Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu
đầu tiên của Việt Nam được đăng ký quốc thế theo Thỏa ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2015, mới có186 nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký và nộp đơn theo hệ
thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, sốlượng nhãn hiệu chỉ định đăng kí tại Việt Nam là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy sốlượng nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký quốc tế còn hạn chế so với sốlượng nhãn hiệu từcác nước chỉđịnh vào Việt Nam. Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thịtrường quốc tế. Trong số các doanh nghiệp đã đăng kí nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các doanh nghiệp lớn với những nhãn hiệu
đã khẳng định vị trí trên thịtrường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Biti’s cho sản phẩm giầy, dép… Tuy
nhiên, đối với các hàng hóa nông sản, ở nước ta việc đăng ký, tạo lập và phát triển nhãn hiệu còn rất hạn chế. Một sốhàng hóa đã có nhãn hiệu tập thể và quản lý nhãn hiệu tập thểnhư: nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, rượu Quán Đế,…
Nhãn hiệu tập thểnước mắm Do Xuyên – Ba Làng:
Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia có gần 100 cơ sở sản xuất và kinh doanh nước mắm, với nhiều tên gọi khác nhau. Trong đó, có nước mắm đặc biệt Do Xuyên –
Ba Làng đã có từ hàng trăm năm nay và được làm theo phương pháp cổ truyền (rút nỏ, nước mắm kéo) thơm ngon nguyên chất được làm từ cá cơm, cá nục, cá trích, nước mắm có độ mặn cao từ 28-35 độ, lượng axit amin dinh dưỡng chiếm từ 60% đến 70%.
Mỗi năm, các cơ sở chế biến đưa ra thị trường tiêu thụ khoảng 4 triệu lít nước mắm. Số lượng cơ sở sản xuất nhiều, vì thế, các ngành chức năng khó có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, vì vậy đòi hỏi sự liên kết xây dựng một thương hiệu chung cho tập thể, để nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2013, UBND huyện Tĩnh Gia phối hợp vớiSở khoa học & công nghệ Thanh Hóa thực hiện dự án khoa học“Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nước mắm Do Xuyên – Ba Làng của xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia”. Mục tiêu của dự án là thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể trên thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, từ đó mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước mắm, góp phần đảm bảo đời sống cho người sản xuất. Trên cơ sở đó, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể nước mắm Do Xuyên -
phát triển nhãn hiệu tập thể; xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình, quy chuẩn chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá cho nhãn hiệu tập thể nước mắm Do Xuyên - Ba Làng.
Sau một thời gian tiến hành các hạng mục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đến tháng 6/2013, UBND huyện Tĩnh Gia đã ra quyết định cho phép thành lập ban vận động hội chế biến nước mắm Do Xuyên – Ba Làng xã Hải Thanh để tiến hành thành lập hiệp hội, sau gần 5 tháng vận động đến tháng 11/2013 Hiệp Hội đã tiến hành đại hội lần thứ nhất. Hiệp Hội chế biến nước mắm Do Xuyên –
Ba Làng là tổ chức xã hội của các doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện thành lập nhằm mục đích hợp tác, liên kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy, mở rộng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan chức năng xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện nhằm thúc đẩy và phát triển nhãn hiệu tập thể cũng như thương hiệu của các hội viên. Trong nhiệm kỳ 2013-2018 hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển hội viên cả về số lượng và chất lượng; tăng cường vị thế, uy tín nhãn hiệu tập thể; hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình hoạt động và phát triển của hội; chủ động trong việc triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu của hội; tham gia hội chợ, quảng cáo, giúp doanh nghiệp làm tốt hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường.
Sau đại hội, hiệp hội đã tổ chức kiện toàn bộ máy hoạt động, quảng bá sản phẩm ra thị trường, đồng thời triển khai quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện để các cơ sở trong hội học hỏi, giao lưu lẫn nhau, phối hợp vớiSở Y tế, Cục Thủy sản – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở, đồng thời làm tốt công tác quảng bá các sản phẩm, nhất là các mặt hàng truyền thống như: Nước mắm, mắm tôm, cá khô, mực khô…vv. Đến nay các sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại xã Hải Thanh đã phân phối ra 16 tỉnh thành trong cả nước, trong đó chủ yếu là ở tỉnh Thanh Hóa.
Phát triển nhãn hiệu tập thể “nước mắm Phú Yên”:
Nghềlàm nước mắm ở Phú Yên đã hình thành hàng trăm năm. Do có nguồn nguyên liệu cá cơm dồi dào cùng với phương pháp chế biến truyền thống đã giúp người dân Phú Yên sản xuất ra loại nước mắm thơm, ngon đặc trưng. Một số sản phẩm nước mắm đã có thương hiệu tại Phú Yên như Gành Đỏ, Long Thủy, Ông
Già, Bà Bảy, Mỹ Quang, Ba Na, Ngân Mỹ Á, Hải Yến …Món nước chấm đặc sản này vừa được Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể.
Được sự quan tâm sâu sắc và hỗ trợ tích cực của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, trong năm 2010 và năm 2011 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên đã triển khai dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Phú Yên”. Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá là xuất sắc.
Kết quả thực hiện dựán đã nói lên tầm quan trọng của việc triển khai Chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, tạo lập được uy tín của thương hiệu tập thể
trên thị trường và tạo được mô hình khả thi cho việc xây dựng và phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống đặc trưng có tiềm năng phát triển của
địa phương trong tương lai.
- Lớn mạnh nhờ đăng kí nhãn hiệu tập thể
Ông Đào TứXuyên, Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên, chủ nhiệm dự án cho biết, qua hai năm thực hiện, dự án đã hoàn thành các nội dung: định hình vùng sản xuất sản phẩm phục vụ dự án; đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yênđể bảo hộ sản phẩm, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể; xây dựng hệ thống công cụ quản lý, xây dựng
phương án khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nước mắmPhú Yên; tổ
chức hai điểm tiêu thụ, giới thiệu và phân phối sản phẩm nước mắmPhú Yên tại tỉnh Hưng Yên và Yên Bái; xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên...
Dự án cũng đã đạt mục tiêu đề ra, cho thấy nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên đã có được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo điều kiện tốt cho phát triển sản phẩm và kinh doanh ngày càng phát triển của các cơ
sởnước mắm trong tỉnh.
Ông Đào Tứ Xuyên cũng hồ hởi chia sẻ, nước mắmPhú Yên là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Nghề
làm nước mắmởPhú Yênđã hình thành hàng trăm năm.Nước mắmPhú
Yên được người dân sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hoặc chế biến ra nhiều món ăn hương vị thơm ngon. Nước mắmPhú Yên chẳng những là một loại nước
mắmđược nhiều người dân Việt Nam ở nhiều vùng miền tiêu dùng mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu,...
Bên cạnh đó, hàng năm, Phú Yên đón gần một trăm nghìn khách du lịch
viếng thăm các thắng cảnh sông núi Phú Yên. Ngoài nhu cầu thưởng ngoạn, du
khách còn có nhu cầu thưởng thức món ăn ngon và mua sắm đặc sản làm quà
tặng cho người thân. Nước mắmPhú Yên do đó đã trở thành một trong những
món ăn ngon mà du khách không thể không thưởng thức và là thứ quà tặng có ý
nghĩa cần mua trước khi ra về.
Đặc biệt, nhiều tên gọi và thương hiệu của các cơ sở sản xuất và buôn bán nước mắm của Phú Yên đã trở nên thân thuộc với người dân và du khách gần
xa như: Tân Lập, Ông Già, Bà Bảy, Mỹ Quang, Ba Na, Ngân Mỹ Á, Hải Yến, nước mắm Long Thủy, nước mắm Gành Đỏ, nước mắm Yến ... Sản phẩm nước mắm đặc trưng với một số loại nước mắm nhĩ sản xuất từ cá cơm,
hoặc một số loài cá khác có chất lượng tương đương.
Về khía cạnh của Hội Nghề cá, ông Biện Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho rằng: “Thông qua dự án, Hội nghề cá tỉnh đã nắm bắt được cách quản lý, điều hành và phát triển nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên. Việc triển khai thực hiện thành công dự án không chỉ tác động trực tiếp đến hội viên Hội Nghềcá, người sản xuất, kinh doanh tại Phú Yên, mà còn là bài học kinh nghiệm
cho các địa phương trong xây dựng và vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm khác tại Phú Yên”.
- Không ít khó khăn
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên cho Hội Nghề cá tỉnh, với thời gian bảo hộ 10 năm. Ông
Biện Minh Tâm cho biết: Trước mắt có 33 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm trong tỉnh được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể này, với cam kết thực hiện
các quy định về nhãn hiệu tập thể do Hội Nghề cá tỉnh quy định. Những doanh nghiệp, cơ sở muốn gắn nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên vào nhãn mác sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sởđó phải có đủđiều kiện do Hội Nghề cá tỉnh kiểm tra, xác nhận.
Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng là yêu cầu quyết định nhằm giữ uy tín
thương hiệu nước mắmPhú Yên trên thị trường. Muốn vậy, các cơ sở kinh doanh nước mắm cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chế biến, đóng chai và
bảo quản đã được thông qua. Sở KH-CN đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm theo dõi, nghiên cứu và tham gia trao đổi ý kiến, kinh nghiệm của cơ sở mình, cũng như những khó khăn đang gặp phải và
đề xuất các giải pháp nhằm giúp thương hiệu nước mắmPhú Yên trở thành một
thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ông Đào Tứ Xuyên cũng khẳng định, hiệu quả chính là nhờ sự lan tỏa, doanh thu cao nhờ sức mua tăng chứ không nhất thiết phải tăng giá sản phẩm. Qua khảo sát thị trường, nước mắmPhú Yên được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh, thành miền Nam. Nguyên liệu chế biến nước mắmPhú Yên từ cá cơm, cá nục hoặc một ít loại cá khác được đánh bắt tại vùng biển ngoài khơi Phú Yên. Muối
dùng để muối cá phải được sản xuất tại Phú Yên. Hầu hết các cơ sở sản xuất nước mắmPhú Yên sử dụng muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) để chế
biến nước mắm. Đây chính là nguyên liệu quý và ổn định để sản xuất nước mắmlâu dài. Còn ông Nguyễn Hồng Sơn, chủ hộ sản xuất nước mắm tại xã An Chấn (huyện Tuy An), thổ lộ: “Trước đây chúng tôi làm nước mắm rồi gánh bán khắp nơi, giờ đã có thương hiệu, mẫu mã chai lọ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... nên xuất bán cũng rất tự tin”.
Tuy nhiên, theo Ông Đào Tứ Xuyên thì nghề làm nước mắm đã phát triển mạnh, là nghề truyền thống của địa phương với hơn một trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất và buôn bán trên 20 triệu lít sản phẩm mỗi năm. Vì vậy, trong tương lai cần có sự liên kết xây dựng một thương hiệu chung (nước mắmPhú Yên), nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Bởi hiện nay sốlượng cơ sở, doanh nghiệp và tập thể khá nhiều không thể kiểm soát được các loại sản phẩm nước mắm đưa ra thị trường nếu không có nhãn hiệu chung trong tỉnh. Nhiều cơ sở không có điều kiện đăng ký phải dựa trên thương hiệu
khác để đưa sản phẩm ra thị trường gây thiệt hại cho cơ sở làm ăn chân chính và người lao động. Sản phẩm không có nhãn hiệu càng khó khăn tiêu thụ trong các hệ thống phân phối.
Vì vậy, năm 2010 và những năm tiếp theo tỉnh Phú Yên đối với sản phẩm làng nghề đặc sản và truyền thống là “Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm mẫu mã, nâng cao chất lượng đạt các tiêu chuẩn quy
định, xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương”.
Trong đó, thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể
nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường; chống hàng giả, hàng nhái; xây dựng và áp dụng trên thực tế mô hình quản lý nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên nhằm nâng cao uy tín của một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm. Góp phần đảm bảo đời sống người sản xuất và giữ
gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Một tin vui với tỉnh Phú Yên là hiện nay Hiệp hội nước mắm Phú Yên đang từng bước xác lập nhãn hiệu tập thểnước mắmPhú Yên ởnước ngoài. Mới đây, bà Fracesca Toso, chuyên gia cao cấp bộ phận phát triển tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có chuyến làm việc tại Phú Yên, khảo sát tình hình thực tế về nhu cầu phát triển, sản xuất nước mắmPhú Yên. Đây là căn cứđể
WIPO quyết định có lựa chọn hỗ trợ sản phẩm nước mắmPhú Yên đăng ký ra thị trường quốc tế hay không.