3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sông
Hồng đổ ra biển qua cửa Ba Lạt. Trải qua mấy trăm năm, mảnh đất này đã
được hình thành từ phù sa mầu mỡ của sông Hồng và dưới bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của bao thế hệngười dân Giao Thủy cùng với lòng quả cảm,
kiên cường trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, quê hương Giao Thủy đã không ngừng đổi thay và phát triển ngày càng rạng rỡ.
Sơ đồ 3.1: Vịtrí địa bàn huyện Giao Thủy
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Đông và Đông
với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai huyện là con sông Sò phân lưu của sông Hồng với chiều dài 18,7 km. Phía Bắc và
Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng chảy qua địa phận huyện Giao Thủy là 11,4km (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm. Diện tích tự nhiên 232,1 km2 (UBND huyện Giao Thủy, 2015).
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm chung cơ bản của khí hậu vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ là nhiệt
đới nóng ẩm (do nằm trong vùng nhiệt đới cận chí tuyến bắc). Do sự hoạt động và chi phối của hoàn lưu khí quyển phát triển theo mùa nên khí hậu bị phân hóa thành bốn mùa rõ rệt là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Mùa hè thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông ... Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1), trùng với gió mùa đông -bắc, trời rét lạnh (nhiệt độtrung bình dưới 200C), ít mưa (lượng mưa thường dưới 100mm). Thời kì chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thời tiết ôn hòa hơn, nhưng ưu thế vẫn thuộc về hệ thống thời tiết mùa hạ(Số liệu
điều tra, 2015).
3.1.1.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí khu vực Giao Thủy cao hơn so với các vùng phía Bắc, nhiệt độ trung bình khu vực là 24oC, mùa hè trung bình từ27 đến 28oC có ngày lên
đến 38oC kéo dài trong nhiều giờ; mùa đông nhiệt độ trung bình là 20oC có ngày xuống dưới 10oC và kéo dài từ5 đến 7 ngày. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ biến động lớn chỉ thỉnh thoảng xuất hiện ở một số năm (như năm 2005 nhiệt độ xuống còn 5
đến 7oC kéo dài trong 5 ngày làm ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản). Số giờ
nắng trung bình/năm từ1.450 đến 1.500 giờ (Số liệu điều tra, 2015).
3.1.2. Các chỉ tiêu kinh tếcơ bản của địa phương
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu và lao động là hai nhân tốảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Lao động và cơ cấu lao động ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn thu và cơ cấu thu nhập. Nhân khẩu và sự biến đổi của nó có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân. Vì vậy, tìm hiểu về nhân khẩu và lao
động là công việc rất quan trọng khi nghiên cứu kinh tế của một vùng.
Giao Thủy là huyện ven biển nên có mật độ dân số thấp so với các huyện trong
Bảng 3.1. Tình hình dân sốvà lao động của huyện Giao Thủy qua 3 năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh (%) TT SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 B quân I Tổng số nhân khẩu khẩu 213.320 100,00 215.952 100,00 218.524 100,00 101,23 101,19 101,21 - Khẩu nông lâm thủy sản khẩu 164.740 77,23 164.795 76,31 164.795 75,21 100,03 100,00 100,02 + Khẩu thủy sản khẩu 16.318 9,91 16.398 9,95 16.469 9,99 100,49 100,43 100,46 II Tổng số hộ hộ 56.764 100,00 57.523 100,00 58.543 100,00 101,34 101,77 101,55
- Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản hộ 43.775 77,12 43.766 76,08 43.766 74,76 99,98 100,00 99,99
+ Hộ thủy sản hộ 4.323 9,88 4.351 9,94 4.370 9,98 100,65 100,44 100,54
III Tổng sốlao động lao động 101.956 100,00 106.991 100,00 108.410 100,00 104,94 101,33 103,12
1 Lao động nông lâm thủy sản lao động 78.771 77,26 78.809 73,66 78.798 72,69 100,05 99,99 100,02
Trong đó: Thuỷ sản lao động 7.856 9,97 7.915 10,04 7.944 10,08 100,75 100,37 100,56 2 Lao động CN - XD lao động 13.298 13,04 17.752 16,59 18.768 17,31 133,49 105,72 118,80 3 Lao động DVTM lao động 9.887 9,69 10.430 9,75 10.844 10,00 105,49 103,97 104,73 IV Một số chỉ tiêu bình quân 1 BQ nhân khẩu/hộ khẩu 3,76 - 3,75 - 3,73 - 99,90 99,43 99,66 2 BQ nhân khẩu NLTS/hộ NLTS khẩu 3,77 - 3,77 - 3,77 - 100,05 100,00 100,03 3 BQ nhân khẩu TS/hộ TS khẩu 3,78 - 3,77 - 3,77 - 99,84 100,00 99,92 4 BQ Lđộng/hộ lao động 1,80 - 1,86 - 1,85 - 103,55 99,56 101,54 5 BQ Lđộng NLTS/hộ NLTS lao động 1,80 - 1,80 - 1,80 - 100,07 99,99 100,03 6 BQ Lđộng TS/hộ TS lao động 1,82 - 1,82 - 1,82 - 100,10 99,93 100,02
Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng số nhân khẩu tăng qua 3 năm từ 213.320 khẩu
năm 2013 đến 218.524 khẩu năm 2015. Tốc độtăng dân sốnăm 2014 so với năm
2013 là 1,23%, tốc độ tăng dân số năm 2015 so với năm 2014 là 1,19%. Tốc độ
tăng dân sốbình quân qua 3 năm từ 2013 – 2015 của toàn huyện là 1,21%.
Số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụthương mại; Tuy nhiên sốngười tham gia nuôi trồng thủy sản lại
có xu hướng tăng, vì ngành thủy sản mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn nhiều so với làm nông nghiệp thuần túy, chủ yếu phát triển nghề nuôi và dịch vụ thủy sản.
Lao động làm việc trong ngành nông lâm thủy sản năm 2015 là 78.798 người, giảm 11 người (0,01%) so với năm 2013, trong khi đó lao động ngành thủy sản tăng bình quân 0,56%/năm, nhanh nhất là năm 2014 tăng 0,75% so với năm 2013. Năm
2013 tỉnh Nam Định thực hiện khai thông dòng chảy, kè kiên cố tất các các sông, kênh cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì vậy lao động ngành công nghiệp – xây dựng tăng cao, sốlao động công nghiệp – xây dựng năm 2013 là 13.298 lao động
tăng lên 18.768 lao động năm 2015 với tốc độtăng bình quân qua 3 năm là 18,80%.
Bình quân tổng số nhân khẩu so với tổng số hộqua 3 năm giảm dần từ 3,76 khẩu năm 2013 xuống còn 3,73 khẩu năm 2015, với tốc độ bình quân giảm là 0,34%. Bình quân nhân khẩu nuôi trồng thủy sản so với hộ nuôi trồng thủy sản không có sựthay đổi nhiều qua 3 năm (3,77 khẩu).
Nhìn chung tốc độtăng dân số của huyện những năm qua là cao so với tốc
độ tăng dân số của tỉnh và chỉ tiêu tăng dân số của cả nước, nhưng phù hợp với huyện ven biển nhu cầu lao động cao.
3.1.2.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Giao Thủy
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện ổn định trong 3 năm là 23.823,80 ha được chia làm 3 loại chính là đất nông lâm thủy sản chiếm 69,83%, đất phi nông nghiệp chiếm 25,24% và đất chưa sử dụng chiếm 4,93%. Cơ cấu sử dụng đất có sựthay đổi
qua các năm theo hướng giảm dần đất nông lâm thủy sản, tăng đất phi nông nghiệp.
* Đất nông lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm từ 16.635,81 ha
năm 2013 xuống còn 16.579,49 ha năm 2015 với tốc độ giảm bình quân qua 3
năm là 0,27%.
* Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm từ 9.586,86 ha năm 2013
xuống còn 9.518,33 ha năm 2015, với tốc độ bình quân qua 3 năm giảm 0,36%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm chủ yếu là do đất trồng lúa có năng suất và hiệu quả thấp dẫn đến tình trạng người dân chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm. Một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi
nông nghiệp do quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện diễn ra nhanh chóng, phần lớn công trình đều xây dựng trên đất nông nghiệp; Tính đến năm 2015 toàn huyện có 3 dự án chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản tại các xã Giao Hà, Giao Thịnh, Giao Lạc (SởNN&PTNT Nam Định, 2015).
Đất nuôi trồng thủy sản tăng qua 3 năm từ 4.065,68 ha năm 2013 lên 4.079,09 ha năm 2015 chiếm 17,12% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm tăng 0,16%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng là do các hộ trên địa bàn huyện mở rộng các ao nuôi tôm nước lợ và trang trại kết hợp chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản nước ngọt để phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản.
Đất nông nghiệp khác gồm đất cỏven sông, ven đê đểchăn thả trâu, bò, dê, với diện tích là 23 ha (năm 2015), chiếm 0,1% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện.
* Đất phi nông nghiệp chiếm 25,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng qua 3 năm từ 6.012,53 ha năm 2013 lên 6.064,69 ha (năm 2015); với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm tăng 0,43%.
Năm 2004 huyện thành lập thêm một Thị trấn mới Quất Lâm và đưa vào khai
thác du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, bãi tắm Quất Lâm, các công trình dân dụng và du lịch mọc lên rất nhanh.
*Đất chưa sử dụng của huyện Giao Thủy năm 2013 là 1.175,46 ha chiếm 4,93% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện tăng lên 1.179,62 ha năm 2015 chiếm 4,95% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm từ
2013 – 2015 của toàn huyện về diện tích đất chưa sử dụng tăng 0,18%.
Là huyện ven biển nên diện tích đất trồng lúa năm 2015có 7.864,6 ha đất trồng lúa, chiếm 47,28% diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản (NGTK, 2015) nên bình quân đất nông lâm thủy sản trên một lao động nông lâm thủy sản thấp là 0,21 ha/lao động, trong khi đó bình quân đất thủy sản là 0,51ha/hộ.
Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện qua 3 năm từ2013 đến 2015 là hợp lý, có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng từđất nông nghiệp, thủy sản sang đất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tăng bình quân 0,99%; đất nông lâm thủy sản giảm
bình quân 0,35%, trong đó đất thủy sản tăng trung bình 2,73% vì thủy sản là ngành kinh tếmũi nhọn của huyện cũng như tỉnh Nam Định; Theo chủ trương của huyện, trong những năm tới tăng cường đầu tư chiều sâu vào nghề nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nhằn
tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Chi tiết tình hình đất đai và sử dụng
Bảng 3.2. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai huyện Giao Thủy qua 3 năm 2013– 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
TT DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 B quân Tổng diện tích đất tự nhiên 23.823,80 100,00 23.823,80 100,00 23.823,80 100,00 100,00 100,00 100,00
I Đất nông, lâm nghiệp và thủy sản 16.635,81 69,83 16.606,86 69,71 16.579,49 69,59 99,83 99,84 99,83
1 Đất sản xuất nông nghịêp 9.586,86 40,24 9.544,55 40,06 9.518,33 39,95 99,56 99,73 99,64
- Đất trồng cây hàng năm 8.183,54 34,35 8.141,23 34,17 8.115,17 34,06 99,48 99,68 99,58 - Đất trồng cây lâu năm 1.403,32 5,89 1.403,32 5,89 1.403,16 5,89 100,00 99,99 99,99
2 Đất lâm nghiệp 2.445,20 10,26 2.445,2 10,26 2.445,2 10,26 100,00 100,00 100,00
3 Đất NTTS 4.065,68 17,07 4.078,09 17,12 4.079,09 17,12 100,31 100,02 100,16
4 Đất làm muối 515,07 2,16 515,1 2,16 513,87 2,16 100,01 99,76 99,88
5 Đất nông nghiệp khác 23,00 0,10 23,00 0,10 23,00 0,10 100,00 100,00 100,00
II Đất phi nông nghiệp 6.012,53 25,24 6.041,85 25,36 6.064,69 25,46 100,49 100,38 100,43
III Đất chưa sử dụng 1.175,46 4,93 1.715,09 7,20 1.179,62 4,95 145,91 68,78 100,18 IV Một số chỉ tiêu bình quân 1 BQ đất NLTS/hộ NLTS 0,29 - 0,28 - 0,28 - - - - 2 BQ đất NLTS/lao động NLTS 0,21 - 0,21 - 0,21 - - - - 3 BQ đất TS /hộ TS 0,94 - 0,94 - 0,93 - - - - 4 BQ đất TS /lao động TS 0,52 - 0,52 - 0,51 - - - -
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng
* Hệ thống giao thông: Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông của huyện Giao Thủy đã được mở rộng;
Đường liên huyện, gồm: Đường 489 dài 26 km từ cầu Nam Điền B đến
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, hiện tại đã được cải tạo, nâng cấp, đã hoàn thành đầu năm 2013. Đường quốc lộ 37 B chiều dài 18 km, rộng 18m, mặt đường nhựa 11 m, đã mở rộng, cải tạo. Đường Tỉnh Lộ 21 từ Cầu Thức Khóa đến khu du lịch Quất Lâm, rộng 18 m, mặt đường bê tông nhựa 8 m, đã hoàn thành năm 2013.
Các đường liên xã, liên huyện cơ bản đã được mở rộng và nâng cấp, như: đường Bình – Xuân, đường Tiến – Hải, đường Giao Yến – Bạch Long, đường Thanh –Hương, đường Thiện – Hải, các tuyến đường ra đê biển đều là tuyến
đường chiến lược, phục vụ công tác quốc phòng, phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn.
Hệ thống đê biển được kiên cố hóa theo chương trình vốn vay ODA, thiết kế đường bê tông rộng 5m, hiện tại đã hoàn thành 30 km, còn 4 km đang thi công.
Tóm lại: Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế
chung của huyện và phục vụ nuôi trồng thủy sản, các xã ven biển đường đều đã được nâng cấp, mở rộng, ô tô tải chở hàng thủy sản có thểđi dọc đê và đến tất cả
các xã.
* Hệ thống cung cấp điện: Là huyện đồng bằng nên việc xây dựng các trạm biến áp và kéo dây điện đến các xã, thôn thuận lợi; hiện tại tất cả các xã, thôn, bản đều có điện lưới; toàn huyện có 144 trạm biến áp công suất từ180KVA đến
250KVA; trong đó xã Giao Hải có 4 trạm biến áp: 01 trạm công suất 156KVA, 01 trạm công suất 180KVA và 02 trạm công suất 250KVA; xã Giao Xuân có 4 trạm: 02 trạm công suất 180KVA và 02 trạm công suất 250KVA; xã Giao Lạc có 6 trạm biến áp: 4 trạm công suất 100KVA, 01 trạm công suất 180KVA và 01 trạm công suất 250KVA.
Hệ thống điện đủ điện năng cung cấp 24/24 cho toàn huyện, các tháng mùa hè ít phải cắt tiết giảm luôn phiên, tuy nhiên vẫn ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất.
* Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn Giao Thủy có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Sò bao quanh địa bàn huyện rất thuận tiện cho việc tưới tiêu
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và dân sinh. Toàn huyện có 25 cống qua đê, 99 cống cấp 2 liên xã; 5 kênh chính, 42 kênh cấp I, 30 kênh cấp 2 liên xã, 10 kênh tiêu; 17 đập điều tiết vừa và nhỏ với hàng trăm mương tưới tiêu.
Theo chương trình của tỉnh, toàn bộ hệ thống sông, kênh cấp nước chung đã và đang được kiên cố hóa, kè hai bờ tạo dòng chảy thông thoáng, đảm bảo khả năng cung cấp nước tốt nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp; một số kênh dẫn nước nhỏcũng được kè và nạo vét, khai thông dòng chảy hàng năm.
* Hệ thống thông tin liên lạc: Tất cả 22 xã, thị trấn thuộc huyện Giao Thủy
đều có bưu điện văn hóa, số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau năm 2011 là 32.590 thuê bao, bình quân 100 người dân có 15,8 thuê bao. Số thuê bao internet toàn huyện là 3.762 thuê bao. Hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại