng ngoại tệ đã tăng qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động điều này cho Chi nhánh không đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ trong tương lai và Chi nhánh có thể mất đi các cơ hội kinh doanh.

Hai là chênh lệch giữa huy động bằng ngoại tệ với dư nợ cho vay bằng ngoại tệ lớn, điều này làm gia tăng chi phí huy động từ việc mua vốn bằng ngoại

tệ để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ, từ đó làm giảm kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Các biện pháp hỗ trợ cho công tác HĐV chưa thực sự có hiệu quả, điều kiện làm việc chưa thực sự thuận lợi, mạng lưới các phòng giao dịch tuy đã được mở rộng nhưng nhưng chủ yếu chỉ tập trung thành phố thị trấn chưa kịp thời bao phủ toàn địa bàn. Hoạt động Marketing chưa có hiệu quả, khách hàng chỉ biết đến hình thức HĐV khi họ có quan hệ với ngân hàng và chủ yếu ở khu vực xung quanh địa điểm giao dịch.

Ba là cơ cấu khách hàng chưa cân đối, nguồn tiền gửi một số khách hàng lớn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động (chiếm hơn 60% tổng tiền gửi), phần lớn các khách hàng cá nhân tự chủ động tìm đến chi nhánh chứ chi nhánh chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Các chính sách khách hàng do chi nhánh tự đề ra chưa thực sự hiệu quả, rõ ràng, chưa thật sự mang ý nghĩa thương hiệu bán lẻ rõ ràng.

Bốn là chênh lệch giữa huy động tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay ngắn hạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Chi nhánh sao cho phát huy tối đa hiệu quả của vốn huy động.

4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội

Năm 2017, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước nói chung và địa bàn nói riêng vẫn đang có những khó khăn, khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng nặng nề; hành lang pháp lý, các quy định còn chồng chéo, còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có chế tài và thực thi quy định nghiêm minh. Thị trường tiền tệ cũng như nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng đã bão hòa và có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh hơn.

- Sự cạnh tranh về huy động vốn trong hệ thống ngân hàng rất gay gắt

Nhìn chung, hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của ngân hàng khá tương đồng. Các ngân hàng tìm lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp nhiều hơn các giá trị gia tăng cho khách hàng, thông qua hàng loạt chính sách chăm sóc, ưu đãi, tặng thưởng… Do những hạn chế trong công tác triển khai các chính sách này, nên khả năng cạnh tranh của ngân hàng bị suy giảm.

- Tâm lý, sở thích của người gửi tiền

Người gửi tiền có tâm lý gửi ở các kỳ hạn ngắn hơn trung dài hạn, để chờ đợi sự biến động của lãi suất, do đó quy mô tiền gửi ngắn luôn chiếm ưu thế so với trung dài hạn. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, khách hàng thường có sự so sánh với các ngân hàng khác. Do đó, những yếu kém về công nghệ thông tin, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận nhân viên,… đã làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín thương hiệu của ngân hàng, khiến khách hàng kém mặn mà với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

-Thứ nhất: Chính sách khách hàng yếu

Chi nhánh có triển khai một số chương trình chăm sóc khách hàng nhân dịp các ngày lễ chung của đất nước, nhưng còn ít, chủ yếu là vào dịp tết nguyên đán, còn phụ thuộc vào các chương trình chăm sóc của Hội sở chính là chủ yếu. Chăm sóc khách hàng chưa thực hiện theo từng đối tượng để khách hàng nhận thấy mình thực sự có được sự chăm sóc đặc biệt từ phía Chi nhánh, như chăm sóc thông qua những dịp quan trọng với khách hàng như ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm theo nghề nghiệp… Quà tặng khách hàng còn chưa thiết thực, chưa phù hợp, chưa được khách hàng đánh giá cao.

-Thứ hai: Mạng lưới giao dịch còn hạn hẹp

Mạng lưới hoạt động so với một Chi nhánh cấp một là còn quá ít vì mới có 4 phòng giao dịch. Chính số lượng các điểm giao dịch ít như vậy cũng phần nào hạn chế việc mở rộng địa bàn huy động vốn cho Chi nhánh.

- Thứ ba: Trình độ cán bộ và công tác quản lý còn tiếp tục phải cải thiện. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tại Chi nhánh đều đáp ứng được nhu cầu

công việc. Tuy nhiên trong quá trình xử lý công việc, nhiều nghiệp vụ ít phát sinh cán bộ vẫn chưa nắm bắt được, nhiều tình huống khó không xử lý được ngay cho khách hàng.

Công tác quản lý: Hiện nay tại Chi nhánh công tác quản lý theo hướng truyền thống, được thực hiện thông qua việc chấm điểm đánh giá phân loại cán bộ còn mang nặng tính định tính, chưa xây dựng một chế độ quản lý theo định lượng vì vậy chưa đánh giá được hết chất lượng cán bộ trong công việc. Vì vậy chưa tạo động lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ về tầm quan trọng của việc huy động vốn.

-Thứ tư: Các sản phẩm dịch vụ liên quan đến huy động vốn chưa được chú trọng phát triển.

Hiện nay việc bán chéo sản phẩm tại Chi nhánh vẫn chưa được phát triển. Rất nhiều các sản phẩm liên quan trong quá trình HĐV như cho vay tiêu dùng, lập hạn mức thấu chi, phát hành thẻ VISA… thông qua việc các khách hàng cá nhân thanh toán lương qua tài khoản chưa được phát triển. Để sử dụng các sản phẩm này các khách hàng phải đáp ứng rất nhiều các yêu cầu khắt khe khác, vì vậy mà không ít khách hàng không lựa chọn trả lương qua Chi nhánh. Các sản phẩm của Ngân hàng hiện đại còn ít tiện ích như việc thực hiện giao dịch trên internet, SMS còn chưa được triển khai trong khi các Ngân hàng bạn đã có dịch vụ này và tích hợp nhiều tiện ích cũng là một hạn chế của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Dịch vụ thu, chi tại nhà cho khách hàng còn ít, dịch vụ vay cầm cố sổ tiết kiệm còn nhiều thủ tục gây phiền phức tới khách hàng…

-Thứ năm: Sự mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn

Sự mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn là do nguồn vốn tăng hàng năm mà tín dụng tăng không theo kịp tốc độ tăng của nguồn vốn thêm nữa chính sách tăng trưởng tín dụng lại không được điều chỉnh lại phù hợp với thực trạng nguồn vốn. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng cần phải được điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tế nguồn huy động để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ đó giảm thiểu tăng chi phí “mua/bán” vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV TỪ SƠN ĐẾN NĂM 2022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)