3.2.4.1. Phương pháp định lượng
- Phương pháp thống kê mô tả: là sử dụng các số bình quân, số tương đối, số
tuyệt đối, bảng biểu,…để phân tích các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: sử dụng các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc
độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ phát triển của đối tượng nghiên cứu. Các chỉtiêu được dùng:
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: là sự chênh lệch tuyệt đối về trị số lượng biến của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ so sánh với kỳđứng liền trước nó. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối của hiện tượng trong thời gian ngắn.
Công thức: ai = xi – xi-1 (i= 2, 3,...,n)
xi: là mức độ kì nghiên cứu
xi-1: mức độkì ngay trước kì nghiên cứu
+ Tốc độ phát triển liên hoàn: là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ ngay trước đó trong dãy số. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong giữa 2 thời gian liền nhau.
Công thức: ti = (i = 2,3,4,…,n)
Trong đó ti: là lượng tăng lên định gốc kỳ i yi: là mức độ kỳ nghiên cứu
yi-1: là mức độ của kỳngay trước kỳ nghiên cứu
+ Tốc độ phát triển bình quân: Là bình quân hóa các tốc độ phát triển liên hoàn trong các thời kì nghiên cứu. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá nhịp độ phát triển trung bình của hiện tượng trong một thời gian.
Công thức: t =
Trong đó: t: tốc độ phát triển bình quân yn: là mức độ kỳ cuối cùng y1: là mức độ kỳđầu
3.2.4.2. Phương pháp định tính
- Đánh giá nông thôn có sự tham gia: Để phân tích thực trạng phát triển
NHTT “nước mắm Giao Châu” của các hộ sản xuất chúng tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá (PRA) phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất.
- Phỏng vấn KIP ( Key Informant Panel): Là phương pháp phỏng vấn để
thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu”.