Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Đây là nguồn số liệu, thông tin đã được công bố bao gồm các thông tin báo cáo, bài báo, luận văn được thu thập qua các sách, báo tạp chí, công trình nghiên cứu, tư liệu có liên quan để góp phần tìm hiểu, nắm bắt thông tin nghiên cứu đề tài.

Những nguồn tài liệu được thu thập từ UBND huyện Giao Thủy, HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy, các sách báo giáo trình, internet,… Các tài liệu này được sử dụng trong đề tài được trích dẫn cụ thể để

phục vụ cho nội dung cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như là

dẫn chứng cụ thể cho các nghiên cứu trong đề tài.

Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp STT Thông tin cần thu thập Nguồn thu thập thông

tin

Phương pháp thu

thập thông tin

1 Số liệu về cơ sở lý luận và cơ sở

thực tiễn về phát triển nhãn hiệu tập thể“nước mắm Giao Châu”

Sách tham khảo, sách chuyên ngành, báo, internet. Tra cứu, photo, chọn lọc thông tin 2 Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH, thực trạng phát triển một số ngành kinh tế của huyện trong những năm qua.

Báo cáo hằng năm, báo cáo định kỳ của UBND huyện Giao Thủy.

Tìm hiểu, tổng hợp từ

các báo cáo

3 Số liệu về thực trạng phát triển nhãn hiệu tập “thểnước mắm Giao Châu”

Báo cáo của HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản huyện Giao Thủy Tìm hiểu chọn lọc và tổng hợp từ các báo cáo

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ số liệu điều tra khảo sát liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ nước mắm Giao Châu trên địa bàn các hộ sản xuất và thực trạng phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” trên địa bàn huyện Giao Thủy. Phương pháp để thu thập số liệu này là:

- Chọn điểm và số lượng đối tượng nghiên cứu: Trên địa bàn xã Giao Châu, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu 90 hộ sản xuất nước mắm theo quy mô sản xuất nhỏ, quy mô sản xuất trung bình, quy mô sản xuất lớn. Trên cơ sở các nội dung câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng sản xuất và tiêu thụnước mắm Giao Châu, tình hình phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” khi có nhãn hiệu tập thể. Bảng 3.5 thể hiện sốlượng cơ sở sản xuất nước mắm Giao Châu năm 2015 và số mẫu chọn

đểđiều tra trên địa bàn xã Giao Châu theo quy mô.

Bảng 3.5. Sốlượng cơ sở sản xuất nước mắm Giao Châu năm 2015

TT Cơ sở sản xuất Sốlượng chum vại, bể chứa (cái) Sốcơ sở sản xuất nước mắm Mẫu điều tra Cơ sở CC (%)

1 Quy mô nhỏ Nhỏhơn 150 62 38,75 45

2 Quy mô

trung bình

150 - 300 83 51,88 30

3 Quy mô lớn >300 15 9,37 15

Tổng 160 100,00 90

Nguồn: Thống kê HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy (2015) Đểđánh giá quá trình phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu”, ngoài điều tra 90 hộ sản xuất với cơ cấu trên còn điều tra thêm 50 người tiêu dùng,7 hộ kinh doanh, 3 cán bộ quản lý (Lãnh đạo phòng công thương Giao Thủy, Lãnh đạo xã Giao Châu, Chủ nhiệm HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy).

Do đó, tổng số mẫu điều tra là 150 mẫu.

Bảng 3.6. Số mẫu điều tra người tiêu dùng

TT Đối tượng điều tra ĐVT Số mẫu điều tra

1 Người tiêu dùng Nam Định người 30

2 Người tiêu dùng Hà Nam người 10

3 Người tiêu dùng Hà Nội người 10

- Phỏng vấn các hộ sản xuất bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ.

*Phỏng vấn hộ sản xuất nước mắm Giao Châu bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa: Mỗi một vấn đề nghiên cứu đòi hỏi chuẩn bị một bộ phiếu điều tra phỏng vấn riêng. Các câu hỏi chuẩn hóa giúp cho quá trình thu thập và xử lý số liệu sơ

cấp được thuận tiện và chính xác hơn.

*Tham vấn chuyên gia: Tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ phòng chuyên môn từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp như sau:

+ Thông tin về hộ (nhân khẩu, lao động, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, sốnăm kinh nghiệm,…).

+ Tình hình sản xuất của các hộ và tiêu thụ của các hộ. + Các hình thức phát triển nhãn hiệu tập thể của các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)