Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể không đúng cách có thể dẫn đến việc mất nhãn hiệu, cụ thể là làm cho nhãn hiệu trở thành một tên gọi chung và không có khảnăng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các đơn vị khác. Vì vậy, việc kiểm soát nhãn hiệu tập thể khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho một sản phẩm nào đó rất cần thiết cho sự phát triển NHTT đó. Kiểm soát nhãn hiệu tập thể cần phải xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT nhằm đảm bảo quyền sử dụng NHTT hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủđiều kiện sử dụng NHTT, tránh các hành vi lợi dụng sử dụng trái phép NHTT; đảm bảo sản phẩm mang
NHTT khi đến tay người tiêu dùng có chất lượng đúng như đã công bố.
Qua điều tra các nhà lãnh đạo của HTX sản xuất và chế biến nông hải sản Giao Thủy về quy trình kiểm soát và sử dụng nhãn hiệu chúng tôi thấy việc kiểm soát NHTT “Nước mắm Giao Châu” được kiểm soát rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm phải gia nhập vào HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy mới có quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu tập thể này. Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn gắn nhãn hiệu tập thể “nước mắm Giao Châu” vào tên của doanh nghiệp, cơ sở đó phải có đủ điều kiện do HTX kiểm tra, xác nhận. Chất lượng và các tính chất đặc thù của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể phải đạt tiêu chuẩn chất lượng được thống nhất trong hội và được quy định trong quy trình kỹ thuật chế biến, đóng chai và
bảo quản “nước mắm Giao Châu” được HTX thông qua. Việc kiểm soát NHTT sẽđược tiến hành khi có các thành viên trong hội phản ánh cụ thể cho ban kiểm soát. Mô hình tổ chức, kiểm soát NHTT của hiệp hội nước mắm Giao Châu bao gồm: Chỉ tịch hội, ban kiểm soát, ban thường vụ, hội viên.
Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát của Hiệp hội nước mắm Giao Châu
Trong đó, Chủ tịch Hiệp hội là người có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, có khả năng về marketing, đánh giá quá trình sản xuất của các hộ làm mắm khi chưa có NHTT và chưa có NHTT. Chủ tịch Hiệp hội là người nắm bắt rõ được các nội dung về quyền sở hữu và quyền sử dụng
NHTT khi đã được đăng kí.
Ban kiểm soát là ban thay mặt chủ tịch hội kiểm tra, kiểm soát các cơ sở
sản xuất nước mắm có đạt tiêu chuẩn hay không, việc sử dụng bao bì biểu tượng
có đúng hay không.
Ban thường vụ là ban cấp phát bao bì, biểu tượng cho Hội viên và lập sổ
theo dõi các hội viên đã được cấp bao bì biểu tượng NHTT.
Hội viên là các hộ sản xuất, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
nước mắm Giao Châu trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tán thành điều lệ
của Hiệp hội, xin gia nhập vào hiệp hội và được Hiệp hội chấp nhận.
Về kinh phí hoạt động của Hiệp hội: do hội viên đóng góp hoặc từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác. Các nguồn thu do hoạt động của Hiệp hội tạo ra phù hợp với quy định của pháp luật.
Cách thức kiểm soát của chủ sở hữu đối với việc sử dụng NHTT của các thành viên bao gồm: quy trình kiểm soát và sử dụng NHTT “nước mắm Giao Châu”, quy trình kiểm soát chất lượng đath tiêu chuẩn đăng kí NHTT.
Chủ tịch hội
Ban kiểm soát Ban thường vụ
Quy trình kiểm soát và sử dụng NHTT “nước mắm Giao Châu”
Quy trình quy định trình tự, thủ trong việc cấp bao bì, tem nhãn cho việc
đóng gói sản phẩm, sử dụng biểu tượng (logo) cho việc thông tin, quảng bá hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất nước mắm Giao Châu nhằm phân biệt với các sản phẩm nước mắm khác đang lưu thông trên thị trường, giúp bảo vệ, nâng cao uy tín chất lượng của sản phẩm. Quy trình gồm các bước:
- Đăng ký, kiểm tra, quyết định cấp bao bì, biểu tượng
+ Các hội viên căn cứ vào số lượng nước mắm sản xuất ra đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng NHTT theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và biểu tượng “Nước mắm Giao Châu” đểđăng ký sốlượng bao bì hoặc có nhu cầu sử dụng biểu
tượng bằng văn bản theo mẫu gửi Hội.
+ Sau 02 ngày nhận được đơn đăng ký của hội viên, Ban Kiểm soát Hội kiểm tra thực tế sản lượng nước mắm sản xuất ra của các hội viên. Nếu đảm bảo yêu cầu, báo cáo Ban thường vụ và Chủ tịch Hội để ra quyết định cấp bao bì, biểu
tượng, nếu không đảm bảo yêu cầu các hội viên đăng ký lại. Trong trường hợp
không đăng ký lại, Ban kiểm soát báo cáo Ban thường vụ không cấp bao bì, biểu
tượng hoặc cấp theo sốlượng thực tế.
+ Sau khi có quyết định của Chủ tịch Hội, chậm nhất sau thời gian 05 ngày làm việc Ban Kiểm soát thực hiện việc cấp phát bao bì, biểu tượng cho hội viên,
đồng thời lập sổ theo dõi việc cấp phát và sử dụng bao bì, biểu tượng để phục vụ
công tác quản lý.
- Sản xuất, sử dụng bao bì, biểu tượng
+ Việc sản xuất bao bì, biểu tượng mang nhãn hiệu tập thể“Nước mắm Giao Châu” thống nhất về hình thức và nội dung theo mẫu (hình 4.1). Hệ thống bao bì phải đảm bảo nguyên tắc truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng và kiểm soát được chất lượng của sản phẩm mang NHTT.
+ Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trước khi đóng gói bao bì, dán biểu
tượng phải được Ban kiểm tra đánh giá sản phẩm đạt tiêu chuẩn, mới cho đóng
bao bì, dán biểu tượng.
+ Ban kiểm soát có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm nước mắm Giao Châu được đóng bao bì, dán biểu tượng nhãn hiệu tập thể
“Nước mắm Giao Châu”. Kiên quyết không cho đóng bao bì, dán biểu tượng đối với những sản phẩm không đáp ứng yêu cầu. Loại bỏ những thành phẩm đã đóng bao bì nhưng không đảm bảo theo quy định.
+ Việc đóng mẫu mã, dán biểu tượng cho sản phẩm phải được các hội viên lập sổ nhật ký để theo dõi quá trình sử dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng bao bì, biểu tượng gồm:
+ Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng bao bì, biểu tượng có đúng với sản phẩm hay không;
+ Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng bao bì, biểu tượng có đúng với quy định về việc sử dụng bao bì, biểu tượng hay không;
+ Kiểm tra, kiểm soát xem có hay không việc in bao bì, biểu tượng mà không
được phép;
+ Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng bao bì, biểu tượng phải đúng mục đích;
+ Phát hiện những vi phạm khác trong việc sử dụng bao bì, biểu tượng.
- Thu hồi, cấp bổ sung: Hội sẽ thu hồi bao bì, biểu tượng đối với những hội viên sử dụng không đúng mục đích, không tuân theo quy định và những trường hợp không dùng hết số lượng. Đồng thời, Hội cũng có trách nhiệm cấp bổ sung cho những hội viên có thêm nhu cầu trong quá trình sử dụng. Những hội viên có thêm nhu cầu có đơn yêu cầu cấp bổsung theo đó nêu rõ sốlượng và trình sổ theo dõi sử
dụng của mình cho HTX sản xuất và chế biến nông hải sản Giao Thủy.
Việc xây dựng quy trình cũng nhằm thống nhất quản lý việc cấp và sử dụng bao bì, logo cho sản phẩm nước mắm Giao Châu để các hội viên có quyền sử
dụng NHTT “Nước mắm Giao Châu”; đảm bảo số lượng bao bì, tem nhãn được cấp tương ứng với số sản phẩm đủ điều kiện về chất lượng theo quy định được mang NHTT trên thực tế. Quy trình cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ Hội,
Ban thường vụ Hội, Ban kiểm soát, các hội viên để công tác quản lý NHTT
“Nước mắm Giao Châu” được thống nhất, đảm bảo chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được gắn nhãn hiệu tập thể.
Hình 4.1. Mẫu mã NHTT “nước mắm Giao Châu”
Nguồn: HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy
Hình 4.2. Mẫu mã đóng chai của NHTT “nước mắm Giao Châu”
Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm soát và sử dụng NHTT “nước mắm Giao Châu” Yêu cầu cấp bao bì biểu tượng Kiểm tra thực tế sản lượng sản phẩm Quyết định cấp bao bì sản phẩm Sản xuất Kiểm tra chất lượng nước mắm Yêu cầu sửa đổi số lượng Lập số theo dõi việc cấp bao bì, biểu tượng
Quyết định không cấp hoặc cấp với số lượng tương ứng với số thực tế Lập sổ nhật ký theo dõi việc sử dụng bao bì, biểu tượng Đóng chai, dán bao bì mang tên NHTT “nước mắm Giao Tiêu thụ sản phẩm Không cho đóng
chai, dán bao bì mang
NHTT “nước mắm Giao Châu” Bán ra thị trường như sản phẩm thông thường (không đóng bao bì, tem mác của Hội ) Sửa đổi Không
hơp lý Không sdổi ửa
Khiếu nại
Không đạt tiêu chuẩn
Không khiếu nại
Đạt tiêu chuẩn Kiểm tra cấp bao bì, biểu tượng Sản xuất, sử dụng bao bì biểu tượng Ghi chú:
Hội viên Ban kiểm soát
Hộp 4.1. Quản lý sử dụng NHTT “nước mắm Giao Châu” của hội
Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm nước mắm Giao Châu:
Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Ban kiểm soát và thành viên của Hội nhằm kiểm tra các công đoạn sản xuất để thực hiện và tuân thủđúng các kỹ
thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển.
Quy định các yêu cầu về chất lượng sản phẩm như: chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị), chỉ tiêu hóa học (độ đạm toàn phần, hàm lượng muối NaCl). Quy
trình cũng quy định rõ Hội sản xuất nước mắm có trách nhiệm kiểm soát chất
lượng sản phẩm của các hội viên, ban hành các quy định và phối hợp với các cơ
quan chức năng để kiểm soát chất lượng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, Trong
đó Ban kiểm soát của Hội là bộ phận chủ trì thực hiện kiểm soát chất lượng theo quy trình này. Ngoài ra, các hội viên có trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
Qua điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất nước mắm Giao Châu về quy trình chế biến nước mắm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chế sử dụng
NHTT “nước mắm Giao Châu”, các hộ sản xuất nước mắm phải đảm bảo yêu cầu về nguyên vật liệu; yêu cầu về điều kiện sản xuất; yêu cầu về quy trình sản xuất; yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; yêu cầu về bao bì đóng
gói. Cụ thểnhư sau:
- Yêu cầu về nguyên vật liệu: cá dùng cho chế biến là cá cơm, cá nục được
đánh bắt trên chính vùng biển Giao Thủy. Muối dùng để chế biến nước mắm có
hàm lượng NaCl không nhỏ hơn 97% tính theo khối lượng khô. Muối làm mắm phải để trong kho trên một năm để hả bớt vị chát mới được sử dụng.
“Trước mắt có 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm trong huyện được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể này, với cam kết thực hiện các quy định về nhãn hiệu tập thể do HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy quy định. Những doanh nghiệp, cơ sở
muốn gắn nhãn hiệu tập thể “nước mắm Giao Châu” vào nhãn mác sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sởđó phải có đủđiều kiện do HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy kiểm tra, xác nhận.”
(Nguồn: Phỏng vấn ông Phạm VănPhú, 15h30 ngày 20 tháng 3 năm 2016, Chủ nhiệm HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy)
- Yêu cầu về điều kiện sản xuất: cơ sở sản xuất phải được xây dựng ở vị trí thích hợp, xa nguồn lây nhiễm, không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, sinh hoạt của dân; có đủ nguồn lước sạch cho chế biến; kho chứa nước mắm đảm bảo sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Hệ thống xử lý chất thải, cống rãnh
thoát nước phải được xây dựng phù hợp với quy mô của cơ sở. Thiết bị, dụng cụ
tiếp xúc trực tiếp với chượp nước mắm phải làm bằng vật liệu bền, không độc, không rỉ, không ảnh hưởng đến chất lượng mắm.
- Yêu cầu về quy trình sản xuất: Cứ 1 tấn cá ướp với 15kg muối trong vòng 6 tháng liền. Trong quá trình chế biến không được sử dụng men xúc tác để cá chín
mà để cá lên men tự nhiên.
- Yêu cầu về chất lượng nước mắm: tất cả các sản phẩm nước mắm phải đạt tiêu chuẩn khi đăng kí nhãn hiệu tập thể:
+ Chỉ tiêu hóa học:
Bảng 4.5. Chỉ tiêu hóa học của nước mắm Giao Châu
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Độđạm toàn phần (Nitơ toàn phần) ≥ 30gN/l
2 Hàm lượng muối NaCl 280g/l
Nguồn: HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy
+ Tiêu chí cảm quan:
Bảng 4.6. Tiêu chí cảm quan về chất lượng nước mắm
TT Các tiêu chí Yêu cầu
1 Màu sắc Màu nâu đậm
2 Trạng thái Dạng lỏng, đồng nhất, không vẩn đục, không có tạp chất 3 Mùi Có mùi đặc trưng của nước mắm
4 Vị Vị mặn nhưng không gắt, vị ngọt của đạm tự nhiên
Nguồn: HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy
- Yêu cầu vềbao bì, đóng gói: Bao bì chứa đựng nước mắm phải bền chắc,
không độc, không rỉ. Trên bao bì phải có nhãn hiệu tập thể “nước mắm Giao Châu”.
Hộp 4.2. Cam kết thực hiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng nước mắm Giao Châu khi có NHTT