Đánh giá vào huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý huy động vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015-2017

4.1.5. Đánh giá vào huy động vốn

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc đánh giá đơn thuần về sự đúng đắn trong hoạt động của một ngân hàng mà nó còn được sử dụng để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm của hoạt động ngân hàng đối với thị trường.

4.1.5.1. Phân tích sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một trong các tiêu chí khi đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng là tính cân đối của cơ cấu nguồn vốn huy động, tiêu chí này được đánh giá qua ba khía cạnh sau:

- Cân đối giữa số dư cho vay - đầu tư với tổng vốn huy động: tiêu chí này xem xét quy mô vốn huy động có đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư - cho vay của ngân hàng hay không?

- Cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn: tiêu chí này xem xét việc huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau có đáp ứng được với việc cho vay các kỳ hạn khác nhau hay không?

- Cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền: tiêu chí này xem xét việc huy động vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ có đáp ứng được nhu cầu cho vay bằng nội tệ hay ngoại tệ hay không?

Trước tiên ta phân tích sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 - 2017 theo bảng 4.8.

Bảng 4.8. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Tổng VHĐ 2.003 2.316 2.731 115,6 117,9 2. Cho vay 2.870 3.000 3.384 104,5 112,8 3. Hệ số sử dụng vốn (lần) 1.43 1.3 1.24 - - Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV Từ Sơn Bảng 4.8 cho thấy cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh tương đối đồng đều. Cụ thể tổng vốn huy động năm 2016 tại Chi nhánh đạt 2.316 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 tổng vốn huy động đạt 2.731 tỷ đồng tăng 17,9% so với năm 2016.

Về tăng trưởng tín dụng năm 2016 tại Chi nhánh đạt 3.000 tỷ đồng tăng 4,5% so với năm 2015 và đến năm 2017 mức tăng trưởng này đạt 3.384 tỷ đồng tăng 12,8% so với năm 2016.

Việc thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn huy động dùng cho vay, ta sẽ xem xét được tính cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh. Tại Chi nhánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua 3 năm không theo kịp tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn và chưa đạt được tỷ lệ duy trì lý tưởng theo quy định của NHNN là 80%. Vì vậy trong quá trình phát triển để đảm bảo chất lượng tăng trưởng Chi nhánh cần cân đối hài hòa giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng.

a. Xét sự cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn

Cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn được thể hiện bởi bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9. Cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Tổng VHĐ 2.003 2.316 2.731 115,6 117,9 - Nguồn vốn ngắn hạn 813 1.350 1.699 166,1 125,9 - Nguồn vốn trung dài hạn 1.190 966 1.032 81,2 106,8

2. Tổng dư nợ tín dụng (TDN) 2.870 3.000 3.384 104,5 112,8

- Cho vay ngắn hạn 1.691 1.642 2.007 97,1 122,2 - Cho vay trung dài hạn 1.179 1.358 1.377 115,2 101,4 3. Cho vay ngắn hạn/TDN (%) 58,92 54,73 59,31 - - 4. Cho vay ngắn hạn/Nguồn vốn

ngắn hạn (%) 208 121,63 118,13

- -

5. Cho vay trung dài hạn/TDN (%) 41,08 45,27 40,69 - - 6. Cho vay trung dài hạn/ nguồn

vốn trung dài hạn (%) 99,08 140,58 133,43

- -

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2017 của BIDV Từ Sơn Qua bảng 4.9 ta có thể thấy từ năm 2015 - 2017 nguồn vốn của Chi nhánh tăng theo từng năm và tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn đều đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.

Do đó ta có thể thấy: nguồn vốn ngắn hạn tăng trưởng đều và đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn của Chi nhánh. Dư nợ cho vay cả ngắn, trung dài hạn có sự tăng trưởng theo các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao đạt từ 118,13% đến 208%, điều này có nghĩa việc sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn của BIDV Từ Sơn rất hiệu quả, tương tự với tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên nguồn vốn trung dài hạn cũng rất cao từ 99,08% đến 140,58%.

Qua 03 năm cho ta thấy hoạt động cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh ở mức phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả sử dụng vốn vay.

b. Xét sự cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tệ

Cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tệ được thể hiện bởi bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10. Cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tệ

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/ 2017 2017/ 2016 1. Tổng VHĐ 2.003 2.316 2.731 115,6 117,9 - Nguồn vốn nội tệ 1.983 2.302 2.715 116,1 117,9 - Nguồn vốn ngoại tệ 20 14 16 70 114,3 2. Tổng dư nợ tín dụng 2.870 3.000 3.384 104,5 112,8

- Cho vay nội tệ 2.862 2.993 3.378 104,6 112,9

- Cho vay ngoại tệ 8 7 6 87,5 85,7

3. Cho vay nội tệ/Tổng dư nợ (%) 99,72 99,77 99,82 - - 4. Cho vay nội tệ/Nguồn vốn nội tệ (%) 144,33 130,02 124,42 - - 5. Cho vay ngoại tệ/Tổng dư nợ (%) 0,28 0,23 0,18 - - 6. Cho vay ngoại tệ/Nguồn vốn ngoại tệ (%) 40 50 37,5 - -

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2017 của BIDV Từ Sơn Theo bảng 4.10, cơ bản nguồn vốn cho vay nội tệ tăng dần theo thời gian, năm 2015 số dư vốn cho vay nội tệ là: 1.983 tỷ đồng đến năm 2017 là 2.715 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay nội tệ trên tổng dư nợ có xu hướng tăng dần từ năm 2015 (99,72%) lên 99,82% năm 2017. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm dần cả về số dư và tỷ trọng, cụ thể: năm 2015 dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ đạt: 8 tỷ, chiếm 0,28% trong tổng dư nợ tín dụng, đến năm 2017 số dư này đạt: 6 tỷ đồng, chiếm 0,18%. Như vậy dư nợ cho vay nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn tại Chi nhánh (99,82%) trong khi cho vay ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ (0,18%), đây là sự mất cân đối trong cơ cấu cho vay theo loại tiền tại BIDV Từ Sơn. Cho vay đồng nội tệ (VNĐ) vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu cho vay, cho vay ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thông thường các khách hàng

vay vốn tại BIDV Từ Sơn chủ yếu là vay vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nước, và các khách hàng vay vốn TDH cũng chủ yếu vay đồng nội tệ. Điều này đặt cho BIDV Từ Sơn cần tiếp tục có các chính sách huy động nội tệ cũng như ngoại tệ để đảm bảo có sự tăng trưởng hợp lý cũng như gia tăng tiếp thị các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ để nâng cao tỷ trọng sử dụng vốn ngoại tệ trên tổng nguồn huy động ngoại tệ qua đó góp phần cân đối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Bảng 4.10 cho thấy: chênh lệch cho vay nội tệ/nguồn vốn nội tệ tương đối lớn, năm 2015 là 144,33%, năm 2016 là 130,02% và năm 2017 là 124,42%. Bên cạnh đó chênh lệch cho vay ngoại tệ/ nguồn vốn ngoại tệ tương đối thấp. Qua đó thấy được hạn chế trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ tại Chi nhánh trong thời gian qua. Từ đó đòi hỏi BIDV Từ Sơn cần có các giải pháp huy động vốn ngoại tệ hợp lý nhằm phát triển nguồn vốn ngoại tệ và phải có chính sách sử dụng vốn hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được phát triển ổn định và bền vững.

4.1.5.2. Phân tích hiệu quả huy động vốn qua chi phí huy động vốn và giá vốn FTP

Chi phí huy động vốn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đó là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Chi phí huy động vốn sẽ là căn cứ để ngân hàng ra quyết định lựa chọn nguồn huy động. Vốn có chi phí thấp thường được lựa chọn sử dụng hơn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều tố khác như độ an toàn, tính thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn đó.

Khi phân tích chi phí huy động vốn, người ta thường nhắc đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gửi. Thường thì lãi suất huy động càng cao, vốn huy động được càng lớn. Tuy nhiên, không phải ngân hàng muốn quy định lãi suất bao nhiêu tuỳ ý. Việc quy định lãi suất phụ thuộc vào chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay của ngân hàng, kết quả tài chính của hoạt động ngân hàng. Tuỳ từng thời kỳ, với sự tính toán kỹ lưỡng, ngân hàng đưa ra những chính sách lãi suất phù hợp.

Lãi suất huy động vốn của Chi nhánh được BIDV áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống do Hội sở chính BIDV công bố dựa trên biểu lãi suất BIDV trong

từng thời kỳ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc áp dụng lãi suất. Biểu lãi suất bao gồm lãi suất tiền VND, USD, EUR, ngoại tệ khác được BIDV nghiên cứu và điều chỉnh sao cho mang tính cạnh tranh, phù hợp với tình hình biến động lãi suất chung của thị trường nhưng vẫn tuân thủ theo các quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

So sánh lãi suất huy động của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thông qua các bảng lãi suất Bảng 4.11 và Bảng 4.12 cho thấy:

Bảng 4.11. Lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng VND của một số ngân hàng trên địa bàn thị xã Từ Sơn 11/2017

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn BIDV Viettinbank Agribank Vietcombank

KKH 0,2 0,5 0,3 0,2 1 tháng 4,3 4,3 4,3 4,1 2 tháng 4,3 4,3 4,3 4,2 3 tháng 4,8 4,8 5,0 4,6 4 tháng 4,8 4,8 5,0 5,1 5 tháng 4,8 5,5 5,0 5,3 6 tháng 5,3 6,0 5,5 6,0 9 tháng 5,5 6,0 - - 10 tháng 6,0 - - - 12 tháng 6,8 6,9 6,8 6,9 13 tháng 6,9 6,9 6,8 7,0 18 tháng 6,9 6,9 - 7,0 24 tháng 6,9 - - 7,0

Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại So sánh lãi suất huy động VND và EUR của BIDV Từ Sơn so với một số ngân hàng khác ta thấy sự khác biệt là không đáng kể. Mặc dù lãi suất cuối kỳ công bố của hình thức tiết kiệm thông thường của Chi nhánh thấp hơn các ngân hàng khác nhưng thấp hơn không nhiều.

BIDV áp dụng khung lãi suất bậc thang đối với từng mức tiền gửi đối với tiền gửi VND, khuyến khích mức lãi suất cao hơn cho các mức tiền gửi lớn hơn. Tuy nhiên, mức lãi suất không kỳ hạn đối với VND của BIDV thấp hơn hoặc bằng các ngân hàng khác. Có lẽ, BIDV chưa thấy được phần nào vai trò của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn đối với công tác huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 4.12. Lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng EUR của một số ngân hàng trên địa bàn thị xã Từ Sơn 11/2017

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn BIDV Viettinbank Agribank Vietcombank

KKH 0,01 0,01 - 0,01 1 tháng 0,10 0,10 - 0,30 2 tháng 0,10 0,10 - 0,30 3 tháng 0,10 0,10 - 0,40 6 tháng 0,10 0,10 - 0,50 9 tháng 0,10 0,10 - 0,50 12 tháng 0,20 0,20 - 0,75 13 tháng 0,20 0,20 - - 15 tháng - - - - 18 tháng 0,20 0,20 - - 24 tháng 0,20 0,20 - 0,85 36 tháng 0,20 0,20 - 0,85 48 tháng - - - 0,85 60 tháng - - - 0,85

Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các ngân hàng thương mại của Ngân hàng nhà nước đã giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng của các loại hình tiền

gửi, phù hợp với nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Chi nhánh áp dụng mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình tiền gửi như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền có kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp, tiền gửi có tham gia dự thưởng. Đồng thời đối với tiền gửi có kỳ hạn, Chi nhánh cũng áp dụng các mức lãi suất khác nhau tùy theo kỳ hạn và cách thức trả lãi. Việc áp dụng các mức lãi suất đa dạng và linh hoạt như vậy là rất hợp lý, tùy thuộc vào tính chất của từng loại hình tiền gửi cũng như nhu cầu vốn tiền gửi của Chi nhánh trong từng thời kỳ, đồng thời giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền. Đó cũng là một trong những nhân tố góp phần thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.

Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các ngân hàng thương mại của Ngân hàng nhà nước đã giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng của các loại hình tiền gửi, phù hợp với nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Chi nhánh áp dụng mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình tiền gửi như: tiền gửi tích luỹ, tiền có kỳ hạn, tiết kiệm hỗn hợp, tiền gửi có tham gia dự thưởng. Đồng thời đối với tiền gửi có kỳ hạn, Chi nhánh cũng áp dụng các mức lãi suất khác nhau tùy theo kỳ hạn và cách thức trả lãi. Việc áp dụng các mức lãi suất đa dạng và linh hoạt như vậy là rất hợp lý, tùy thuộc vào tính chất của từng loại hình tiền gửi cũng như nhu cầu vốn tiền gửi của Chi nhánh trong từng thời kỳ, đồng thời giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền. Đó cũng là một trong những nhân tố góp phần thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.

- Về cơ chế giá FTP

Lãi suất giữ vị trí quan trọng trong việc HĐV của NHTM, thông thường lãi suất HĐV càng cao thì doanh số HĐV được càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên không phải ngân hàng thích huy động với lãi suất bao nhiêu cũng được, mà lãi suất huy động còn phụ thuộc vào lãi suất cho vay, tình hình hoạt động của ngân hàng, các quy định của NHNN trong từng thời kỳ (xem Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Kết quả kinh doanh giá vốn FTP tại BIDV Từ Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Thu nhập từ FTP bán vốn 44,18 52,0 57,16 117,8 109,9 2. Chi phí từ FTP mua vốn 12 16,81 22,76 140,1 135,4 3. Lợi nhuận từ “mua/bán”

vốn 32,18 35,19 34,4 109,4 97,8

Nguồn: BIDV Từ Sơn năm 2015 - 2017 Trong những năm gần đây lãi suất trên thị trường biến động không ngừng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)