Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 90 - 92)

- Chính sách của Nhà nước:

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

của doanh nghiệp, Chương trình có mục tiêu nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; Nâng cao khảnăng cạnh tranh

phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Nội dung của Chương trình là: Tuyên

truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước; Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở

hữu trí tuệ. Theo đó, tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn tại địa phương, các tỉnh, thành phố trong cảnước sẽ lựa chọn các sản phẩm của các làng nghề, làng nghề

truyền thống của địa phương có tiềm năng tiêu thụ không chỉ trong nước mà

được tiêu thụ ở các thị trường quốc tế đề xuất thực hiện các dự án nhằm xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm của địa phương.

Với chính sách này đã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các địa phương và cụ thể

là các làng nghề, địa phương có sản phẩm truyền thống xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản địa phương. Đây là chính sách được coi là mở để các sản phẩm được mang thương hiệu của chính mình, chinh phục thị trường và người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Cung, cầu thị trường, giá cả nước mắm: Hiện nay, nhu cầu về việc sử

dụng nước mắm của người tiêu dùng ngày càng nhiều, số cơ sở sản xuất nước mắm sản xuất theo phương pháp cổ truyền và cơ sở sản xuất nước mắm theo công nghệ hiện đại ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng ngày dẫn đến người tiêu dùng có sự lựa chọn nhiều. Đối với những sản phẩm

được sản xuất theo công nghệ hiện đại như nước mắm Chin su, Nam ngư, Thái Long, Long Đình,... có giá bán trên thị trường từ 25.000 đồng – 40.000 nghìn

đồng/lít rất hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Trong khi đó, nước mắm Giao

Châu được sản xuất theo phương pháp cổ truyền có giá từ 50.000 đồng – 80.000

đồng/lít cao hơn giá bán của các loại nước mắm sản xuất theo công nghệ hiện đại. - Đối thủ cạnh tranh: Xây dựng NHTT “nước mắm Giao Châu” góp phần làm cho sản phẩm có giá trị hơn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Định cũng có nhiều cơ sở sản xuất

nước mắm theo phương pháp cổ truyền đã đăng kí NHTT như “nước mắm Thịnh

Long”, “nước mắm Lâm Bão” huyện Hải Hậu. Bên cạnh đó cũng có nhiều sản phẩm nước mắm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại bán trên thị trường như nước mắm Chin su Nam Ngư, nước mắm Ông Tây,... Chính vì vậy, sự cạnh tranh về

thị trường tiêu thụ nước mắm càng trở lên gay gắt, gây ảnh hưởng tới quy mô sản xuất và thị phần tiêu thụ sản phẩm và sản lượng sản phẩm nước mắm Giao Châu.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ“NƯỚC MẮM GIAO CHÂU” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)