Hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản ở nước ta ngày càng được quan tâm và đã được nhiều tỉnh thành triển khai thực hiện. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ
của doanh nghiệp. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện dự án của chương
trình. Một số công trình nghiên cứu thành công về vấn đề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của địa phương là:
(1)Tác giả Trần Thăng Long (2011) trong nghiên cứu: “Nghiên cứu giải pháp xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng Chều của xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Đề tài nghiên cứu tập trung vào xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thểbánh đa nem làng Chều; các yếu tốảnh hưởng đến xây dựng và phát triển bánh đa nem làng Chều. Từđó đưa ra một số giải pháp: (i) Xây dựng mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thểbánh đa nem làng Chều;(ii) Xác định quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu tập thể; (iii) Xây dựng hệ
thống các văn bản phục vụ cho công tác quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng Chều; (iv) Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn; (v) Xây dựng
phương tiện quảng bá sản phẩm; (vi) Phát triển thị trường và khai thác thương
mại đối với nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng Chều.
(2) Tác giả Nguyễn Thị Châm (2012) trong nghiên cứu: “Giải pháp xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể đồ gỗ mỹ nghệ Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào xây dựng nhãn hiệu tập thể, chưa đi sâu nghiên
cứu đến việc phát triển nhãn hiệu tập thểđồ gỗ mỹ nghệ Thanh Lãng.
(3)Tác giả Đào Văn Chính (2013) trong nghiên cứu: “ Nghiên cứu phát triển nhãn hiệu tập thể gạo Thơm huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã chỉ rõ thực trạng phát triển nhãn hiệu tập thể gạo
Thơm Yên Dũng, lợi ích của việc phát triển NHTT “Gạo Thơm Yên Dũng”, từđó rút ra được các giải pháp phát triển NHTT “Gạo Thơm Yên Dũng” là: (i) Hoàn thiện hệ
thống tiêu chuẩn, chất lượng NHTT gạo thơm Yên Dũng; (ii) Tăng cường công tác
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác khuyến nông trong sản xuất lúa
thơm; (iii) Quảng bá nhãn hiệu tập thể; (iv) Hoàn thiện hệ thống phân phối hợp lý. Nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp mang tính khả thi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đanh giá lợi ích của phát triển NHTT “gạo thơm Yên Dũng” chưa đề cập nhiều đến nội dung phát triển NHTT “gạo thơm Yên Dũng”.
Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nhãn hiệu tập thể, nhìn chung các nghiên cứu đều tập trung vào việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể. Các tác giả đã nêu rất cụ thể việc đăng kí xây
dựng nhãn hiệu tập thể, chưa nghiên cứu sâu đến phát triển nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm của địa phương. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên
cứu “ Phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm Giao Châu trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, với mục tiêu nghiên cứu về thực phát triển nhãn hiệu tập thể “nước mắm Giao Châu” trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam
Định; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhãn hiệu tập thể“nước mắm Giao Châu” từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển nhãn hiệu tập thể “nước mắm
Giao Châu” trên địa bàn huyện.