- Về vốn/ tài chính: Theo kết quảđiều tra các hộ sản xuất nước mắm năm
2015 cho thấy, 100% số hộ được hỏi đều cho rằng gia đình họ còn thiếu vốn để đầu tư sản xuất như mua nguyên vật liệu dự trữ, xây dựng , cải tạo mặt bằng sản xuất,... Việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các hộ còn hạn chế. Việc
đầu tư vốn cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm, không
đầu tư cho việc in mẫu bao bì cho sản phẩm mặc dù sản phẩm đã được đăng ký
nhãn hiệu tập thể rồi.
- Về chất lượng của sản phẩm: Qua điều tra các hộ sản xuất nước mắm cho thấy chất lượng nước mắm được sản xuất ra theo phương pháp cổ truyền, các hộ sản xuất chưa đồng nhất về quy trình sản xuất, chất lượng nước mắm Giao
Châu khi đưa ra thị trường chưa được đồng đều dẫn đến ảnh hưởng đến nhãn hiệu tập thể, làm cho cho nhãn hiệu tập thể giảm đi uy tín. Tỷ lệ sản phẩm đạt theo yêu cầu thấp, không đáp ứng được nhu cầu của thịtrường.
- Về công nghệ sản xuất: Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất nước mắm chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống. Ngày nay, nhu cầu về sản phẩm nước mắm ngày càng lớn đòi hỏi số lượng nước mắm sản xuất ra ngày càng nhiều đáp ứng cả sốlượng và chất lượng. Những năm gần đây, công nghệ sản xuất hiện đại ra đời thay thế cho công nghệ sản xuất thủcông nhưng các hộ sản xuất nước mắm ở huyện chưa dám đầu tư mà chỉ lựa chọn theo phương thức truyền thống.
- Vềtrình độ của người lao động: Nghề sản xuất nước mắm không đòi hỏi
trình độ kỹ thuật cao, nguồn nhân lực làm nghề sản xuất nước mắm chủ yếu là nguồn lao động của gia đình và địa phương. Hầu hết những người làm nghề sản xuất nước mắm hiện nay tại huyện chủ yếu có trình độ THPT. Họ không được
đào tạo về kỹnăng marketing, không được tìm hiểu, trang bị kiến thức pháp luật về những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... Ngày nay, việc sản xuất ra sản phẩm chỉ được coi là yếu tố ban
đầu, trong khi việc tăng cường các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ tiềm năng... mới đóng vai trò quyết định đến sự phát triển thương hiệu, mở rộng sản xuất.
- Về nhận thức: Trong số các hộ gia đình được hỏi đã bao giờ nghe tới việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “nước mắm Giao Châu” hay chưa
thì có 100% câu trả lời đã được nghe đến việc đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm
nước mắm. Số người được hỏi đều cho rằng đã được nghe nói đến vấn đề này
thông qua đài và qua các lớp tập huấn của hợp tác xã. Hầu hết trong số họ đều nhận thức được vai trò của việc phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” hoạt
động sản xuất, kinh doanh là rất quan trọng.
- Uy tín của sản phẩm, làng nghề trên thịtrường: Uy tín của sản phẩm trên thị trường là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm có được “thương hiệu” và thị trường tiêu thụ. Khi sản phẩm của làng nghề đã có uy tín trên thị trường tức là sản phẩm đó đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và sử dụng từđó
họ sẽ giới thiệu chính sản phẩm đó cho những người thân và những người xung quanh (vì vậy sẽ tăng cơ hội mở rộng thị trường). Hiện tại, sản nước mắm Giao Châu không chỉ được người tiêu dùng trong tỉnh biết đến và tin dùng mà còn
được người tiêu dùng ở các địa phương khác trong cảnước tiêu thụ: Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,...
- Công tác tuyên truyền, phổ biến về nguyên vật liệu đầu vào, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và các văn bản hướng dẫn chưa được thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất để tự bảo vệ mình. - Quản lý chất lượng sản phẩm: qua quá trình điều tra các cơ quan liên quan đến việc kiểm soát nhãn hiệu tập thể “nước mắm Giao Châu” cho thấy các
cơ sở mới chỉ được yêu cầu về kiểm soát chất lượng, kiểm soát quy trình sử dụng
NHTT “nước mắm Giao Châu”. Việc quản lý chất lượng sản phẩm nước mắm
được tạo ra còn hạn chế, không quản lý chặt chẽ dẫn tới nhiều cơ sở vẫn làm giả, làm nhái sản phẩm nước mắm bán ra thị trường làm giảm uy tín NHTT “nước
mắm Giao Châu”.