Kinh nghiệm phát triển nhãn hiệu tập thể trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 32 - 34)

Các sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống văn hóa riêng của từng vùng, quốc gia nên vấn đề bảo vệ nguồn gốc xuất xứ của chúng là vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề này đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm như ở Pháp và Indonexia hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thiết lập từ năm 1905, đến năm 1992 các quy định của Pháp trong quy chế 2081/92 – EU để bảo vệ sản phẩm

dưới chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ được tất cả các nước tuân thủ. Các nước Châu Á tiếp cận vấn đề này còn chậm. Ở Indonexia luật nhãn hiệu được ban hành

năm 2001; ỞẤn Độ luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra đời tháng 9/2003.

Ở Pháp: việc bảo hộ sản phẩm chỉ dẫn địa lý bắt đầu năm 1905, với giao dịch cho chính quyền là cơ quan xác định vùng địa lý để bảo hộ tên gọi. Nhưng

trong quá trình thực hiện cho thấy một loạt vấn đề, chính quyền không đủ khả năng để quản lý quá trình sản xuất và không thể giải quyết được sức ép khủng hoảng về thị trường. Vì thế, đã xuất hiện các cuộc biểu tình của nông dân trồng nho vào những năm 1913 và 1915. Năm 1919, Chính phủ ban hành một đạo luật mới với vai trò là một tòa án trong việc xác định vùng địa lý và sử dụng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý. Kết quả, luật này cũng vẫn chưa đủ để giải quyết những vấn đề của bảo hộ, đó là việc sử dụng tên gọi, sự công bằng giữa những

người sản xuất đơn lẻ, đặc biệt là sự đồng nhất về chất lượng, nhãn mác. Điều

này đã đặt ra cần phải có một tổ chức của những người sản xuất, người chế biến

và thương mại sản phẩm nhằm giải quyết những vướng mắc trên. Đến năm 1992

quy chế 2081/92CEE ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chỉ dẫn

địa lý tại Pháp. Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ có sự tham gia của các tổ chức người sản xuất, chế biến và thương mại đó được nêu ra trong quy chế.

Sựra đời của quy chế2081/92CEE là chìa khóa để cải tiến hệ thống tổ chức của sản phẩm rượu Champagne Pháp nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất, chế

biến và thương mại của các thành viên tham gia. Hệ thống này được gọi là hệ

thống kiểm tra nội bộ và được thực hiện bởi Văn phòng liên ngành về rượu Champage (bao gồm hai hiệp hội thương mại chuyên ngành). Hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện các công việc sau:

- Quản lý về mặt sản xuất như theo dõi và ghi chép các hoạt động sản xuất của các thành viên thông qua sổđăng ký, nâng cao chất lượng và sựđồng đều của sản phẩm và cập nhật thông tin cho các thành viên những sự thay đổi liên quan đến sản xuất cũng như thịtrường, yếu tốtác động khác…

- Quản lý về mặt chất lượng: sử dụng và phổ biến các công cụ phân tích về chất

lượng, tất cả các sản phẩm đều được kiểm tra trước khi được đóng chai và mang

tên Champage…

- Bảo vệ tên gọi và mở rộng thịtrường: đại diện cho tất cả các thành viên khiếu kiện và đòi hỏi quyền lợi đối với tất cả những hành động lạm dụng tên gọi trên thị trường, đồng thời mở rộng khả năng bảo hộ sản phẩm ra các nước trên thế

giới thông qua việc thành lập các văn phòng đại diện tại các quốc gia khác.

Từ khi hệ thống tổ chức quản lý nội bộ ra đời chất lượng rượu Champage của Pháp ổn định, thị phần tăng nhanh, lợi ích và tính công bằng lợi ích của các

Chính phủ Indonexia: đưa ra Luật nhãn hiệu số 15/2001, trong luật có đề

cập đến chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ. Qúa trình xây dựng nhãn hiệu tập thể

cho cà phê ởIndonexia được tóm tắt qua các bước sau:

- Trao quyền cho các tổ chức nông dân: Thành lập tổ chức của người dân bao gồm những hộ nằm trong vùng sản xuất cà phê, thực hiện đúng theo quy trình sản xuất và trực tiếp được quyền đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu tập thểm sử

dụng nhãn hiệu tập thể của cà phê này.

- Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng: Các quy trình kỹ

thuật được xây dựng sẽ triển khai cho nông dân và mọi quá trình sản xuất đến chế biến đều phải thống nhất một cách khoa học, đúng kỹ thuật.

- Quảng bá và tiếp thị: Tổ chức cho người dân sản xuất, chế biến và thương

mại cà phê tiến hành lập kế hoạch xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Việc này chủ yếu để giới thiệu quảng cáo cho sản phẩm, đưa hình ảnh của sản phẩm đến

người tiêu dung, qua đó tăng thị phần sản phẩm trên thịtrường.

- Xác định tính đặc thù của sản phẩm: Công việc này được tiến hành để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời để đáp ứng thủ tục trong việc tiến hành đăng

kí nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm.

- Đào tạo về chỉ dẫn địa lý: Được tiến hành thông qua các cuộc hội thảo, mở

lớp tập huấn kỹ thuật, chỉ dẫn địa lý cho các cán bộ chuyên môn, người dân sản xuất để nhận biết, quản lý và phát triển tương đối tốt cho nhãn hiệu tập thể cho cà phê nói riêng và sản phẩm đặc sản, nông sản nói chung.

- Lập hồ sơ xin đăng bạ: Đây là công đoạn cuối cùng trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cà phê dưới dạng một tên gọi xuất xứ, được tổ

chức người dân tiến hành xây dựng và đệ trình đơn lên cơ quan quản lý nhãn hiệu tập thể.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề vẫn cần giải quyết như: Trình độ hiểu biết về nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, tên gọi, xuất xứ của người dân và cán bộ

quản lý còn thấp; các sản phẩm đang phải đối mặt với vấn đề tiếp thị và quảng cáo nhằm đạt được một giá trị sản phẩm phù hợp cho việc vận hành hệ thống kỹ năng quản lý, nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)